Học viện Phật giáo tại Hà Nội đẩy mạnh dạy và học online trong mùa dịch Covid19
Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày càng lan rộng và diễn biến phức tạp, việc dạy và học online được xem là giải pháp tình thế cho ngành Giáo dục. Tại Học viện Phật giáo Viêt Nam tại Hà Nội, việc dạy và học online mở ra nhiều phương pháp cũng như cơ hội học tập cho Tăng Ni sinh.
Dịch bệnh COVID-19 khiến cho nhiều hoạt động bị ngừng trệ, đặc biệt là ngành Giáo dục vì phải thực hiện giãn cách xã hội khá lâu. Để khắc phục khó khăn giai đoạn đầu, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã đưa ra giải pháp lùi thời gian kết thúc năm học. Nhưng tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và khó lường nên Ban lãnh đạo Học viện đã đẩy mạnh triển khai áp dụng phương pháp dạy và học online để đảm bảo tiến độ học tập của Tăng Ni sinh.
“Việc dạy và học online là một giải pháp tốt nhất trong tình hình dịch bệnh Covid-19. Nó không chỉ giúp người học tiếp cận được kiến thức trong thời gian giãn cách xã hội mà còn tạo điều kiện cho giảng viên tự trau dồi và phát triển những kỹ năng dạy học mới trong giai đoạn ‘đặc thù’ này”. Thượng tọa Thích Minh Quang –Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Giảng viên môn Duy Thức Tam Thập Tụng, cho biết.
Theo Thượng tọa Thích Minh Quang, để áp dụng hiệu quả việc dạy và học online, cần có thời gian chuẩn bị cơ sở vật chất, học liệu… và phải tập huấn không chỉ cho người dạy mà cả người học. Việc áp dụng phương pháp này vào giai đoạn đại dịch chỉ mang tính tình thế, thiếu các điều kiện tiền đề nên khó thể đem lại chất lượng tối ưu, nhưng với tình hình dịch bệnh hiện này thì không còn phương pháp nào tối ưu hơi, việc này đòi hỏi thầy và trò phải cùng cố gắng tập trung để hoàn thành tốt môn học.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục có xu hướng lựa chọn học online bởi cách học thuận tiện, linh hoạt về thời gian lẫn địa điểm.
Hình thức dạy và học online đang được Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của Tăng Ni sinh. Dạy và học online là một xu thế tất yếu mà các nước trên thế giới cũng như Việt Nam hướng tới. Đây là một hình thức tối ưu, an toàn, tiết kiệm, áp dụng công nghệ 4.0 vào thực tiễn đời sống, góp phần cùng các cấp chính quyền trong giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh Covid 19
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Trong nước 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Xem thêm