Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 21/03/2022, 15:06 PM

Hội thảo về cuộc đời và đạo nghiệp của Tổ Tính Định (1842-1901)

Nhân dịp kỷ niệm 180 năm ngày sinh của Tổ Tính Định, sáng 20-3, tại tổ đình Vũ Lăng (xã Dân Hoà, huyện Thanh Oai, Hà Nội) diễn ra hội thảo khoa học “Tổ Tính Định (1842 - 1901): Cuộc đời, đạo nghiệp và di sản”.

Chư tôn đức tham dự hội thảo khoa học “Tổ Tính Định (1842 - 1901): Cuộc đời, đạo nghiệp và di sản”

Chư tôn đức tham dự hội thảo khoa học “Tổ Tính Định (1842 - 1901): Cuộc đời, đạo nghiệp và di sản”

Hội thảo do Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, sơn môn Xiển Pháp và Viện Nghiên Cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Tổ Tính Định (1842 - 1901): Cuộc đời, đạo nghiệp và di sản”.

Tham dự hội thảo có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, chư vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hòa thượng Thích Gia Quang, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm; Hòa thượng Thích Thanh Đạt, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Chủ tịch Khoa học Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội; Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát - Hòa thượng Thích Trí Siêu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Thanh Minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN huyện Thanh Oai và sơn môn Xiển Pháp; Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương cùng chư tôn đức Hội đồng Trị sự, Ban Văn hóa Trung ương, Ban Trị sự TP.Hà Nội.

Về phía khách mời có bà Phạm Bảo Khánh, Phó Trưởng ban Tôn giáo TP.Hà Nội; Phó giáo sư Tiến sĩ Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện hàn Lâm khoa học Xã hội VN cùng các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, học giả...

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc hội thảo, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu nhấn mạnh ý nghĩa của việc tổ chức hội thảo lần này là cần thiết và có ý nghĩa rất lớn đối với Tăng Ni, Phật tử hiện nay, nhằm làm rõ hơn cuộc đời, đạo nghiệp và di sản của Tổ Tính Định. Qua đó, góp phần làm rõ bối cảnh lịch sử của Phật giáo miền Bắc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Qua các bài tham luận nghiên cứu của các học giả gửi về, có thể thấy hội thảo đã góp phần làm rõ được cuộc đời, hành trạng, sự nghiệp, những đóng góp, di sản mà Tổ Tính Định để lại; cũng như làm rõ được về vai trò, vị trí của sơn môn Xiển Pháp trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Hội thảo cũng giúp đại chúng hiểu thêm về bối cảnh Phật giáo Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Từ đó rút ra những bài học cho sự phát triển của Phật giáo ngày nay, đặc biệt là về tinh thần dân tộc, ý thức bảo vệ và giữ gìn văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh thần hộ quốc an dân gắn bó đồng hành cùng dân tộc.

Chư tôn đức tham dự hội thảo

Chư tôn đức tham dự hội thảo

Tổ Tính Định hay còn gọi là Hòa thượng Tính Định, thiền sư Tính Định, thế danh là Hàn Thái Ninh, pháp hiệu là Tâm Châu, pháp danh Tính Định. Tổ sinh trưởng trong một gia đình khá giả, có lòng ngưỡng mộ Phật giáo ở làng Đồng Dương, tổng Đồng Dương, phủ Thanh Oai, nay thuộc làng Đồng Dương, phường Đồng Mai, quận Hà Đông, TP.Hà Nội. Được giáo dục đầy đủ về Nho giáo, tinh thông thế học, Tổ từng có thời gian làm quan ở phủ Tổng đốc Hà Nội.

Năm 27 tuổi, hội đủ cơ duyên nên ngài được Tổ sư Chính Bỉnh đời thứ 11 thiền phái Tào Động, sơn môn Hồng Phúc Hoè Nhai nhận làm đệ tử. Ngài được tôn sư ban pháp danh Tâm Châu. Sau đó, ngài cầu Bồ-tát giới với Tổ sư Quang Lư Đường Đường và được Tổ sư ban đạo hiệu Tính Định, đồng thời được trao truyền pháp tu Tịnh độ.

Giáo sư Lê Mạnh Thát phát biểu tham luận với chủ đề 'Thiền sư Tâm Châu - Tính Định và tình hình Phật giáo nửa sau thế kỷ 19'

Giáo sư Lê Mạnh Thát phát biểu tham luận với chủ đề "Thiền sư Tâm Châu - Tính Định và tình hình Phật giáo nửa sau thế kỷ 19"

Sau khi đắc pháp, với sự giúp đỡ của đồng đạo, vào năm 1872, ngài đã mua một khu đất và sau đó ít lâu đã hưng công xây dựng chùa Xiển Pháp (nay vẫn còn dấu tích, thuộc phố Cát Linh, quận Đống Đa, TP.Hà Nội). Từ đây, Tổ Tính Định hết lòng đào tạo tăng tài, lựa chọn kinh điển Phật giáo phù hợp, sau đó san khắc, in ấn nhằm phổ rộng giáo lý Phật giáo đến tín đồ Phật tử. Bản thân ngài còn diễn âm kinh điển Phật giáo, phát triển pháp tu Tịnh độ để giáo lý Phật giáo dễ dàng thấm sâu hơn trong đời sống người dân trong bối cảnh nhiều biến động lúc bấy giờ. Sơn môn Xiển Pháp dần dần trở thành một trung tâm của Phật giáo miền Bắc, một trung tâm san khắc, in ấn kinh điển Phật giáo nổi tiếng ở Hà Nội...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phước Long cổ tự tưởng niệm tổ khai sơn

Trong nước 21:42 31/10/2024

Trong các ngày 30, 31-10 (28,29-9-Giáp Thìn), chùa Phước Long (thôn Phước Lý, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm tổ Tế Nhuận và khai chung.

Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá sau vụ cháy ở chùa Phổ Quang (Phú Thọ)

Trong nước 14:45 31/10/2024

Sau vụ cháy chùa Phổ Quang, trong những ngày qua, người dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lau dọn, vệ sinh ngôi chùa hơn 800 tuổi và gia cố bảo vật quốc gia.

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh

Trong nước 14:00 30/10/2024

Trưa nay, 29/10, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM do Hòa thượng Thích Lệ Trang, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM làm trưởng đoàn đã đến tổ đình Bửu Thạnh (TP.Thủ Đức) viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức tân viên tịch.

Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức viên tịch

Trong nước 15:00 28/10/2024

Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, viện chủ tổ đình Bửu Thạnh (P.Long Trường, TP.Thủ Đức, TP.HCM) vừa viên tịch.

Xem thêm