Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hoa sen trong Phật giáo

Hoa sen là vật trang nghiêm thường thấy của Tịnh thổ Phật quốc. Trong đó được mọi người biết nhiều nhất, chính là hoa sen của thế giới Cực Lạc.

Hoa sen là vật trang nghiêm thường thấy của Tịnh thổ Phật quốc. Trong đó được mọi người biết nhiều nhất, chính là hoa sen của thế giới Cực Lạc.

Hoa sen của Cực Lạc Tịnh thổ, được sinh trưởng trong Bát công đức thủy của ao Thất Bảo, hoa sen trong ao đó lớn như bánh xe và có các màu sắc khác nhau như xanh, vàng, đỏ, trắng… với tư thế vi diệu, hương thơm ngào ngạt, trong trẻo.

Trong bộ “Tu Trì A Di Đà Phật Tịnh Thổ Pháp Môn” ghi rằng, hành giả tu trì pháp môn Tịnh thể khi lâm chung, thường có thể cảm được Phật và Bồ Tát tay bưng đài sen đến tiếp dẫn.

Trong kinh Phật, thường xuyên dùng hoa sen để ví dụ cho sự thù thắng của Pháp môn, trong đó nổi tiếng nhất chính là “Diệu Pháp Liên Hoa kinh”, dùng hình tượng hoa sen mọc lên từ trong bùn đất vẫn không bẩn dơ, để ví dụ cho sự thù thắng của “Pháp Hoa kinh” nơi Ta Bà thế giới. Còn về mặt giáo nghĩa, lại cũng dùng Liên Hoa tam dụ để chỉ rõ tông chỉ của Pháp Hoa kinh.

Hoa sen là vật trang nghiêm thường thấy của Tịnh thổ Phật quốc.

Hoa sen là vật trang nghiêm thường thấy của Tịnh thổ Phật quốc.

Ngoài ra, Thai Tạng giới của Mật giáo, cũng lấy hoa sen để ví dụ cho sự khai mở tâm liên của chúng sinh, dùng Trung đài bát diệp viện để tượng trưng cho tâm của chúng sinh cũng là Mạn Đà La của chư Phật.

Do đặc tính sinh trưởng của hoa sen, nên thường xuyên được dùng để ví dụ sự thanh tịnh, tôn quí… là những tượng trưng của sự chính diện quang minh. Kinh “Trường A Hàm” coi hoa sen thanh thuần trên mặt nước, để ví với bậc thánh giả đã siêu thoát khỏi sự nhiễm bẩn của thế gian, hoặc coi hình ảnh những giọt nước từ hoa sen nhỏ xuống ví với sự biến mất của u sầu.

Ở Ấn Độ, hoa sen cũng được xem như tượng trưng cho các vị thần. Thánh địa nơi đức Thích Tôn thành đạo, đại tháp phía bên phải của Bồ Đề Già Gia, có đặt các thạch đài hình hoa sen. Các đài sen này theo truyền thuyết có nguồn gốc: sau khi đức Thích Tôn thành đạo, khi ngài đi kinh hành, các hoa sen này nở ra theo từng bước chân ngài.

Trong bộ “Vô Lượng Thọ kinh” ghi rằng: Bảo Liên Hoa của thế giới Cực Lạc có bách thiên ức cánh sen, từ các cánh sen phát ra vô lượng quang minh, từ trong mỗi một tia sáng đó xuất hiện vô lượng vị Phật. Trong “Đại A Di Đà kinh” ghi, chúng sinh của thế giới Cực Lạc, đều được hóa sinh trong hoa sen.

Vũ trụ quan của Phật giáo có quan hệ mật thiết với hoa sen. Trong “Hoa Nghiêm Thế Giới phẩm” bộ “Hoa Nghiêm kinh” ghi, Hoa Tạng Trang Nghiêm Thế Giới hải của Tỳ Lô Giá Na Như Lai, an trú trong hoa sen của Hương Thủy Hải, đất đai nơi đó có vô tận hương thủy hải, cấu thành thế giới tầng tầng vô tận.

Trong các kinh điển nguyên thủy, thường dùng hoa sen để ví với các bậc thánh, còn trong Phật giáo Đại thừa, hoa sen thường tượng trưng cho cho Bồ Tát.

Ví dụ trong bộ “Duy Ma Cật sở thuyết kinh” ghi rằng, ví như ở cao nguyên, lục địa không bao giờ hoa sen mọc, mà nó được mọc ra từ trong bùn lầy ẩm thấp, điều đó cũng ví như người kiến pháp vô vi mà nhập chính vị, luôn luôn không sinh Phật pháp, chỉ có trong bùn nhơ của phiền não, cũng tức là chỉ có trong chúng sinh, mới có thể sinh khởi Phật pháp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nói với Phật

Phật pháp và cuộc sống 10:37 15/11/2024

Tôi đã từng là một người chạy theo tham vọng. Mỗi ngày, tôi vùi đầu vào công việc, luôn tin rằng hạnh phúc và thành công chỉ có thể đến từ tiền bạc và địa vị. Cuộc sống cứ trôi qua như một dòng chảy hối hả, không chờ đợi ai, và càng lao về phía trước, tôi lại càng thấy mình kiệt quệ.

Đi chùa sám hối?

Phật pháp và cuộc sống 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo

Phật pháp và cuộc sống 14:11 14/11/2024

Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.

Truyện ngắn: Điều hạnh phúc nhất

Phật pháp và cuộc sống 13:50 14/11/2024

Bé Sony đã ngủ từ lâu. Nằm trên giường, môi con mím lại, chúm chím, trông đáng yêu vô cùng.

Xem thêm