Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 15/04/2021, 11:00 AM

Hồi hướng công đức phước báu mỗi khi làm các thiện sự

Hồi hướng công đức phước báu mỗi khi làm việc thiện có nghĩa là ta hoan hỷ muốn cho nhiều người khác cùng làm việc tốt với mình, nhờ vậy nhân loại sẽ bớt khổ đau nhiều hơn.

Chúng ta có thể hồi hướng phước báu cho những người đang sống, vì có nhiều người đang sống trong si mê lầm lạc.

Chúng sinh ở thế gian đâu phải ai cũng có hiểu biết chân chính, nên mỗi khi ta làm việc thiện hay tu tập được an lạc, để hồi hướng công đức cho mọi người cũng được như ta.

Ngoài việc hồi hướng phước đức cho những người cùng sống với ta, chúng ta cũng cần phải hồi hướng cho những chúng sinh sống trong cảnh giới quỷ đói, đang thèm thuồng khao khát miếng ăn vật thực bằng sự tưởng tượng của con người.

Nguyện cầu hồi hướng

Chỉ cần chúng ta có lòng thành, mỗi khi ăn uống hay làm điều gì có ích cho người, ta hãy hồi hướng cho kẻ dương người âm được hưởng phần phước báu, đó là ta đang mở rộng lòng từ bi đến với muôn loài.

Chính vì vậy, mỗi khi chúng ta làm điều gì có ích lợi hoặc thiện lành như giúp đỡ người khác, ta điều hồi hướng để mọi người được chung hưởng.

Chúng ta muốn việc hồi hướng có lợi ích cho tất cả chúng sinh thì ta phải biết giữ giới, bố thí, thiền tập, tùy hỷ việc làm tốt, khiêm tốn, không cống cao ngã mạn và vận dụng lời Phật dạy để ngày càng được sống tốt hơn bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.

“Gieo một hạt giống mùa xuân, mùa thu thâu vạn tạ”, càng bố thí càng có phước.

“Gieo một hạt giống mùa xuân, mùa thu thâu vạn tạ”, càng bố thí càng có phước.

Vậy bố thí công đức cho người thì mình có bị giảm bớt đi?

Dùng công đức ngồi Thiền, niệm Phật, trì giới, tu phước hồi hướng cho người ta là bố thí pháp công đức.

Công đức chẳng những không bị giảm bớt mà còn nhiều thêm! Không bố thí thì giống như hạt giống đem chứa trong nhà kho sẽ không lớn được. Nếu có thể bố thì thì giống câu “Gieo một hạt giống mùa xuân, mùa thu thâu vạn tạ”, càng bố thí càng có phước.

Điều gì khỏi tốn tiền mà bố thí hoài không hết?

Cúng dường tiền bạc thì luôn có hạn, bố thí vô úy thì không phải ai cũng làm được; tu tập Thiền định, niệm Phật, Bồ tát hồi hướng cho người ta gọi là loại bố thí pháp trong việc bố thí; lấy mãi không cạn, dùng hoài không hết.  Loại bố thí nhu hòa này vui biết bao, nhẹ nhàng biết bao, mà sao không làm?

Xin chúc phúc cho cả chùa thiện căn, thiện sự được tăng trưởng và nhất là thành tựu phước xuất thế gian. Chính là đạt được giác ngộ, giải thoát, an vui..

Rộng tu công đức hồi hướng vãng sinh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy xem mình là khách viễn du

Kiến thức 14:40 25/11/2024

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Xem thêm