Hưng suy do tâm người
Phật giáo sở dĩ tồn tại được lâu là vì Tăng Ni và Phật tử có giữ giới. Vì nền tảng của giải thoát chính là giới. Giới thì có nhiều nhưng tựu trung cơ bản vẫn là 5 giới. Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ và không uống rượu.
Nếu giới cơ bản không còn thì việc tu chỉ là xây nhà trên hư không, chẳng thể có định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Đạo Phật là đạo của giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Nếu người tu không giữ giới tức là người tu đó không còn có đạo. Âu cũng chỉ là hình tướng bên ngoài mà nội dung đã không còn.
Xuất gia không phải mục đích cầu kiếm danh lợi mà là trên cầu giác ngộ, dưới độ chúng sinh, ý chí phải vượt qua thường tình. Nếu vô chùa tìm cầu danh lợi thì tốt nhất ở ngoài tốt hơn. Đi tu mà xuất phát từ lòng tham như thế thì ắt hẳn phải có đấu đá hơn thua, tranh giành quyền lợi, chẳng khác gì những người thế tục.Khi người tu không có giới thì Phật tử, dân chúng không tin, không kính. Họ không tin Tăng thì họ không muốn nghe giảng, không muốn đi chùa, không còn thích làm điều lành, tránh xa điều ác, huống chi là cầu giác ngộ, giải thoát.
Người Phật tử cũng thế, đã đi chùa mà không giữ giới thì làm sao khiến người không phải Phật tử tin tưởng Phật giáo được. Người không giữ giới, dù tại gia hay xuất gia, đời sau xuống ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh.Ông sư không phải là người trung gian kết nối giữa đức Phật và Phật tử. Muốn kết nối với Phật thì tự mỗi người phải thực hành giới, định, tuệ. Đức Phật là bậc đã giác ngộ và chỉ con đường đi tới giác ngộ cho chúng sinh, ngài không phải là thần linh ban phước giáng họa. Người đi theo Phật là đi theo con đường thực hành giới, định, tuệ. Ai không theo con đường này thì người đó đang giả danh Phật tử để phá Phật giáo.
Mỗi người con Phật phải yêu Phật, kính Phật, thương Phật, hy sinh vì Phật bằng cách tự trang nghiêm giới, định, tuệ cho bản thân mình. Khi chúng ta có giới, định, tuệ thì tự khắc người khác sẽ phát sinh niềm tin và thực hành theo.
Tâm Huỳnh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm