Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN viên tịch
Do niên cao lạp trưởng, Trưởng lão Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 10 giờ 45 phút, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (ngày 10 tháng 10 năm Mậu Tuất) tại chùa Hưng Phước, số 540/23 đường Cách mạng tháng 8, phường 11, quận 3, Tp.Hồ Chí Minh.
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 11 năm 2018 |
Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN;
Do niên cao lạp trưởng, Trưởng lão Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 10 giờ 45 phút, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (nhằm ngày 10 tháng 10 năm Mậu Tuất) tại chùa Hưng Phước, số 540/23 đường Cách mạng tháng 8, phường 11, quận 3, Tp.Hồ Chí Minh.
+ Trụ thế: 86 năm
+ Hạ lạp: 66 năm
Lễ nhập kim quan: Chính thức cử hành vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 16 tháng 11 năm 2018 (ngày 10 tháng 10 năm Mậu Tuất).
Kim quan: Tôn trí tại chùa Hưng Phước, phường 11, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Lễ viếng bắt đầu: Vào lúc 08 giờ 00, ngày 17 đến hết ngày 21 tháng 11 năm 2018 (từ ngày 11 - 15 tháng 10 năm Mậu Tuất).
TM. BAN THƯỜNG TRỰC HĐCM, HĐTS GHPGVN BAN TRỊ SỰ GHPGVN TP. HỒ CHÍ MINH, TỈNH BẾN TRE MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ (đã ký) Hòa thượng Thích Thiện Nhơn |
I. XUẤT THÂN:
II. QUÁ TRÌNH TU HỌC:
Năm 1951, Trưởng lão Hòa thượng đăng đàn thọ giới Sa di tại chùa Bạch Liên, Tân Thạnh, Rạch Miễu, Mỹ Tho.
Năm 1953, Trưởng lão Hòa thượng đăng đàn thọ giới Cụ túc tại chùa Pháp Liên, Cần Giuộc, Long An.
Trưởng lão Hòa thượng đã được gia đình giáo dục tinh thần yêu nước nên Ngài đã sớm giác ngộ Cách mạng, tích cực tham gia hoạt động bí mật và công khai trong lòng chế độ Sài Gòn, ủng hộ phong trào Cách mạng bằng tinh thần Bồ tát, bằng chính trái tim và tâm hồn của người dân nước Việt.
Năm 1960, Trưởng lão Hòa thượng được Giáo hội Tăng già Nam Việt phân công chính thức là thành viên Giảng sư đoàn, thuyết giảng Phật pháp tại hầu hết các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ.
Năm 1961 – 1963, Trưởng lão Hòa thượng được Giáo hội bấy giờ điều động làm Tổng Thư ký Giáo hội Tăng già Nam Việt tỉnh Bến Tre; bổ nhiệm làm Giám đốc kiêm Giáo thọ sư Phật học đường Viên Minh, Hiệu trưởng trường tư thục Bồ Đề tỉnh Bến Tre, trụ trì chùa Viên Minh; tham gia thuyết giảng Phật pháp tại Việt Nam Quốc tự.
Suốt thời gian này, Trưởng lão Hòa thượng tiếp tục liên hệ chặt chẽ với Thị ủy Bến Tre để vận động quần chúng Phật tử đấu tranh chính trị với chế độ Sài Gòn, như chống càn, chống bắn phá bừa bãi, đấu tranh đòi hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc v.v…; làm Trưởng ban Giảng huấn miền Tây Nam phần; tham gia Uỷ ban Liên phái bảo vệ Phật giáo đòi bình đẳng tôn giáo, bị chế độ Ngô Đình Diệm bắt giam tại Rạch Cát, quận 7, Sài Gòn đến ngày 20/8/1963 được trả tự do.
Năm 1964 – 1968, Trưởng lão Hòa thượng được suy cử chức vụ Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tỉnh Kiến Hòa (nay là tỉnh Bến Tre). Giai đoạn này, Trưởng lão Hòa thượng tiếp tục cùng những người yêu nước tỉnh Bến Tre đấu tranh đòi hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước với chế độ Sài Gòn, tích cực ủng hộ cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mâu Thân, vận động nhân sĩ, trí thức tham gia Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Năm 1969 – 1971, để bảo vệ lực lượng, tổ chức Cách mạng và Giáo hội bấy giờ điều động Trưởng lão Hòa thượng sang tỉnh Sa Đéc hoạt động. Trưởng lão Hòa thượng được suy cử Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tỉnh Sa Đéc. Tại đây, Ngài thành lập trường tư thục Bồ Đề và làm Giám học; Ngài tiếp tục hoạt động cách mạng bằng các hình thức vận chuyển thuốc men cho cách mạng, đưa người từ nội thành ra chiến khu và ngược lại v.v…
Năm 1972 – 1975, giai đoạn này Hiệp định Paris về hòa bình Việt Nam được ký kết, nhưng chính quyền Sài Gòn không thực thi. Trước tình hình đó, tổ chức Cách mạng và Giáo hội điều động Trưởng lão Hòa thượng từ Sa Đéc về Sài Gòn đảm nhận nhiệm vụ mới. Khi về Sài Gòn, Ngài được suy cử Chánh Đại diện GHPGVNTN quận 2, Tổng vụ Cư sĩ, Tổng Thư ký Tổng vụ xã hội, Vụ trưởng Hội đoàn chuyên nghiệp Phật tử để trực tiếp và lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng yêu nước trong đô thành Sài Gòn. Để có cơ sở hoạt động, Trưởng lão Hòa thượng xây dựng chùa Quảng Hương tại đường Ngô Tùng Châu, quận 2, Sài Gòn (nay là đường Lê Thị Riêng, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh). Bấy giờ, Trưởng lão Hòa thượng tham gia các phong trào yêu nước khác như làm Cố vấn tổ chức nhân dân đòi thi hành Hiệp định Paris, Cố vấn Uỷ ban bảo vệ quyền lợi người lao động. Trưởng lão Hòa thượng thành lập Mặt trận Nhân dân cứu đói do Ngài làm Chủ tịch để trực tiếp đấu tranh với chế độ Sài Gòn. Mặt trận Nhân dân cứu đói là một lực lượng mạnh có mặt đều khắp các tỉnh, thành miền Nam bấy giờ.
Năm 1976, bầu cử Quốc hội khóa VI, Quốc hội của nước nhà thống nhất, Trưởng lão Hòa thượng được nhân dân tín nhiệm bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa VI. Cũng trong năm này, Ngài tham gia Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước Tp.Hồ Chí Minh với cương vị Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký. Trong những đầu giải phóng, đất nước còn khó khăn về kinh tế, Trưởng lão Hòa thượng thành lập Hợp tác xã Hoa Sen do Ngài làm Chủ nhiệm để tạo công ăn việc làm cho Tăng Ni và quần chúng.
Năm 1981 lịch sử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, Trưởng lão Hòa thượng được Đại hội suy cử chức vụ Uỷ viên Hội đồng Trị sự.
Năm 1997, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III (1997), Trưởng lão Hòa thượng được Đại hội tấn phong lên hàng giáo phẩm Hòa thượng.
Năm 2002, bầu cử Quốc hội khóa XI, Trưởng lão Hòa thượng được Giáo hội giới thiệu và nhân dân tin tưởng bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XI.
Trưởng lão Hòa thượng đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau, dù ở cương vị nào Ngài đều có nhiều đóng góp quan trọng đối với các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội. Trưởng lão Hòa thượng đã cùng Chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội đi đến nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía Nam để cùng trao đổi và tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc kiện toàn tổ chức, nhân sự Giáo hội tại địa phương, phục hồi các hoạt động Phật sự đúng Chính pháp tại các cơ sở Tự viện; kêu gọi công đức trùng tu các cơ sở tự viện bị xuống cấp, động viên Tăng Ni, Phật tử yên tâm hành đạo và tích cực tham gia lao động sản xuất, ổn định đời sống tu hành; tiếp Tăng độ chúng, quy y Tam bảo cho Phật tử.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hoa Kỳ: Cung thỉnh nhục thân cố Hòa thượng Thích Toàn Đức nhập kim quan
Thông báo 15:42 20/11/2018
5 giờ sáng ngày 20/11/2018 giờ Việt Nam (16 giờ ngày 19/11/2018, giờ địa phương – Hoa Kỳ), tại nhà tang lễ Vĩnh Phước, chư tôn đức tăng, ni tại thành phố Houston (tiểu bang Texas) và môn đồ pháp quyến đã thành kính, trang nghiêm cử hành lễ nhập kim quan và tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Toàn Đức.
Đồng Tháp: Khóa tu Thiền chính niệm "Bụt ở đâu con ở đó"
Thông báo 10:54 19/11/2018Khóa tu là cơ hội giúp các bạn trẻ được trải nghiệm đời sống thiền môn, nuôi dưỡng suối nguồn hiểu biết. Thời gian: ngày 29/12/2018 -1/1/2019. Địa điểm: Chùa An Phước, xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN viên tịch
Thông báo 09:32 17/11/2018Do niên cao lạp trưởng, Trưởng lão Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 10 giờ 45 phút, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (ngày 10 tháng 10 năm Mậu Tuất) tại chùa Hưng Phước, số 540/23 đường Cách mạng tháng 8, phường 11, quận 3, Tp.Hồ Chí Minh.
Tp.HCM: Thông báo Khóa tu Gieo hạt từ tâm kỳ 71 ‘‘Ai là thầy của bạn?”
Thông báo 10:18 06/11/2018Khóa tu Gieo hạt từ tâm kì 71 với chủ đề ‘‘Ai là thầy của bạn?” sẽ diễn ra vào ngày 11/11/2018, bắt đầu từ 7h đến 17h, tại Quan Âm tu viện, số 384 Trường Sa, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM.
Xem thêm