Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 31/12/2023, 09:20 AM

Hương hoa đức hạnh dâng cúng Phật

Đức Phật ra đời đã hơn 25 thế kỷ, tại thành Ca Tỳ La Vệ. Sự hiện hữu của Ngài đã đem lại một nhận thức mới, một nguồn sinh khí mới cho dân tộc Ấn Độ thời bấy giờ.

Thật vậy, với trí tuệ siêu tuyệt và việc làm thánh thiện, lợi ích cho đời, Đức Phật đã thay đổi nếp sống tư tưởng và xã hội của Ấn Độ đương thời. Ngài nhẹ nhàng đưa ra những tư tưởng trong sáng để thay cho giáo lý Bà-la-môn cũ kỹ áp đặt, không còn hợp với lòng dân.

Với trí tuệ của Bậc Đại giác, Đức Phật chỉ rõ sự sai lầm của hai tư tưởng triết học chính yếu thống trị xã hội Ấn Độ bấy giờ là Veda và Upanishad. Truyền thống Veda tôn sùng một thượng đế toàn năng, hay Brahma nắm quyền sáng tạo và an bài số phận cho con người cùng mọi vật trong toàn vũ trụ. Upanishad thì chủ trương có một Atman, nghĩa là tự ngã hay một linh hồn bất tử.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Đức Phật cho biết con người do yếu đuối, tham vọng, si mê, nên phải sống bám vào hai hệ tư tưởng trên. Ngoài ra, Bà-la-môn giáo bị biến chất, vì đặt để quyền lợi thụ hưởng của hàng tu sĩ và vua quan ngày càng nhiều. Với sự định hình xã hội phân chia đẳng cấp bất hợp lý như vậy làm cho những người thuộc đẳng cấp thấp kém phải oằn oại đau khổ và tạo thế bất công trầm trọng trong xã hội.

Đức Phật phủ nhận sự hiện hữu của một đấng tạo hóa toàn quyền sinh sát, Ngài cũng không nhìn nhận một Atman bất tử và bác bỏ quan niệm trí tuệ con người có được là nhờ Thượng đế mặc khải qua Atman.

Theo Ngài, những quan niệm nói trên làm hạn chế sự phát triển nhận thức và khả năng của con người. Đức Phật dạy rằng con người là chủ nhân ông của chính mình và con người đứng đầu trong các loài, vì con người mới có điều kiện để tự giải thoát cho mình và cho người ra khỏi trầm luân sanh tử. Ngài cũng chủ trương mọi người đều bình đẳng tuyệt đối khi nước mắt cùng mặn, máu cùng đỏ.

Chính Đức Phật xuất hiện trên cuộc đời này, mang thân tứ đại như chúng ta và Ngài tu hành, chứng đắc Vô thượng giác, hoằng hóa độ sanh, lợi lạc cho người. Những thành quả siêu việt của Ngài trong việc tu tập, chứng quả Vô thượng Bồ-đề và mang lại lợi ích cho đời, đã nói lên sức mạnh của trí tuệ mà Đức Phật là người đầu tiên biết khai thác, sử dụng trọn vẹn.

Thật vậy, với ánh sáng trí tuệ ở cội Bồ-đề, Đức Phật đã phá trừ được vô minh tà kiến, chi phối hoàn toàn nội giới và ngoại giới. Đức Phật cho biết không phải chỉ có Ngài là người duy nhất có khả năng thành Phật. Theo Ngài, ai cũng bình đẳng trước chân lý, nên mỗi người là một vị Phật sẽ thành, nếu biết vận dụng trí tuệ để nắm được quy luật chi phối con người và vũ trụ.

Chính vì muốn giúp mọi người rời bỏ sự mê lầm khổ đau, Đức Phật hiện thân trên cuộc đời, chỉ dạy phương pháp khai thác tiềm năng thành Phật sẵn có của con người. Bằng trí sáng suốt vẹn toàn, Ngài thấy rõ quy luật khách quan chi phối con người và xã hội, từ đó đưa ra những lời chỉ giáo đúng đắn, hợp tình hợp lý, được nhiều người chấp nhận, tuân theo.

Vì thế, trong suốt 49 năm Đức Phật hoằng hóa độ sanh, mọi tầng lớp xã hội đã đến với Ngài. Từ vua chúa quyền uy, đến những người trí thức, hay giới thương gia, công nhân, thợ thuyền, ai cũng tìm được cách sống an lạc khi ứng dụng được lời Phật dạy trong cuộc sống, từng bước tiếp cận chân lý, thể hiện mẫu người trí thức và đạo đức kiểu mẫu trong xã hội.

Nét nổi bật của Đức Phật trong việc giáo hóa độ sanh mà từ xưa đến nay chưa từng có một vị Thánh nào làm được, đó là Ngài đã hóa giải một cách nhẹ nhàng, từ ái những cuộc xung đột trầm trọng tưởng chừng như không sao giải được.

Thật vậy, lịch sử đã từng ghi nhận Đức Phật xử thế rất đẹp đến độ ai cũng phải kính trọng Ngài là bậc toàn thiện, khéo léo dìu dắt hàng ngoại đạo trở về con đường chân chánh. Điển hình như Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp làm Quốc sư một nước lớn. Ông đã trở thành công cụ xấu của nhà vua, làm những việc tội lỗi. Bằng tiếng nói của từ tâm, Đức Phật đã khiến cho loài rắn độc của Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp phải ngoan ngoãn nằm im dưới chân Ngài, thay vì hại Ngài theo lệnh của ông. Và cũng chính bằng lòng từ ái ấy, Đức Phật cũng đã hóa giải được tâm ác độc, sa đọa của Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, gợi cho ông nhớ lại hảo tâm tu hành ban đầu mà hối cải, trở thành người tu hành chân chánh.

Hoặc Đức Phật cũng giải trừ sự xung đột phát sinh từ truyền thống giai cấp có từ lâu đời của Bà-la-môn giáo. Các vương tử cho đến vua Ba Tư Nặc đều nghe lời Phật đến đảnh lễ Ưu Ba Ly hay Sunita, trong khi những người này trước kia thuộc giai cấp phục dịch cho họ. Đặc biệt là Đức Phật, không một tấc sắt trong tay, chỉ sử dụng lời nói hòa ái, phát xuất từ trái tim nhân hậu bao la, mà sức cảm hóa của Ngài mãnh liệt đến độ dập tắt được lửa hận thù ngùn ngụt của hai đạo binh đang dàn trận để giành nhau nguồn nước sông Rohini.

Chúng ta chỉ nêu lên vài nét tiêu biểu về sức thuyết phục cảm hóa của Đức Phật trên bước đường mang an lạc giải thoát cho mọi người. Có thể khẳng định Đức Phật đã thể hiện trọn vẹn nét tinh hoa thánh thiện qua việc hóa giải được những xung đột nảy sinh từ sự mê lầm, tham chấp.

Những thành quả của Đức Phật trong việc độ sanh thật là phi thường gợi cho chúng ta suy nghĩ bên trong con người Đức Phật hàm chứa trí sáng suốt trọn vẹn, một uy đức vô song, khó mà diễn tả cho hết. Phải chăng những nét đẹp ấy của Ngài đã có sức thuyết phục người chấp nhận những điều khó bằng lòng được.

Ngày nay, Phật giáo còn tồn tại, phải nói là nhờ các bậc danh tăng nối tiếp sự nghiệp của Phật, thấu hiểu thâm ý Ngài và cảm hóa được người, làm lợi ích cho đời. Đó mới là thực chất của đạo Phật và cũng là hoài bão mà Phật hằng mong muốn chúng ta thể hiện trên cuộc đời này.

Tăng Ni, Phật tử chúng ta lắng lòng suy nghĩ xem Đức Phật có những nét thiện mỹ nào mà Ngài hóa giải được mối hận thù, làm cho người sống hài hòa với nhau, cùng giúp nhau phát triển tri thức và đạo đức.

Nhận chân được những điều hay đẹp, cao quý ấy của Đức Phật, để chúng ta từng bước thể nghiệm trong cuộc sống, đạt được phần nào kết quả như Ngài. Đó là trách nhiệm của người học Phật, giữ gìn mạch sống của đạo pháp.

Thiết nghĩ chúng ta không thể tuyên dương Chánh pháp bằng việc phân tích lý luận suông về giáo lý, áp đặt những giáo điều cho người tuân theo, trong khi nếp sống của chúng ta hoàn toàn ngược lại những gì Phật dạy.

Thực sự chỉ có những việc làm lợi lạc cho đạo pháp và dân tộc mới thể hiện chân tinh thần Phật dạy và là tấm gương sáng có sức thuyết phục người noi theo, để họ tự thay đổi cuộc sống một cách tốt đẹp và giúp họ thăng hoa trên con đường giác ngộ. Đó là những gì quý giá nhất kết thành đóa hoa đạo hạnh mà Tăng Ni, Phật tử chúng ta dâng lên cúng dường Đấng Từ Tôn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm