Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 04/04/2022, 09:07 AM

Hộ niệm và tu tập hàng ngày pháp nào quan trọng hơn?

Gần đây, lúc bà tôi sắp mất được đạo tràng hộ niệm. Những người tham gia hộ niệm nói, lúc gần mất có nhiều thế lực lôi kéo, rất dễ đi lạc vào ác đạo, cho dù lúc sinh tiền họ sống tốt. Tôi muốn hỏi vậy thì việc hộ niệm quan trọng hơn tu tập hàng ngày hay sao?

Hỏi: 

Tôi là Phật tử, rất tin tưởng Phật pháp. Gần đây, lúc bà tôi sắp mất được đạo tràng hộ niệm. Những người tham gia hộ niệm nói, lúc gần mất có nhiều thế lực lôi kéo, rất dễ đi lạc vào ác đạo, cho dù lúc sinh tiền họ sống tốt. Tôi muốn hỏi vậy thì việc hộ niệm quan trọng hơn tu tập hàng ngày hay sao? Những người sống tốt nhưng không được hộ niệm khi gần mất vẫn bị đọa ác đạo sao? Nhân tiện, tôi xin hỏi cha mẹ tôi là người lương thiện, nhưng vì mưu sinh vẫn chưa thể tìm hiểu sâu và thực hành đúng Phật pháp. Như vậy có đúng đạo lý nhà Phật chưa hay phải tu tập thêm thì mới tái sinh đường lành? Làm người tốt là chưa đủ phải không?

(NGỌC DIỄM, htnd...094@gmail.com)

Đáp: 

Bạn Ngọc Diễm thân mến!

Hộ niệm là pháp tu quan trọng của Phật giáo, trợ duyên lành tạo ra cận tử nghiệp tích cực cho người sắp mất đồng thời giúp người tham gia hộ niệm cơ hội quán chiếu sâu sắc thân phận sinh lão bệnh tử của con người, tu tập chánh niệm tinh tấn hơn.

Đời này gắn bó với Tam bảo sống tốt, đời sau cũng nương theo Tam bảo để tiếp tục hướng thiện, tu tập cho đến ngày thành tựu giải thoát.

Đời này gắn bó với Tam bảo sống tốt, đời sau cũng nương theo Tam bảo để tiếp tục hướng thiện, tu tập cho đến ngày thành tựu giải thoát.

Hộ niệm, hộ có nghĩa là giúp đỡ, trợ duyên; niệm là nhớ nghĩ, giữ vững chánh niệm. Cụ thể, chư Tăng cùng đạo tràng đến bên người sắp mất nhất tâm niệm Phật (niệm danh hiệu Phật, niệm ân đức Phật bảo) và khai thị. Người sắp mất nương theo hùng lực niệm Phật của đạo tràng mà niệm theo, giữ vững chánh niệm. Mặt khác, nhờ thuyết pháp khai thị nên người sắp mất biết sám hối lỗi lầm, nhớ lại các việc tốt đã làm, xả buông tất cả những gì cần buông xả. Ngay đó, người sắp mất ra đi với cận tử nghiệp thiện lành, tất yếu được tái sinh vào tịnh cảnh.

Pháp tu hộ niệm, trợ duyên cho người hấp hối được Đức Phật thuyết giảng, đại chúng đã thực hành có hiệu quả tích cực trong thời Thế Tôn còn tại thế và được duy trì cho đến ngày nay.

Khi ‘người tham gia hộ niệm nói, lúc gần mất có nhiều thế lực lôi kéo, rất dễ đi lạc vào ác đạo, cho dù lúc sinh tiền họ sống tốt’ có nghĩa là việc sống tốt, tu tập hàng ngày rất quan trọng nhưng lúc lâm chung vẫn rất cần hộ niệm của đại chúng để trợ duyên thêm. Cố nhiên, người nào tu tập tốt, thành tựu giải thoát hoặc giữ vững chánh niệm đến lúc lâm chung thì họ tự biết đường đi, không cần hộ niệm. Còn người hàng ngày sống tốt (có đạo đức) là điều quý hóa, nhân nào thì quả nấy làm sao đọa lạc được. Tuy vậy, không được hộ niệm là một thiệt thòi vì cận tử nghiệp rất mạng mẽ, mang dư báo nhiều đời và có biểu hiện rất khó lường.

Thành ra, căn bản vẫn là tu tập chuyển nghiệp, tích lũy công đức phước báo trong đời sống hàng ngày. Khi lâm chung được đại chúng hộ niệm thêm nữa lại càng hay. Cả hai đều quan trọng cho việc tạo ra thiện nghiệp để kiến lập một xu hướng tái sinh tích cực. Hộ niệm có hiệu ứng tạo ra cận tử nghiệp tốt nhưng kết quả này phải dựa trên nền tảng tu tập hàng ngày. Nghiệp lực (thiện hoặc ác) rất mạnh mẽ, nếu không có nền tảng tu tập tốt hoặc chưa từng gieo nhân với Tam bảo thì sự hộ niệm vẫn lợi ích nhưng khó có kết quả như ý.

Cha mẹ của bạn biết sống lương thiện là rất tốt nhưng đó mới là điều kiện cần. Điều kiện đủ là ngoài việc sống tốt, cần phát tâm quy y Tam bảo, giữ năm giới, tu niệm, tích phước…, thanh tịnh ba nghiệp. Chính việc quy hướng và tin sâu vào Tam bảo sẽ là kim chỉ nam soi đường cho người Phật tử không đi lạc ra khỏi Thánh đạo. Đời này gắn bó với Tam bảo sống tốt, đời sau cũng nương theo Tam bảo để tiếp tục hướng thiện, tu tập cho đến ngày thành tựu giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Xem thêm