Tấm lòng nhân đức, độ lượng của hai Hoàng hậu nhà Trần
Thuận Thánh Bảo Từ và Hiến Từ Tuyên Thánh là hai hoàng hậu lưu lại tiếng thơm ngàn đời về lòng nhân đức đời nhà Trần.
Nhớ đến triều đại nhà Trần, một trong những triều đại rực rỡ nhất trong lịch sử nước ta, không chỉ nổi tiếng với chiến công hiển hách 3 lần thắng giặc Nguyên – Mông, với những vị đế vương và tông thất có hùng tài, mà còn nhớ đến những hoàng hậu với những quảng đại và tâm từ bi. Do vậy, người đời phong tặng hai bà Hoàng hậu triều Trần bốn chữ “mẫu nghi thiên hạ” ngụ ý tấm lòng quảng đại của hai bà có thể bao dung, thương yêu hết thảy người trong thiên hạ.
Bà hoàng hậu yêu con vợ thứ như con ruột
Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng hậu (? – tháng 7, 1330), là hoàng hậu của Trần Anh Tông, mẹ đích của Trần Minh Tông. Là con gái thứ của Thái úy Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng, bà gọi Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn bằng ông nội.
Bấy giờ, Hoàng hậu chỉ sinh được Thiên Chân Công chúa, trước đó sinh 3 được hoàng tử nhưng đều mất ngay khi sinh. Vua Anh Tông đành lập Hoàng tử Trần Mạnh làm Hoàng thái tử (tức Minh Tông Hoàng đế sau này). Mẹ của Thái tử là Huy Tư Hoàng phi Trần thị, con gái của Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng và Thụy Bảo công chúa.
Dạo nọ, Huy Tư Hoàng phi đi theo hầu Anh Tông, lệ chưa được đi kiệu. Bà lấy kiệu của mình cho Huy Tư đi thì Anh Tông, vốn rất nghiêm khắc tôn ti trật tự, nhắc nhở: “Có yêu quý Huy Tư thì cho cái khác, chứ cái kiệu ngồi còn điển chế cũ, không thể cho được”.
Sách Đại Việt Sử ký toàn thư có chép về bà như sau:
“Thái hậu tính nhân từ. Các con của Anh Tông, dù là con vợ thứ sinh ra, bà đều yêu dấu, nuôi nấng như con mình.
Công chúa Huệ Chân được Anh Tông yêu quí, thái hậu cũng rất yêu nàng. Thiên Chân là con đẻ của Thái hậu, nhưng khi có ban thức gì, thì cho Huệ Chân trước, rồi sau mới đến Thiên Chân. Sau khi Anh Tông băng, Thái hậu càng chăm sóc Huệ Chân hơn trước.
Đến như đối xử với các cung tần ưu hậu, như nữ quan trong cung là Vương thị, mẹ đẻ của Huệ Chân, được yêu quí mà có thai, Thái hậu đã lấy song hương đường (phòng ngủ của thái hậu) cho làm nơi sinh đẻ. Vương thị sau khi đẻ xong thì mất. Cung nhân ngầm tâu với Thượng hoàng là Thái hậu giết Vương thị. Thượng hoàng vẫn biết Thái hậu là người nhân từ, liền nổi giận lấy roi đánh người cung nhân ấy. Thái hậu cũng chẳng để bụng chuyện đó”.
Tha thứ cho người yểm bùa hại mình
Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng hậu (? – 14 tháng 12, 1369) là Hoàng hậu của Hoàng đế Trần Minh Tông, mẹ ruột của Hoàng đế Trần Dụ Tông. Bà là con gái của Huệ Vũ Đại vương Trần Quốc Chẩn, nên gọi Hoàng đế Trần Nhân Tông là ông nội, Trần Anh Tông là bác.
Đức độ của bà được Đại Việt Sử ký toàn thư ghi lại như sau:
“Thái hậu vốn người nhân hậu, có nhiều công lao giúp rập [họ Trần]. Trước kia, khi Minh Tông còn ngự ở Bắc Cung, có tên gác cổng bắt được con cá bống trong giếng Nghiêm Quang, trong mồm có ngậm vật gì, moi ra thì thấy có chữ, đó là bùa yểm, có ghi các tên Dục Tông, Cung Túc, Thiên Ninh (đều là các con đẻ của Hiến Từ). Tên gác cổng cầm lá bùa tâu lên vua. Minh Tông sợ lắm, truyền bắt hết các cung nhân, bà mụ, thị tỳ trong cung để tra hỏi.
Thái hậu thưa: “Khoan đã, sợ trong đó có kẻ bị oan, thiếp xin tự mình bí mật xét hỏi đã”.
[Minh Tông] nghe theo. Thái hậu sai người hỏi tên gác cổng rằng:
“Gần đây, phòng nào trong cung mua cá bống?”. Tên gác cổng trả lời là thứ phi Triều Môn. Thái hậu nói cho Minh Tông biết. Minh Tông lập tức ra lệnh tra xét cho ra. Thái hậu tâu:
“Đây là việc trong cung, không nên để hở ra ngoài. Thứ phi Triều Môn là con gái của Cung Tĩnh Vương, nếu để hở ra thì Quan gia sẽ sinh hiềm khích với Thái úy. Thiếp xin ỉm việc này đi không xét hỏi nữa!”. Minh Tông khen bà là người hiền.
Đến khi Minh Tông băng, tướng quân Trần Tông Hoắc muốn tỏ ra trung thành với Dụ Tông, thêu dệt việc đó ra, làm Thiếu úy suýt nữa bị hại, nhờ Thái hoàng cố sức cứu đỡ mới thoát. Người bấy giờ ca ngợi bà là đã trọn đạo làm mẹ, tuy là phận con đích, con thứ không giống nhau, mà lòng nhân từ thì đối với con nào cũng thế, làm cho ân nghĩa vua tôi, anh em, cha con không một chút thiếu sót, từ xưa đến nay chưa có ai được như vậy. Người xưa có nói “Nghiêu Thuấn trong nữ giới” [1], Thái hậu được liệt vào hàng ấy”.
[1] Lời Tống Anh Tông ca ngợi Cao hoàng hậu nhà Tống, Nguyên văn: “Nữ trung Nghiêu Thuấn”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1
Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế
Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.
Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam
Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.
Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất
Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.
Xem thêm