Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 23/12/2019, 15:49 PM

Đạo Phật có thể giúp những người bị bệnh nặng hoặc bệnh nan y như thế nào?

Trong đạo Phật, chúng ta học được rất nhiều cách để xử lý bệnh tình của mình. Và hãy nhớ rằng điều trước tiên chúng ta cần làm là thực tập hơi thở và bước chân chánh niệm. Niềm vui, sự bình an sẽ giúp ngăn chặn bệnh hoặc mang đến sự an dịu và cho phép sự trị liệu xảy ra nhanh chóng.

 >>Hỏi đáp Phật pháp

Hỏi:  Kính bạch Thầy, cách đây 2 tháng, con phát hiện ra một khối u trong ngực, nhưng may mắn cho con, diễn biến của nó lành tính và không gây nguy hiểm chết người. Vào lúc đầu, con bị sốc rất nhiều và tự hỏi là: đạo Bụt có thể giúp những người bị bệnh nặng hoặc bệnh nan y như thế nào ?

Đáp: 

Sự thực tập hơi thở có ý thức, nhất là khi chúng ta thở sâu, có thể giúp cho phổi của chúng ta khỏe mạnh hơn. Và khi phổi của chúng ta khỏe mạnh hơn, chúng ta có thể đề kháng được những bệnh viêm nhiễm hay những điều tương tự như vậy. Hơi thở chánh niệm không những giúp cho phổi mà còn giúp cho mỗi tế bào trong cơ thể.

Sự thực tập hơi thở có ý thức, nhất là khi chúng ta thở sâu, có thể giúp cho phổi của chúng ta khỏe mạnh hơn.

Sự thực tập hơi thở có ý thức, nhất là khi chúng ta thở sâu, có thể giúp cho phổi của chúng ta khỏe mạnh hơn.

Bài liên quan

Tôi nhớ thời gian Việt Nam bị phân chia thành hai miền Nam, Bắc và mẹ tôi qua đời, khi đó tôi đã bị trầm cảm nặng. Bác sĩ không thể giúp gì được cho tôi, nhưng với hơi thở chánh niệm tôi đã vượt qua được hoàn cảnh đó. Vì vậy sự thực tập hơi thở có ý thức là một sự thực tập rất mầu nhiệm, nó có thể chữa trị rất nhiều chứng bệnh. Trong suốt thời gian bị trầm cảm, tôi đã thực tập hơi thở và bước chân chánh niệm.

Trong bệnh viện cũng vậy, tôi luôn tìm cách để có thể đi thiền hành mỗi ngày. Bất kỳ lúc nào có thể là tôi đều dành để đi thiền hành và thở. Đặc biệt là khi không khí trong lành và có chất lượng tốt thì việc thực tập hơi thở có thể giúp ích cho cơ thể rất nhiều. Khi chúng ta có một trục trặc nào đó trong thân mà chúng ta không biết làm gì, trong khi bác sĩ lại không nói cho chúng ta biết phải làm gì để xử lý vấn đề mà cơ thể đang gặp phải thì chúng ta phải biết rằng cái mà chúng ta có thể làm ngay lập tức là thực tập hơi thở có ý thức.

Bất kỳ lúc nào có thể là tôi đều dành để đi thiền hành và thở. Đặc biệt là khi không khí trong lành và có chất lượng tốt thì việc thực tập hơi thở có thể giúp ích cho cơ thể rất nhiều.

Bất kỳ lúc nào có thể là tôi đều dành để đi thiền hành và thở. Đặc biệt là khi không khí trong lành và có chất lượng tốt thì việc thực tập hơi thở có thể giúp ích cho cơ thể rất nhiều.

Hãy quay về với sự thực tập hơi thở, mỗi hơi thở là một sự trị liệu. Tôi tin chắc như vậy, đó là sự thực tập của tôi. Mỗi hơi thở là nuôi dưỡng. Mỗi hơi thở là trị liệu. Mỗi hơi thở không những có thể giúp cho phổi mà còn cho thận, gan và tất cả các tế bào trong cơ thể. Điều này rất rõ. Trong khi thiền hành, thiền tọa, chúng ta cần thực tập như thế nào để mỗi hơi thở vào là một niềm vui, mỗi bước chân đi là một niềm vui và chúng ta biết rằng mỗi hơi thở, mỗi bước chân đều có thể giúp cho sự trị liệu. Đối với tôi, đây là một điều chắc chắn.

Bài liên quan

Một điều quan trọng nữa là chúng ta không nên để cho năng lượng lo âu trấn ngự. Nếu chúng ta tưởng tượng quá nhiều và nghĩ rằng mình sẽ chết trong nay mai thì sẽ làm cho tình trạng càng tồi tệ hơn. Vì vậy lo lắng không có ích lợi gì cả. Có nhiều cách để giải quyết sự lo lắng của chúng ta. Bụt đã dạy về “mũi tên thứ hai”. Đây là một giáo lý rất hay. Bụt dạy rằng người bị trúng một mũi tên thì sẽ rất đau và khổ sở, nhưng nếu có một mũi tên thứ hai phóng tới và đâm ngay đúng vào vết thương đó thì nỗi đau khổ sẽ không chỉ tăng lên gấp đôi mà có thể tăng lên đến gấp mười lần. Vì thế chúng ta đừng để mình trúng mũi tên thứ hai.

Trong đạo Phật, chúng ta học được rất nhiều cách để xử lý bệnh tình của mình. Và hãy nhớ rằng điều trước tiên chúng ta cần làm là thực tập hơi thở và bước chân chánh niệm. Niềm vui, sự bình an sẽ giúp ngăn chặn bệnh hoặc mang đến sự an dịu và cho phép sự trị liệu xảy ra nhanh chóng.

Trong đạo Phật, chúng ta học được rất nhiều cách để xử lý bệnh tình của mình. Và hãy nhớ rằng điều trước tiên chúng ta cần làm là thực tập hơi thở và bước chân chánh niệm. Niềm vui, sự bình an sẽ giúp ngăn chặn bệnh hoặc mang đến sự an dịu và cho phép sự trị liệu xảy ra nhanh chóng.

Bài liên quan

Mũi tên thứ hai đó chính là sự lo lắng (về hoàn cảnh, về căn bệnh đó,…). Nếu chúng ta để cho giận dữ, lo lắng chiếm ngự trong ta thì chúng ta có thể sẽ đau khổ thêm gấp 100 lần. Đó là lý do tại sao chúng ta phải thực tập để những giận dữ, đau buồn, sợ hãi không làm chủ được ta. Những thứ đó chính là mũi tên thứ hai, rất độc hại. Vì vậy bằng hơi thở ý thức, bước chân ý thức, chúng ta sẽ nhìn sâu và nhận diện ra chân tướng của sự vật, sự việc. Đừng thổi phồng sự việc lên, nếu cần chúng ta có thể hỏi ý kiến một bác sĩ, một vị giáo thọ, một nhà tâm lý trị liệu… nhưng đừng bao giờ tưởng tượng và thổi phồng mọi thứ lên quá nhiều. Đó là mũi tên thứ hai.

Như vậy, có hai việc mà mỗi người trong chúng ta đều có thể nắm lấy và thực tập. Đó là trở về theo dõi hơi thở để xử lý những gì không ổn đang xảy ra trong thân tâm ta và đừng để cho mũi tên thứ hai đâm trúng.

Việc thứ ba là quán chiếu về sự sống và cái chết. Dù đang lâm bệnh vào giai đoạn cuối đi nữa, chúng ta đều có thể thực tập để luôn có được niềm vui. Bản chất của chúng ta là vô sinh, bất diệt. Khi nhìn vào một đám mây, chúng ta thấy rằng đám mây không thể nào chết đi. Đám mây có thể biến thành mưa, tuyết, băng hoặc thành sông, thành cây cối chứ không thể trở thành không có gì. Một đám mây có thể biểu hiện dưới hình tướng một cơn mưa, hay một dòng sông…

Hãy quay về với sự thực tập hơi thở, mỗi hơi thở là một sự trị liệu.

Hãy quay về với sự thực tập hơi thở, mỗi hơi thở là một sự trị liệu.

Chúng ta có thể thay đổi hình thức biểu hiện nhưng chúng ta không thể chết đi. Khi một người đang đối diện với giai đoạn cuối của căn bệnh, nếu người đó được một vị thầy hướng dẫn cách thiền quán như vậy thì người đó sẽ không còn sợ chết nữa bởi vì người đó hiểu rằng mình sẽ được biểu hiện trở lại trong những hình thức khác.

Vì vậy trong đạo Bụt, chúng ta học được rất nhiều cách để xử lý bệnh tình của mình. Và hãy nhớ rằng điều trước tiên chúng ta cần làm là thực tập hơi thở và bước chân chánh niệm. Niềm vui, sự bình an sẽ giúp ngăn chặn bệnh hoặc mang đến sự an dịu và cho phép sự trị liệu xảy ra nhanh chóng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Bạn phải là người đủ đầy trước

Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024

Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?

Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024

Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?

Xem thêm