Thứ ba, 22/02/2022, 13:33 PM

Thư mời viết bài hội thảo khoa học về Ni trưởng Huỳnh Liên

Nhằm đánh giá hành trạng và đóng góp của bậc cao Ni thạc đức, nhân Lễ tưởng niệm Ni trưởng Huỳnh Liên viên tịch 35 năm

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

HỆ PHÁI KHẤT SĨ

 THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO

“NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN: NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO ĐẠO PHÁP – DÂN TỘC VÀ CÁC GIÁ TRỊ KẾ THỪA” NHÂN KỶ NIỆM BÁCH TUẾ (1923-2022) VÀ 35 NĂM VIÊN TỊCH CỦA NI TRƯỞNG

 Kính gởi: Chư Tôn đức Tăng Ni, các nhà nghiên cứu, học giả

 I.MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA

Suốt 40 năm (1947–1987) dâng hiến cuộc đời tốt đẹp của mình cho Đạo pháp và Dân tộc, Ni trưởng Huỳnh Liên là tấm gương giới hạnh thanh cao, mẫu mực trong nhập thế và phụng sự, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập. Ni trưởng Huỳnh Liên là người tiên phong, dẫn dắt Ni giới và Phật tử Hệ phái Khất sĩ, đóng công góp sức vào thành lập và phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Nhằm đánh giá hành trạng và đóng góp của bậc cao Ni thạc đức, nhân Lễ tưởng niệm Ni trưởng Huỳnh Liên viên tịch 35 năm (19/3/1987 – 19/3/2022) và năm tròn 100 tuổi ở cõi Ta-bà (1923-2022), Hệ phái Khất sĩ phối hợp với Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo quốc gia về chủ đề: “Ni trưởng Huỳnh Liên: Những đóng góp cho Đạo pháp – Dân tộc và các giá trị kế thừa”.

II.ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, KẾ HOẠCH TỔ CHỨC

1. Địa điểm

Hội trường Pháp viện Minh Đăng Quang, số 505 Xa lộ Hà Nội, P. An Phú, TP. Thủ Đức. Trường hợp bị ảnh hưởng bởi tình hình Covid-19, sẽ chuyển sang hình thức Hội thảo trực tuyến.

2. Thời gian

+ Hội thảo: Trọn ngày 17/4/2022 (nhằm 17/3 Nhâm Dần): Từ 07:30-17:30.

3. Kế hoạch nhận bài và biên tâp:

+ Từ 21/2/2022 đến 25/3/2022: Nhận toàn văn.

+ Từ 26/3/2022 đến 15/4/2022: Biên tập và xuất bản.

4. Email nhận bài: hoithaonthuynhlien@gmail.comIII.

III. CÁC CHỦ ĐỀ DỰ KIẾN

Chủ đề 1: Ni trưởng Huỳnh Liên: Cuộc đời và Đạo nghiệp

  1. Cuộc đời và hành trạng của Ni trưởng Huỳnh LiênTư tưởng Phật học của Ni trưởng Huỳnh Liên
  2. Ni trưởng Huỳnh Liên: Sự nghiệp thơ văn

Chủ đề 2: Ni trưởng Huỳnh Liên: Tinh thần kế thừa và phát triển Ni giới Hệ phái Khất sĩ

  1. Ni trưởng Huỳnh Liên đối với sự hình thành, phát triển Ni giới Hệ phái Khất sĩ nói riêng và Hệ phái Khất sĩ nói chung.
  2. Ni trưởng Huỳnh Liên: Vai trò lãnh đạo Ni giới Hệ phái Khất sĩ
  3. Ni trưởng Huỳnh Liên: Tầm nhìn về giáo dục và hoằng pháp
  4. Ni trưởng Huỳnh Liên: Đóng góp an sinh xã hộiNi trưởng Huỳnh Liên: Văn hóa và nghi lễ
  5. Ni trưởng Huỳnh Liên: Chủ trương kinh tế tự túc

Chủ đề 3: Ni trưởng Huỳnh Liên trong sự nghiệp xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam

  1. Ni trưởng Huỳnh Liên và phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam
  2. Ni trưởng Huỳnh Liên và phong trào đấu tranh Sài Gòn – Gia Định trước năm 1975
  3. Ni trưởng Huỳnh Liên: Cống hiến cho Đất nước và Dân tộc
  4. Ni trưởng Huỳnh Liên: Cống hiến cho sự nghiệp thống nhất và phát triển Phật giáo Việt Nam

Chủ đề 4: Ni trưởng Huỳnh Liên trong trái tim của Tăng Ni, Phật tử và các tầng lớp trong xã hội

  1. Những hồi ức
  2. Những kỷ niệm và tâm tình
  3. Những trao đổi và chỉ dạy

Vì sự thành công của Hội thảo, kính mong quý tôn đức, quý học giả, nhà nghiên cứu tham gia hội thảo này.

Trân trọng kính mời.

TM.BAN TỔ CHỨC

                                                                               TRƯỞNG BAN

                                                 Hòa thượng THÍCH GIÁC TOÀN

(Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam)

ThuMoi-VietbaiHoiThao-CTD1
ThuMoi-VietbaiHoiThao-CTD2

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm