Hội đồng Phật giáo New York (Buddhist Council of New York), một hiệp hội của tự viện Phật giáo và các tổ chức Phật giáo đa dạng và quốc tế, tổ chức cuộc thiền định và cầu nguyện chung có tên “Chúng ta cùng nhau” vào ngày Martin Luther King, Jr. (16/01/2017). Sự kiện này gồm có thiền định, tụng kinh và những bài phát biểu của lãnh đạo các nhóm tôn giáo địa phương, diễn ra tại tượng Gandhi ở Công viên quảng trường Đoàn kết, New York.
Phật tử của tất cả các truyền thống và thực hành cùng tham gia ngày “Chúng ta cùng nhau” này đến từ Hoa Kỳ và các khu vực khác, bao gồm Bangladesh, Miến Điện, Cam Bốt, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Tích Lan, Đài Loan, Thái Lan, Tây Tạng, Việt Nam.
Hội đồng Phật giáo New York có sứ mạng thúc đẩy đối thoại, hợp tác và đoàn kết trong cộng đồng Phật giáo tại khu vực thành phố New York.
Hội đồng Phật giáo cũng giới thiệu cuộc thiền định thành phố New York thường niên để quảng bá thiền định sơ cấp, và diễn đàn Phật giáo thường niên về các sự kiện hiện tại có liên quan đến phật tử tại địa phương.
Giữa sự gia tăng bạo lực, thiên vị tôn giáo và phân biệt chủng tộc trong xã hội Hoa Kỳ, Hội đồng Phật giáo New York đã quyết định tụ tập để thể hiện thông điệp của lòng từ bi và hòa bình vào ngày đặc biệt của Tiến sĩ Martin Luther King, người dẫn đầu trong phong trào Nhân quyền bằng một thông điệp bất bạo động. Bất bạo động đã được minh chứng bởi Thánh Mahatma Gandhi, và đã được thực hành trong truyền thống Phật giáo.
Rev. T. Kenjitsu Nakagaki, Chủ tịch Hội đồng Phật giáo ở New York cho biết: “Điều quan trọng là để giữ trong tâm trí của chúng ta những di sản của Tiến sĩ Martin Luther King, cụ thể là không bạo lực, hành động của hòa bình và lòng từ bi”.
Iman Muhanmad Shabidullah, Chủ tịch Trung tâm Interfaith New York (ICNY) nói: “Mặc dù chính sách của tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đặt nhiều áp lực lên các cộng đồng Hồi giáo, tôi rất lạc quan bởi vì các cộng đồng Hồi giáo đang tham gia, và làm việc cùng với anh chị em chúng tôi trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi, cộng đồng Latino, cộng đồng người Do Thái, và ngày hôm nay với bạn bè Phật giáo của họ để chiến đấu chống lại các chính sách đó".
Chư tôn đức tăng già Phật giáo các truyền thống hệ phái khác nhau, bao gồm cả truyền thống Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) như Thái Lan, Sri Lanka, truyền thống Đại thừa Phật giáo như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, và truyền thống Phật giáo Mật tông Kim Cương thừa như Tây Tạng và Mông Cổ, đã cùng nhau thiền định, cầu nguyện và chúc phúc cát tường cho hòa bình và hòa hợp.
Khi buổi lễ đã kết thúc, tất cả những người tham gia, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo, tuổi tác, chủng tộc, giới tính, cùng nắm tay nhau và tham gia tiếng nói chung trong lời cầu nguyện cho sự hợp nhất.
Sự kiện thiền định, cầu nguyện chung đã chứng minh các ý tưởng của lòng trắc ẩn liên quan đến các tín ngưỡng khác nhau như Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Phật giáo và là thế nào để mỗi tôn giáo có thể phục vụ đoàn kết các cá nhân và mang lại hòa bình cho thế giới, truyền đạt một thông điệp mạnh mẽ, mặc dù khác nhau trong niềm tin tôn giáo, chúng tôi là một gia đình khi nói đến tình bác ái và tâm từ bi.
Vân Tuyền (Nguồn: Buddhist Councilny)