Hoằng pháp online đối với thanh, thiếu niên trong đại dịch Covid-19
Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid – 19 tác động trên quy mô toàn cầu gây ra những tổn thất to lớn về người và của ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
Để tránh tình trạng lây lan của đại dịch và bảo vệ tính mạng con người, vào những lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng, Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có những quy định, chỉ đạo hạn chế tập trung đông người, trong đó có cả việc tạm dừng tổ chức các sự kiện Phật giáo.
Trong bối cảnh đó, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban trị sự Giáo hội ở các cấp địa phương đã chỉ đạo, khuyến khích các tự, viện và Tăng Ni trên phạm vi cả nước sáng tạo triển khai hoằng pháp online để đưa Đạo vào đời nói chung và đưa Đạo đến với thanh, thiếu niên nói riêng.
Nếu như hơn 10 năm trước đây, đối tượng đến với Đạo Phật đa số là tầng lớp trung cao niên, thì hiện nay tỷ lệ thanh thiếu niên đến với Đạo Phật đã tăng lên rõ rệt. Các khóa tu mùa hè dành cho thanh thiếu niên được tổ chức ở nhiều chùa trên cả nước, quy tụ từ vài trăm đến vài nghìn thanh thiếu niên tham gia. Những khóa xuất gia gieo duyên tại các chùa cũng khoảng từ vài chục đến vài trăm thanh thiếu niên đăng ký mỗi lượt. Một câu hỏi đặt ra là, những người trẻ tìm thấy gì trong ngôi nhà Phật pháp?
Một thực tế rất rõ cho thấy, những năm gần đây, quần chúng nhân dân, nhất là giới trẻ đến với Đạo Phật bởi nhiều người trong số họ đến với Đạo Phật vì họ tìm thấy ở Đạo Phật những giá trị khoa học và những triết lý nhân sinh, hướng con người đến những giá trị chân – thiện – mỹ.
Để giúp thế hệ trẻ biết sống cân bằng, hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần, giữa đời sống cá nhân và xã hội, từ nhiều năm nay tại các cơ sở Tự, Viện trên phạm vi cả nước thường tổ chức các khoa tu cho thanh, thiếu niên, trong đó đặc biệt là các Khóa tu mùa hè. Thực tế kết quả đạt được của các khóa tu cho thanh, thiếu những năm qua cho thấy đây là sân chơi lành mạnh, thiết thực, bổ ích cho thanh, thiếu niên. Tham dự các Khóa tu, các thanh, thiếu niên được giảng dạy giáo lý nhà Phật, được giáo dục đạo đức nhân cách, đồng thời còn được dạy cả những kỹ năng sống và tính tự lập nhằm tạo cho lớp trẻ có đủ vốn liếng cũng như định hướng được lối sống trong xã hội hiện đại ngày. Đa phần sau Khóa tu, các thanh thiếu niên có lối sống tích cực, biết hiếu thuận với cha mẹ, biết sống vì người khác hơn. Do được các phụ huynh và dư luận xã hội đánh giá tốt nên mô hình các khóa tu, đặc biệt là Khóa tu mùa hè đã trờ thành sinh hoạt thường niên cho các thanh thiếu niên khi hè về.
Tuy nhiên, vì lý do khách quan, gần 2 năm nay (từ đầu năm 2020), đại dịch Covid-19 tác động trên quy mô toàn cầu gây ra những tổn thất to lớn về người và của ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Để tránh tình trạng lây lan của đại dịch và bảo vệ tính mạng con người, vào những lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng, Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có những quy định, chỉ đạo hạn chế tập trung đông người, trong đó có cả việc tạm dừng tổ chức các sự kiện Phật giáo.
Trong bối cảnh đó, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban trị sự Giáo hội ở các cấp địa phương đã chỉ đạo, khuyến khích các tự, viện và Tăng Ni trên phạm vi cả nước sáng tạo triển khai hoằng pháp online để đưa Đạo vào đời nói chung và đưa Đạo đến với thanh, thiếu niên nói riêng.
Cụ thể, ngày 5/12/2021 Kênh TT-TH Phật Sự Online và Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo, phối hợp cùng Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, phát động cuộc thi “Giảng Pháp Online” dành cho Tăng Ni. Thực tế, chủ trương này đã được Tăng, Ni các Tự, Viện và Phật tử nói chung, cũng như thanh, thiếu niên Phật tử cả nước tích cực hưởng ứng. Còn nhớ thời gian trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, báo Giác Ngộ đã kết hợp với Ban Thông tin-Truyền thông Phật giáo TP.HCM thực hiện trên 10 buổi thuyết giảng online, được đông đảo khán giả và Phật tử tán thán và đánh giá cao. Sau tết, diễn biến dịch có xu hướng phức tạp hơn, tuy nhiên trên các kênh chính thức của truyền thông Phật giáo như Giác Ngộ Online, Giác Ngộ TV, Facebook báo Giác Ngộ, pgtphcm.vn... và trên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube…ai cũng có thể dễ dàng truy cập được rất nhiều bài giảng pháp của các Quý Tăng, Ni dành cho Phật tử và thanh thiếu niên. Hầu hết nội dung đều hướng Phật tử và thanh, thiếu niên biết tin nhân quả, lấy nhân nghĩa làm lẽ sống ở đời, biết sống hiếu Đạo, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
Hè năm nay (2021) dịch bệnh trên phạm vi cả nước nhìn chung vẫn đang có những diễn biến phức tạp, khó lường. Việc tổ chức các khóa tu tập trung cho thanh thiếu niên, trước mắt vẫn là điều khó khả thi. Để chủ động trong công tác Hoằng pháp và kịp thời đáp ứng nhu cầu tu, học cho thanh thiếu niên cũng như mong mỏi của các bậc phụ huynh, Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN và Phật sự online đã phối hợp thực hiện Trung tâm Hoằng pháp Online.com. Đây là địa chỉ thuyết giảng trực tuyến của Chư Tôn đức Tăng Ni giảng sư trong cả nước về các chương trình Phật học từ cơ bản đến nâng cao. Tham gia các khóa học tại Trung tâm, các Tăng Ni giảng sẽ được trang bị, cập nhật các kiến thức về hoằng pháp trong thời đại mới, kỹ năng tổ chức và quản lý các khóa tu, bao gồm cả các khóa tu cho thanh thiếu niên, kỹ năng thuyết giảng online … và rất nhiều các kiến thức bổ ích khác. Đây là sự đáp ứng rất kịp thời và là những trang bị rất cần thiết cho Tăng, Ni các chùa và các tự viện trong triển khai công tác hoằng pháp online nói chung và Hoằng pháp online cho thanh, thiếu niên Phật tử nói riêng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, để cho chương trình hoằng pháp online đối với thanh thiếu niên trong “Mùa Covid” đạt hiệu quả cao, bổ ích và thiết thực, từ góc nhìn của một giảng sư trẻ đã tham gia Hoằng pháp tại các khóa tu thanh, thiếu niên một số năm, theo thiển ý của người viết công tác chuẩn bị cũng như triển khai nếu làm tốt mấy việc sau đây thì Hoằng pháp đối với thanh thiếu niên trong “Mùa Covid” sẽ đạt được chất lượng tốt hơn nữa:
- Thứ nhất: rất mong mỏi các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương định hướng những chủ đề chính để Tăng, Ni các chùa, các tự viện thiết kế, xây dựng nội dung bài giảng sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, tâm lý và nguyện vọng của thanh thiếu niên. Kinh nghiệm tổ chức khóa tu mùa hè cho thanh thiếu niên các năm trước cho thấy các tu sinh cũng như cha mẹ của các tu sinh gửi con đến khóa tu đều rất mong mỏi con mình được các Quý Thầy, Cô giáo dục cho các em trước hết là về đạo đức, nhân cách làm người, làm con trong gia đình; thứ đến là muốn các em được học tập, được rèn luyện về kỹ năng, thái độ ứng xử trong cuộc sống.
- Thứ hai: tiềm năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và Hoằng pháp hiện nay là rất lớn. Chính vì vậy các Tăng, Ni tham gia hoằng pháp, ngoài việc đáp ứng được những yêu cầu về kiến thức, về phẩm hạnh, về sự nghiêm trì giới luật của một vị giảng sư…nếu người giảng biết khai thác, phát huy được lợi thế của hoằng pháp online là hình ảnh, âm thanh và video để từ đó lựa chọn cách chuyển tải nội dung giảng dạy đến đến người học thì hiệu quả của Hoằng pháp sẽ cao hơn.
- Thứ ba: về phương pháp, trong quá trình thuyết giảng, ngoài phương pháp truyền thống là thuyết giảng theo bài, theo chủ đề, các giảng sư nếu dành thêm được thời gian để trao đổi, vấn đáp online với người học về chính những vấn đề liên quan đến nội dung bài học, giúp người học dùng Đạo lý để soi đường xử lý các tình huống đa dạng mà họ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vì, Đạo Phật không phải là lý thuyết trừu tượng, chung chung, xa rời cuộc sống, mà Đạo Phật chính là cuộc sống. Đưa Đạo vào đời là sứ mệnh của các nhà hoằng Pháp, của các Sứ Giả Như Lai. Vì vậy hoằng pháp trong “Mùa Covid”, để đưa Đạo vào đời, để cho Đạo Phật nhập thế, các Sư giả Như Lai còn có sứ mệnh cao cả thiêng liêng là tuyên truyền, vận động để cho mỗi Phật tử nói chung và mỗi thanh, thiếu niên Phật tử nói riêng trở thành những chiến sĩ gương mẫu đồng hành cùng với Dân tộc, với Chính phủ trên mặt trận chống Đại dịch Covid-19. Trước hết là gương mẫu trong chấp hành những quy định của Chính Phủ, của Ngành Y tế về chống dịch, phòng dịch giữ an toàn cho bản thân và cho cộng đồng; cao hơn nữa là giáo dục cho thanh, thiếu niên lối sống lành mạnh, tích cực, biết giúp đỡ, sẻ chia, biết sống vì mọi người. Mỗi cá nhân, trong điều kiện và khả năng của mình tích cực tham gia vào các hoạt động quyên góp, từ thiện ủng hộ sức người, sức của đóng góp vào Quỹ Vắc Xin, giúp đỡ các lực lượng đang ở tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ các hoàn cảnh gặp khó khăn trong đại dịch …
- Thứ tư: về phía người học là các thanh, thiếu niên Phật tử, một khi đã xác định là người con Phật cần xây dựng cho mình tinh thần, ý thức học tập tự giác “xả thân cầu đạo”, khiêm hạ, học hỏi, cung kính và biết ơn. Chỉ như vậy mới là tu, học đúng chánh pháp của một người con Phật và việc tu học mới đạt được kết quả.
Tóm lại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem đến nhiều lợi ích cho xã hội, giúp con người cải thiện đời sống vật chất và tạo cơ hội quý giá để đưa nhân loại lên một tầm cao mới. Hoằng pháp Phật giáo không thể đứng ngoài cuộc của ứng dụng công nghệ. Vì như thế là tụt hậu, là bỏ lỡ cơ hội tiếp cận với nền khoa học công nghệ hiện đại. Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 toàn cầu - tạo ra những cản trở, ngăn cách, nên các Sư Giả Như Lai rất cần phải sử dụng công nghệ để vượt qua những khó khăn trong đưa Đạo vào Đời, và hạn chế tình trạng lây lan, phát tán của bệnh dịch.
Vai trò sứ mệnh của nhà hoằng pháp mẫu mực
Đại đức Thích Khải Thành
Chùa Pháp Bảo, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Xem thêm