Thứ tư, 03/03/2021, 14:42 PM

Hoàng hậu Mạt Lợi - Hương thơm đức hạnh của người trì giới

Trong kinh Pháp Cú Thí Dụ có một câu chuyện về hoàng hậu Mạt Lợi nhờ giữ giới rất tinh nghiêm nên được Đức Phật ban cho lời giáo huấn như sau:

Tấm lòng nhân đức, độ lượng của hai Hoàng hậu nhà Trần

Hương các loài hoa thơm,

Không bay ngược chiều gió.

Nhưng hương người đức hạnh,

Ngược gió khắp tung bay.

Chuyện kể rằng:

Có vị đại thương nhân tên là Ba Lợi, một ngày cùng với năm trăm người ra khơi tìm châu báu. Khi thuyền còn đang lênh đênh trên biển, bỗng nhiên có một vị thần xuất hiện đứng trên mặt nước, tay bụm một vốc nước hỏi Ba Lợi:

- Này Ba Lợi! Anh thấy nước ở đại dương này nhiều hay nước trên tay tôi nhiều?

Ba Lợi bình tĩnh trả lời:

- Bụm nước trên tay ngài nhiều hơn.

Vị thần hỏi:

-  Tại sao bụm nước trên tay ta nhiều hơn?

Ba Lợi đáp:

-  Bởi vì một bụm nước mặc dù ít hơn so với nước trong biển cả, nhưng đúng thời, đúng lúc, bụm nước ấy có thể cứu được một tính mạng trong cơn khát.

Vị thần nghe nói rất hoan hỷ và tấm tắc khen:

- Hay! Hay lắm! Ông là người hiểu biết.

Nói xong, vị thần liền lấy chiếc áo Hương Anh được kết bằng tám loại ngọc quý đang khoác trên mình tặng cho Ba Lợi.

Khi trở về, thương nhân Ba Lợi đem chiếc áo Hương Anh dâng lên vua Ba-tư-nặc và kể lại câu chuyện trên cho vua nghe. Vua rất ngạc nhiên và nhận thấy đây là một báu vật rất quý. Vua bèn ra lệnh cho các cung phi mỹ nữ trong cung thử mặc áo ấy, nếu ai mặc vào trông đẹp nhất thì vua sẽ ban tặng cho.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lúc đó, tất cả cung phi mỹ nữ ai nấy đều cố gắng trang điểm thật lộng lẫy, đến trước mặt vua và đi qua­nh một vòng. Không nhìn thấy phu nhân Mạt-lợi, vua ngạc nhiên hỏi người hầu:

- Sao không thấy hoàng hậu Mạt-lợi?

Người hầu thưa:

- Tâu bệ hạ! Hôm nay là ngày rằm, hoàng hậu kính tin Phật pháp, thọ trì trai giới, chỉ mặc quần áo màu trắng thô sơ nên không dám đến.

Vua nghe xong tỏ vẻ không vui, liền hạ lệnh cho người hầu đến bảo hoàng hậu rằng:

- Hoàng hậu trì trai giới trẫm không cấm, nhưng không thể xem thường lệnh của trẫm mà không đến.

Hoàng Hậu Ma Da và 64 tướng tốt của người mẹ công hạnh vẹn tròn

Sau ba lần được mời như vậy, hoàng hậu bất đắc dĩ phải đến, nhưng bà vẫn khoác bộ trang phục dùng trong ngày trai giới đến yến kiến nhà vua. Giữa bao nhiêu mỹ nhân xiêm y lộng lẫy, nhưng lạ thay với bộ trang phục màu trắng giản đơn ấy hoàng hậu lại đẹp hơn tất cả. Vóc dáng quý phái, nét đoan trang, sự giản dị như càng làm tăng thêm vẻ đẹp vốn có của một bậc mẫu nghi thiên hạ. Với gương mặt rạng rỡ như vầng trăng rằm, sự xuất hiện của hoàng hậu làm cho hoàng cung như sáng rực hẳn lên, khiến cho mọi người trông thấy đều phải tấm tắc ngợi khen và yêu mến.

Vua Ba Tư Nặc cảm thấy đẹp lòng, bèn hỏi:

- Hoàng hậu vì sao mà tự nhiên lại có được vẻ đẹp như thế?

Hoàng hậu nghiêm túc tâu lên:

- Thần thiếp tự nghĩ mình là người phúc mỏng nghiệp dày cho nên mới sinh làm thân nữ, còn mạng sống con người thì lại ngắn ngủi, nêu không khéo tu rất dễ bị đọa vào ba đường ác. Do đó mà thần thiếp nghe lời Phật dạy, ngày đêm giữ gìn trai giới, tinh tấn tu hành để mong đời sau được phước!

Vua Ba-tư-nặc nghe xong rất hài lòng, ban áo Hương Anh cho hoàng hậu.

Hoàng hậu từ chối, thưa rằng:

- Thần thiếp đang trong thời gian giữ gìn trai giới, không nên mặc áo này. Vậy xin hoàng thượng hãy ban cho người khác.

Vua Ba-tư-nặc nói:

- Trẫm đã có ý muốn tặng cho người đẹp nhất. Hoàng hậu chẳng những là người đẹp nhất mà còn là người phụng trì Phật pháp, có phẩm hạnh tuyệt vời cho nên trẫm muốn ban tặng.

Hoàng hậu liền đưa ý kiến: “Hay là bệ hạ và thần thiếp đem chiếc áo Hương Anh này đến dâng cúng cho Đức Thế Tôn, nhân cơ hội này chúng ta xin Thế Tôn ban cho lời giáo huấn để biết đường tiến tu thiện nghiệp”.

Vua Ba-tư-nặc mỉm cười đồng ý, cho người chuẩn bị xa giá đi ngay tới chỗ Phật ngự. Đến tinh xá, vua và hoàng hậu cùng đỉnh lễ Phật, rồi vua bạch rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Chiếc áo Hương Anh này là của một vị thần cho thương nhân Ba Lợi. Thương nhân Ba Lợi đem dâng cho con, con đem ban cho hoàng hậu Mạt-lợi đây, nhưng hoàng hậu vì phụng hành Phật pháp, thọ trì trai giới, tâm không tham muốn nên không muốn nhận. Chúng con thành tâm cung kính dâng lên, cúi xin Thế Tôn từ bi nạp thọ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đức Phật nhận áo Hương Anh rồi dạy rằng:

Hương các loài hoa thơm,

Không bay ngược chiều gió.

Nhưng hương người đức hạnh,

Ngược gió khắp tung bay.

Nếu đem tất cả châu báu trong cả nước ra bố thí cũng không bằng công đức của một ngày đêm thọ trì trai giới. Như muốn tích lũy phúc đức, siêng năng cầu trí tuệ, một lòng tu tiến thì đạo quả sẽ chóng viên thành.

Vua, hoàng hậu và quần thần nghe pháp vô cùng hoan hỷ, nguyện xin ghi nhớ và thực hành theo lời Phật dạy.

(Nguồn: “Khả triết các bậc long tượng - Hình tượng người phụ nữ trong Phật giáo”

Nhà xuất bản Tôn giáo, 2011)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm