Hiểu đúng về cõi Tịnh phương Đông và cõi Tịnh phương Tây
Dược Sư Bản Nguyện Công Đức Kinh gồm có 7 bộ. Ngài Huyền Trang cầu pháp ở Ấn Độ đã thỉnh và dịch trọn vẹn tất cả sang tiếng Hán. Nguyên vì Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thương xót chúng sinh ác trược, chịu nhiều quả báo đau khổ nên nói cho biết về phương Đông có 7 vị Dược Sư Phật.
Mỗi vị đều có nguyện riêng. Tổng ý là chữa phiền não chướng, nghiệp chướng, báo chướng, khiến chúng sinh được an thân vui khỏe vĩnh viễn.
Chúng ta đã biết mỗi vị Bồ tát khi thành Phật đều có một thế giới riêng để giáo hóa tất cả những kẻ có duyên. Thế giới duy tâm cảm quả. Báo thân Phật do “Trí” hiện hành. Chúng ta lễ bái bảy danh diệu của Phật Dược Sư, chớ quên con đường Dược Sư, tự chữa bệnh cho mình, chữa bệnh cho chúng sinh, trước hết phải phát tâm Bồ đề cầu chứng ngộ. Sau tìm nhân tu cho liễu nghĩa. Như người làm ruộng phải lo chọn hạt giống. Người lập chí giác tỉnh phải y cứ Phật tính mà tu. Trợ duyên phát sinh trí tuệ là an tĩnh và Phật pháp. Đủ nhân đủ duyên quyết định viên mãn Bồ đề.
Thật ra không Phật và Bồ tát nào không chữa bệnh, không phải là thầy thuốc. Không Phật và Bồ tát nào không tiếp dẫn chúng sinh về cảnh an vui. Mà sao đạo Phật lại đặc biệt hướng về phương Đông cầu an, hướng về phương Tây cầu siêu? Trong khi kinh dạy chân tâm bản lai thường trụ bất động ở khắp mười phương, không hề riêng cuộc?
Đó là bởi cầu an hướng về phương Đông do mặt trời mọc nêu biểu sự sinh hoạt, cầu siêu hướng về phương Tây do mặt trời lặn nêu biểu sự tịch diệt. Trên sự thật thì quả đất xoay tròn đâu có Đông Tây. Mặt trời đứng trụ đâu có mọc lặn. Nhưng rõ ràng trong đời sống hiện tại của chúng ta vẫn có Đông Tây trong không gian, vẫn có mặt trời lặn rồi mọc để thành có hôm qua, hôm nay và ngày mai. Thời gian hư vọng nhưng vọng kiến của con người không thể thiếu một cái lịch để cùng nhau thỏa thuận về ngày, tháng, năm.
Vì khế cơ nên Đức Phật tùy theo cuộc đời sinh tử, xếp đặt giáo pháp có Đông có Tây, để chúng sinh động loạn có phương hướng quay về, an định tinh thần, dần dần giải thoát. Nhưng vẫn khế lý, mắt Phật thấy trong không gian vô tận có vô biên thế giới khổ vui đẹp xấu khác nhau. Đúng như sự thật Phật đã thấy, tương đối với trái đất của chúng ta, phương Đông có cõi Tịnh Lưu Ly, phương Tây có cõi Cực Lạc. Chúng ta học Phật nên nhận định cẩn thận cả hai pháp giới Sự và Lý. Chớ để nghi ngờ trong tâm, ngõ hầu mạnh mẽ thẳng tới vô ngại giải thoát.
(Trích ấn phẩm: “Kinh Dược Sư”
Việt dịch: HT. Thích Tuệ Nhuận
NXB Tôn giáo, 2010)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Pháp tu soi gương
Kiến thức 15:52 05/11/2024Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Xem thêm