Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống
Đã có gần 200 người chết, gần một vạn người mắc bệnh do virus Corona. Nhiều nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Một số nơi người dân rào làng chống dịch “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Hàng triệu người đã chạy trốn khỏi “thành phố chết chóc” này.
Những ngày này, cả thế giới xáo động trong thấp thỏm lo âu bởi dịch corona Vũ Hán. Thế nhưng, cũng trong thời điểm này đã và đang có hàng ngàn, hàng vạn người khác tự nguyện lao vào tâm dịch trực tiếp đối mặt với hiểm nguy để giành giật sự sống và tìm cách khống chế dịch bệnh.
Đó là các nhà khoa học, các thầy thuốc, “những sứ thần áo trắng” ở khắp nơi trên thế giới đang dồn về “tâm dịch” Vũ Hán.
Đây không phải lần đầu và chắc chắn không phải lần cuối họ làm việc này bởi dịch bệnh có bao giờ hết. Đã có nhiều và rất nhiều y, bác sĩ, hộ lý hi sinh trong cuộc chiến khó khăn, vất vả và nguy hiểm này. Thế nhưng, không có ai lùi bước.
Những ngày qua, trên nhiều tờ báo xuất hiện bức thư rất cảm động của Bác sĩ Tào Hiểu Anh, người hiện làm việc tại khu vực cách ly của Trung tâm điều trị bệnh truyền nhiễm tỉnh Hồ Nam gửi con trai.
Bức thư viết: "Con trai, đã bao giờ con nhìn vào ánh mắt cầu cứu của những bệnh nhân và gia đình họ chưa? Họ luôn nhìn mẹ để gửi trao niềm tin và sự khát khao sống. Mẹ hiểu được nỗi đau và sự tra tấn họ đang phải chịu đựng...
Mẹ yêu con 100%, nhưng thời gian của mẹ không thể dành cho con 100% được. Mẹ biết sự nguy hiểm trong công việc này, mẹ cảm nhận được nỗi đau và sự tra tấn của dịch bệnh. Mong muốn cả đời của mẹ là loại bỏ những điều đó.
Xin lỗi con trai, cuộc chia ly ngắn ngủi của chúng ta sẽ là tiếng cười của hàng triệu gia đình con à. Đây là điều mà những người bác sĩ như mẹ nên làm... Khi dịch bệnh giảm, mẹ hứa sẽ ở bên con nhiều nhất có thể. Mẹ tin con có thể hiểu, phải không?".
Được biết, Bác sĩ Tào Hiểu Anh vừa nghỉ hưu trước Tết Nguyên đán. Thế nhưng khi virus Corona bùng phát, với hơn 30 năm kinh nghiệm, bà quyết định ở lại để cùng các bác sĩ, y tá tại Trung tâm truyền nhiễm chiến đấu với dịch bệnh.
Nhớ lại cách đây 17 năm (2-2003), đại dịch SARS hoành hành tại nước ta. Bệnh viện Việt - Pháp được chọn làm trung tâm nghiên cứu và chữa trị. Một trong những bác sĩ hàng đầu trực tiếp khám và điều trị là Tiến sĩ Carlo Urbani.
Thật đau xót, trong quá trình cứu chữa, ông đã bị lây nhiễm căn bệnh này và đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 11 giờ 45 trưa 29-3-2003.
Sau 45 ngày, ngoài 6 thầy thuốc, đại dịch SARS được khống chế mà không một dân thường nào tử vong.
Giờ đây, tại một góc nhỏ nơi Bệnh viện Việt - Pháp, ít ai biết về cái miếu nằm lặng lẽ thờ 6 y, bác sĩ trong và ngoài nước đã mất trong cuộc chiến này.
Xin nghiêng mình trước sự hi sinh của những thầy thuốc đã, đang không quản thân mình để cứu giúp sự sống trên trái đất này. Sự hi sinh của họ là vô giá và lòng biết ơn của chúng ta cũng là vô tận. Ở ta những năm gần đây, có thể chỗ này, chỗ kia, người này, người khác một lúc nào đó quên đi Lời thề Hippocrates.
Song, vẫn còn đó hàng ngàn, hàng vạn những lương y như từ mẫu. Họ thực sự là “những sứ thần áo trắng” trên cõi nhân gian! Xin kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các thầy thuốc đã hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe và tính mạng con người.
Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống!
Theo quán niệm nhà Phật, sự hi sinh của các y, bác sĩ ngày đêm nghiên cứu, chữa trị cho các bệnh nhân trong cơn khủng hoảng của đại dịch Corona là vô uý thí. Người tu hạnh vô úy thí sẽ sẵn sàng nhảy xuống nước vớt người sắp chết chìm, nhảy vào lửa để cứu người sắp chết thiêu, xông vào đám cướp để cứu người lương thiện, đến gõ cửa công, để minh oan cho người vô tội và xem trọng đời người, giúp thay đổi đời người. Vô úy thí có giá trị rất lớn lao hơn cả pháp thí và tài thí, đây là 3 loại bố thí lòng tốt trong nhà Phật. Trong đó, pháp thí là đem lời hay, lẽ phải, những chân lý đúng đắn, những lời dạy quí báu của đức Phật để chỉ bày, khuyên bảo người khác. Tài thí là giúp người khác bớt túng thiếu về vật chất trong một thời gian, hay nhiều nhất là cứu giúp một đời người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: Chùa Đồng Linh tổ chức khám bệnh, tặng quà cho người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn
Gieo mầm thiện 15:30 24/11/2024Sáng ngày 23/11/2024 (23/10 năm Giáp Thìn) chùa Đồng Linh (xã An Thạnh Thủy) kết hợp công ty cổ phần dược phẩm Phúc Thiện (TP.Hồ Chí Minh) và trung tâm Y tế huyện Chợ Gạo, Hội chữ Thập đỏ huyện tổ chức khám bệnh, phát thuốc và quà cho cho người cao tuổi, bà con nghèo, các hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương
Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.
Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo
Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.
Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần
Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.
Xem thêm