Hội nghị "Tiếp cận nghiên cứu văn hóa Phật giáo trên đất Huế"
Sáng 19-12, Hội nghị “Tiếp cận nghiên cứu văn hóa Phật giáo trên đất Huế” được Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tổ chức tại hội trường khách sạn Duy Tân (đường Hùng Vương, TP.Huế).
Huế là một trong những trung tâm Phật giáo quan trọng của cả nước, với bề dày lịch sử hơn 800 năm kể từ khi hai châu Ô - Rí chính thức được xác nhập vào bản đồ Đại Việt năm 1306. Trải qua dặm dài lịch sử, Phật giáo không chỉ trở thành nền tảng tinh thần của cư dân xứ Huế mà còn được xem là một thành tố quan trọng, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Huế.
Chính vì thế, hội nghị đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hóa Phật giáo Huế nói riêng và văn hóa Huế nói chung.
Tại hội nghị, Thượng tọa Thích Không Nhiên đã trình bày tham luận "Tổng quan về di sản mộc bản Phật giáo Huế". Ngoài ra, hội nghị còn đã lắng nghe những tham luận khác về các đề tài như: Văn bia chùa Huế; Mỹ thuật Phật giáo; Hệ thống tượng và pháp khí, kiến trúc chùa Huế; Âm nhạc Phật giáo; Báo chí Phật giáo ở Huế, xuất bản các ấn phẩm về Phật giáo... được các nhà nghiên cứu Phan Đăng, Phan Thanh Bình, Lê Đình Hùng, Nguyễn Phước Bảo Đàn, Nguyễn Duy Tờ, Nguyễn Ngọc Tùng, Lê Thọ Quốc, Hoàng Văn Hiển… trình bày.
Dịp này, các nhà nghiên cứu đề xuất cần có những nghiên cứu cụ thể chuyên sâu từng lĩnh vực và sự hợp tác của các cơ quan nhằm số hóa các tư liệu, hiện vật hiện tồn, thiết lập bản đồ hệ thống các chùa, và cần quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn ngôn ngữ Hán Nôm nhằm tiếp cận nghiên cứu tư liệu cổ…
Phát biểu tại hội nghị, Hòa thượng Thích Hải Ấn, Trưởng ban Điều hành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán cho biết: “Trong dự hướng sắp đến, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán sẽ tiếp tục khảo sát, nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực như: lễ nhạc Phật giáo, tân nhạc Phật giáo, báo chí Phật giáo, giáo dục Phật giáo, đặc biệt là các tổ chức, sinh hoạt của Phật giáo Huế trong giai đoạn cận hiện đại”.
Phát biểu tại hội nghị, Tiến sĩ Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng: “Hội nghị là bước khởi đầu chuẩn bị cho những hoạt động mang tính khoa học ở mức độ cao hơn. Để có những nghiên cứu chuyên sâu về các chủ đề thảo luận trong hội nghị, cần nghiên cứu đầy đủ về đặc trưng của văn hóa Phật giáo trên đất Huế. Đây cũng là nội dung sẽ được tập trung trong các hội thảo, chương trình nghiên cứu tiếp theo”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính
Trong nước 18:30 18/11/2024Tối 17/11, tại chùa Bái Đính, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024, với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”.
Xem thêm