Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 16/09/2022, 09:48 AM

Hoà thượng Danh Nhưỡng: Biểu tượng sáng ngời của Phật giáo Nam tông Khmer

Hòa thượng Agga Maha Saddhamma Jotika Dhaja Ñānadhammo Danh Nhưỡng, hạ sinh vào ngày 07 tháng 6 năm 1929 trong một gia đình trung nông theo đạo Phật tại xóm Khlang Thị trấn Minh Lương, tỉnh Kiên Giang với 09 người anh em chung một bào thai từ song thân là cụ ông Danh Xê và thân mẫu là cụ bà Thị Lê

Sinh ra trong một gia đình Phật tử thuần thành, nhiều đời kính tin Tam bảo nên Hòa thượng đã sớm tiếp xúc với giáo lý đạo Phật và cách tu tập của đồng bào Phật tử Khmer Nam Bộ. Trong hoàn cảnh của một gia đình đông con, với trách nhiệm của người huynh trưởng, ngài không quãng nhọc nhằn, sớm khuya cùng cha mẹ lao động trên ruộng đồng để chăm lo nuôi dạy các em nên người.

Nhờ thiện căn gieo trồng từ thuở nhỏ nên năm 16 tuổi ngài phát tâm xuất gia thọ giới Sadi với Hòa thượng Suvanna Dhamma Tăng Sanh tại chùa Suvannaransī Khlang Ông tỉnh Kiên Giang.

Từ năm 1940 đến năm 1944, ngài học chữ Khmer tại chùa Suvannaransī  Khlang Ông. Tháng 7 năm 1949, ngài thọ giới Tỳ khưu tại giới đàn chùa Suvannaransī Khlang Ông với sự tế độ của Hòa thượng Suvanna Dhamma Tăng Sanh là vị sư trụ trì chùa và hai vị Yết Ma là Đại đức Danh Neang và Đại đức Danh Dện. Từ năm 1950 đến 1969, ngài theo học chữ quốc ngữ, học đệ I Kinh Luận giới và chữ Pali.

4d95de23-dsc05797-1920x1280

Cả đời của Hòa thượng hết lòng vì đạo pháp vì dân tộc vì con em đồng bào dân tộc Khmer nên ngài chuyên tâm tu hành, phạm hạnh thanh tịnh, tham nhập tam tạng, tận tâm tận lực hoằng dương chánh pháp, phụng sự chúng sanh không mệt mỏi. Sự nghiệp của ngài gắn liền với sự phát triển của Sư sãi và đồng bào phật tử nam tông Khmer. Với trí tuệ và đức hạnh lớn cùng với sự cống hiến và hy sinh cao cả của ngài với đạo pháp và dân tộc nên ngài đã được tín nhiệm suy cử vào nhiều chức vị như sau:

– Năm 1976:  Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang, Hội Trưởng Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang.

– Năm 1977: Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang,  Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Khóa I.

–  Năm 1981: tham gia Hội đồng Nhân dân Tỉnh khóa II.

– Từ ngày 4 đến 7 tháng 11 năm 1981: tại Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam, tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, Trưởng lão Hoà thượng là thành viên Hội đoàn kết sư sãi yêu nước khu Tây Nam bộ thành viên sáng lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngài được suy tôn ngôi vị thành viên Hội đồng Chứng Minh, suy cử Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

– Năm 1982: Tại hội nghị đại biểu thống nhật Phật giáo tỉnh Kiên Giang, Hoà thượng được suy cử Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang.

– Năm 1987: Ủy viên Hội đồng Trị sự trong Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ I (nhiệm kỳ 1987 – 1992).

– Năm 1992: Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó ban Thường trực Ban Tăng sự, Phó ban Giáo dục Tăng Ni, Phó ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

– Từ năm 2002 đến nay: Phó Pháp Chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng Minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại biểu quốc hội khóa XI (nhiệm kỳ 2002 – 2007) và khóa XII (nhiệm kỳ 2007 – 2011), Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ VN nhiệm kỳ khoá IV, V, VI, VII, VIII; Ủy viên Hội đồng Tư vấn Dân tộc của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa V, VI, VII.

– Từ năm 2006 đến nay: Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer.

– Năm 2014:  Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2014-2019); Đại hội Đại biểu Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Kiên Giang lần thứ VI nhiệm kỳ (2014-2019), hòa thượng tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội.

Hòa thượng Danh Nhưỡng luôn đồng hành cùng sư sãi và đồng bào Khmer ngài ân cần quan tâm từng chi tiết cuộc sống của đồng bào. Trong những chuyến đi thuyết giảng phật pháp ngài luôn lồng ghép và chú trọng hướng dẫn bà con tăng gia sản xuất phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững.

Ngài luôn nhắc nhở bà con hãy chăm lo tăng gia sản xuất đồng thời cố gắng trau dồi và vận dụng các kiến thức khoa học vào trong phát triển kinh tế hộ gia đình và tiến xa thêm trong Phum sóc.

Ngoài việc tuyên truyền ngài còn cụ thế hóa tại các chùa phật giáo nam tông Khmer điển hình là các chùa ở Kiên Giang. Ngài vận động các vị sư sãi lên liếp trồng rau sạch để phục vụ thực phẩm hằng ngày đồng thời cung ứng tiếp tế cho bà con bổn sóc những lúc khó khăn.

Ngài Hòa thượng rất chú trọng tới công tác giáo dục nên ngài thường kiểm tra xuyên suốt và bất thường việc dạy và học của các sư, phật tử ở các chùa và trong các Phum sóc. Đồng thời ngài sẵn sàng hỗ trợ con em đồng bào các suất học bổng để tiếp bước đến trường. Đáng lưu tâm hơn nữa là Ngài đã hiến 3 ha đất ruộng là tài sản riêng của bản thân để cúng dường đến Tăng đoàn, Trường Pali – KLG tỉnh Kiên Giang làm phương tiện sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu thực tiễn của Nhà trường. Ngài từng dạy răng “Học là học suốt đời học để giúp ta và giúp người, giúp dân tộc và đất nước phồn vinh”.

Theo Hoà Thượng Danh Đổng –Trưởng ban Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang nhận định:

‘ Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng là một vị danh Tăng bậc nhất của Phật giáo Nam tông Khmer, ngài hết lòng vì đạo pháp, dân tộc và vì con em Sư sãi cùng đồng bào Khmer. Ngài luôn kề vai sát cánh bên con cháu của ngài những vị sư, những người phật tử thuần thành của hệ phái. Hòa thượng đáng là một vị ân sư khả kính của môn đồ tứ chúng, một cội tòng lâm thạch trụ của Giáo hội phật giáo Việt Nam nói chung và phật giáo Nam tông Khmer nói riêng. Trụ xứ trong một ngôi chùa đơn sơ cổ kính mang tên Láng Cát ngài vẫn âm thầm ẩn tu nghiêm trì giới luật thực hành giáo pháp của Như lai hồng mang lại hạnh phúc cho tứ chúng. Dù xã hội văn minh hiện đại khoa học kỷ thuật ngày càng phát triển nhưng ngài vẫn ẩn mình để thực hành giáo lí với cách sống đơn sơ mộc mạc giản dị hợp với lòng tinh tấn trên con đường Phật đạo đã vạch định. Ngài đã thắp lên ngọn đèn trí tuệ đẩy lùi vô minh cho bao thế hệ, khai sáng thân tâm biết bao cuộc dời, đổi thay biết bao số phận nghiệt ngã tưởng chừng đã buông xuôi. Nhưng với tấm chân tình của ngài đã dìu dắt được biết bao nhiêu cảnh ngộ đáng thương như trên. Từ thuở đồng chân nhập Đạo, Ngài một lòng tinh tấn tu hành, một lòng vì đồng bào dân tộc nên dù lúc gian nan trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước hay khi được Giáo hội suy tôn ngôi vị Phó Pháp chủ tối cao, Ngài vẫn một lòng sống cảnh giản dị chân chất của một nhà Sư Khmer đượm chất Nam Bộ. Những nghĩa cử cao đẹp của ngài là những hơi thở duy trì mạng mạch Phật pháp của cha ông. Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng thường huấn thị chúng tôi rằng “Vạn vật sinh sôi nảy nở nhờ tứ đại, Dân tộc trường tồn mãi nhờ sự đoàn kết”  chính vì thế toàn Tăng tín đồ chúng ta quyết tâm tu hành thực hành giáo lí hoạt động đúng Chánh pháp và quy định của pháp luật để xứng với phương châm sống tốt đời đẹp đạo. Đặc biệt trước lúc từ bỏ tấm thân ngủ uẩn để về hầu Phật ngài đã nhắn nhủ lại ba điều sau: Toàn Tăng tín đồ hãy đoàn kết một lòng trên dưới hòa thuận dựng xây phật pháp và quê hương giàu đẹp; Tập trung mở các Trường lớp dạy Tiếng Khmer, Pali và Giáo lí Kinh Luận giới các cấp để duy trì mạng mạch phật pháp; Vận động tín đồ hăng hái tăng gia sản xuất, áp dụng khoa học kỷ thuật vào trong sản xuất kinh doanh để làm cơ sở thoát nghèo bền vũng làm giàu chính đáng để làm hành trang hỗ trợ Tăng đoàn sau này…” Đó là những kim ngôn cao quý tài sản có giá trị của ân sư đã để lại cho chúng tôi.

34e1f3c2-dsc05798-1920x1280

Cuộc đời, sự nghiệp của Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng đã để lại một dấu ấn cho hàng hậu thế chúng ta noi theo. Với sự cống hiến cao thượng của ngài cho Đạo pháp và dân tộc nên ngài đã được Đảng, Nhà nước và Mặt trận đã trao tặng Ngài Huân chương Kháng chiến hạng ba, Huân chương độc lập hạng nhất, nhì và hai huy chương Vì Sự nghiệp Dân tộc và nhiều Bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận, Ủy ban Dân tộc Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đặc biệt, khâm phục và thành kính trước những cống hiến cao cả của ngài cho sự nghiệp duy trì mạng mạch Phật pháp nên vào ngày ngày 19 tháng 03 năm 2011 Chính phủ nước cộng hòa Myanmar và Hội đồng Tăng già Myanmar đã kính dâng ngài Bằng Tiến sĩ danh dự và phong tặng tước hiệu Agga Maha Saddhamma Jotika “Tối thượng chiếu quang chính pháp sư”.

Ngài đáng là một tấm gương sáng cho hàng hậu lai chúng ta nghiên mình kính cận noi theo, cùng với nhịp đập bởi sự phát triển của xã hội, sự phồn vinh văn minh của thế giới chúng ta mãi mãi vẫn còn khắc sâu những tấm chân tình, những hình ảnh thắm đượm biết bao những hoài niệm về ngài một vị danh Tăng xuất chúng của đồng bào Khmer Nam Bộ với danh xưng nghe gần gủi thân thương và trìu mến nhưng không kém phần khả kính “ Kun Pro Thean”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức

Tăng sĩ 10:30 01/11/2024

Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60

Tăng sĩ 09:39 07/10/2024

Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tăng sĩ 14:27 02/10/2024

Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...

Trung ương Giáo hội tưởng niệm Tiểu tường Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn

Tăng sĩ 23:58 20/09/2024

Sáng 20/9, Trung ương Giáo hội và Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer trang nghiêm tưởng niệm một năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, tại chùa Cần Đước (tỉnh Sóc Trăng).

Xem thêm