Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 12/07/2024, 08:42 AM

Khéo quán sát để biết mình

Khéo quán sát để biết mình hay tự phản tỉnh là một trong những hạnh tu căn bản. Nếu không trau dồi cho thuần thục chánh niệm - tỉnh giác thì khó có thể phản tỉnh, tự biết mình.

"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương Xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa cùng với chúng Đại Tỳ-kheo an cư mùa mưa.

Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ-kheo:

- Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo quán sát như vầy: ‘Ta có ác dục, niệm dục hay không có ác dục, niệm dục’ thì chắc chắn có nhiều lợi ích.

- Này chư Hiền, nếu khi Tỳ-kheo quán sát mà biết được ta có ác dục, niệm dục thì không thể vui mừng. Do đó mong cầu đoạn trừ dục.

- Này chư Hiền, nếu lúc Tỳ-kheo quán sát mà biết mình không có ác dục, niệm dục tức thì vui mừng, rằng: ‘Ta tự thanh tịnh, cầu học pháp tôn quý’, cho nên vui mừng.

- Này chư Hiền, như người có mắt, lấy gương tự soi thì thấy được mặt mình là sạch hay dơ. Chư Hiền, nếu người có mắt thấy mặt mình bẩn thì không vui mừng và mong muốn rửa sạch. Chư Hiền, nếu người có mắt thấy mặt mình không bẩn thì vui mừng rằng: ‘Mặt ta sạch’, nên vui mừng. Chư Hiền, cũng như vậy, nếu khi Tỳ-kheo quán sát mà biết được ta có ác dục, niệm dục thì không vui mừng và mong cầu đoạn trừ dục. Chư Hiền, nếu lúc Tỳ-kheo quán sát mà biết được mình không có ác dục, niệm dục thì vui mừng rằng ‘Ta tự thanh tịnh, cầu học pháp tôn quý’ nên vui mừng… Do vui mừng cho nên có hỷ, nhân hỷ nên thân khinh an, do thân khinh an, nên được cảm thọ lạc, do cảm thọ lạc nên được định tâm.

- Này chư Hiền, Đa văn Thánh đệ tử do định tâm nên thấy như thật, biết như thật; do thấy như thật, biết như thật nên được yểm ly, do yểm ly nên được vô dục, do vô dục nên được giải thoát, do giải thoát mà được tri giải thoát, biết một cách như thật rằng: Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều đáng làm đã làm xong, không còn tái sanh".

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Uế, kinh Tỳ-kheo thỉnh, số 89 [trích])

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Khéo quán sát để biết mình hay tự phản tỉnh là một trong những hạnh tu căn bản. Nếu không trau dồi cho thuần thục chánh niệm - tỉnh giác thì khó có thể phản tỉnh, tự biết mình. Tâm viên ý mã là do nghiệp dấy khởi, do căn tiếp xúc với cảnh mà thiếu sự phản tỉnh. Nếu để tâm buông lung thì không thể chuyển hóa nghiệp cũng như hướng đến chấm dứt tạo nghiệp. Vì thế, hãy kiến tạo cho mình một không gian sống tĩnh lặng, thiết lập một đời sống an hòa, tâm an trú vững chãi vào đề mục, tỉnh thức thường xuyên… là những điều kiện để biết mình, biết rõ thân tâm.

Khi thường giác tỉnh thì "ta có ác dục, niệm dục hay không có ác dục, niệm dục" sẽ được ghi nhận thật rõ ràng. Bản chất của chúng sinh là tham dục nên hằng mong muốn được sở hữu nhiều thứ thuộc ngũ dục, ngũ trần và luôn tìm cách để biến những ước muốn ấy thành hiện thực chính là ác dục và niệm dục. Việc đầu tiên là nhận biết tâm ác (tham ái, phiền não), thấy rõ niệm xấu. Bởi không thấy biết thì làm sao có thể đoạn trừ?

Sau khi thấy biết tỏ tường tâm niệm của mình rồi, bước tiếp theo là thể hiện quan điểm, bày tỏ thái độ. Nếu có ác dục, niệm dục thì thật đáng buồn, tự trách, chẳng có gì vui. Ngược lại, thấy tâm không có ác dục và ác niệm thì hoan hỷ, mừng vui.

Nhờ biết tâm mình còn cấu uế, tham muốn còn nhiều nên cố gắng hơn nữa, chuyên tâm vào pháp, nguyện an trú vào đề mục để tâm được tịnh chỉ, phát huy tuệ giác quán chiếu để thấy được sự thật vô thường, trống rỗng của muôn pháp mà xả buông.

Cũng nhờ rõ biết tâm mình đang trong sạch mà sinh hoan hỷ, càng tinh tấn và tin sâu vào pháp hành. Và "nhân hỷ nên thân khinh an, do thân khinh an, nên được cảm thọ lạc, do cảm thọ lạc nên được định tâm". Trên nền tảng của định tâm, phát huy thiền quán "thấy như thật, biết như thật; do thấy như thật, biết như thật nên được yểm ly, do yểm ly nên được vô dục, do vô dục nên được giải thoát, do giải thoát mà được tri giải thoát, biết một cách như thật rằng: Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều đáng làm đã làm xong, không còn tái sanh".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào niệm Phật được bền lâu?

Kiến thức 18:50 30/11/2024

Người tu Tịnh Độ, muốn niệm Phật được bền lâu, phải tùy theo tinh thần, sức khỏe, và hoàn cảnh của mình mà đặt thời hạn, rồi lần lần tăng tiến, chớ nên bước đầu đã vội hành trì quá nhiều.

Chư Phật ba đời đều từ trong chơn tâm mà thành tựu đạo quả

Kiến thức 13:15 30/11/2024

Từ vô thỉ, con người đã mang trong mình những vọng niệm chập chùng như sóng vỗ che phủ đi ánh sáng của chơn tâm. Vọng niệm không chỉ là sự lăng xăng của tâm trí mà còn là những ảo tưởng về “ngã” và “ngã sở.”

Phước báu từ việc bố thí: Hành động từ tâm đem lại an vui

Kiến thức 10:18 30/11/2024

Bố thí, trong giáo lý nhà Phật, không chỉ dừng lại ở việc cho đi của cải vật chất mà còn mở rộng đến lời nói thiện lành và hành động xuất phát từ lòng từ tâm.

Phải làm sao để cải thiện hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình?

Kiến thức 10:03 30/11/2024

Hiện nay trong xã hội có rất nhiều người luôn cảm thấy mình rất khổ, đều rất muốn cải thiện hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình, nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu mà cải thiện.

Xem thêm