Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/12/2017, 12:13 PM

Khi chính quyền can thiệp thu phí khu di tích Yên Tử?

Tại kỳ họp cuối năm 2017, được biết HĐND tỉnh Quảng Ninh sẽ bàn về việc bán vé vãng cảnh vào khu di tích danh thắng Yên Tử. Điều này đã gây lên mối lo ngại đối với du khách viếng cảnh Yên Tử vào dịp Tết Nguyên đán. Tạo ra tâm lý lo ngại với phật tử hành hương về Yên Tử để lễ Phật, lễ Tổ hàng năm.

Yên Tử được coi là trung tâm Phật giáo của cả nước, là chốn Tổ của Phật giáo Việt Nam, mọi người hành hương về Yên Từ là để lễ Phật, tưởng niệm Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông và bày tỏ đức tin tôn giáo, tín ngưỡng của mình; theo một thống kê có đến 90% lượng du khách về Yên Tử là để lễ Phật chứ không đơn thuần là để tham quan vãng cảnh.

Để Yên Tử được như hôm nay, là có phần lớn công đức của cộng đồng tín đồ Phật giáo, du khách thập phương tín ngưỡng đã thường xuyên công đức để góp phần tôn tạo, xây dựng Yên Tử, thế mà về Yên Tử lễ Phật lại bị thu vé sẽ tạo nên sự bức xúc và cả sự xúc phạm đối với nơi thờ tự.

Đặc biệt nếu triển khai việc thu vé sẽ là cách làm thiếu tôn trọng đến danh nhân lịch sử Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông – Một vị vua từ bỏ ngai vàng lên núi Yên Tử tu hành và lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Ảnh sưu tầm: Báo Quảng Ninh
Việc bàn bạc thu phí chốn tâm linh khu di tích thắng cảnh Yên Tử đã cho thấy ý đồ của chính quyền tỉnh Quảng Ninh muốn biến khu di tích thành này thành mô hình kinh doanh tâm linh chăng?

Đây rõ ràng sẽ là cái cớ để cơ quan chức năng nhảy vào "ôm" tài sản của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo khiến tín đồ, người dân nghi ngờ về tính khả tín của nó? Điều này cũng trái với Luật Tín ngưỡng Tôn giáo sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Hiện nay tại Yên Tử đã có rất nhiều dịch vụ thu phí như: phí cáp treo, phí gửi xe, phí đi xe điện… du khách mỗi lần hành hương về Yên Tử phải xếp hàng từ bến xe đến các hệ thống nhà ga cáp treo 2 lượt lên xuống khoảng 10 lần đã gây ra hiện tượng ùn tắc. Trong thời gian tới trung tâm dịch vụ lễ hội do Công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm đưa vào sử dụng sẽ phát sinh một số lệ phí khác. Nay lại thêm xếp hàng mua vé vãng cảnh như vậy sẽ xảy ra hiện tượng phí chồng lên phí; đây là điều tối kỵ trong cuộc sống và ứng xử văn hóa hiện đại nhất là nơi thờ tự tâm linh.

Mục 4 điều 9 của Thông tư quy định tổ chức lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2015 quy định: “Không bán vé, thu tiền trong khu vực di tích, lễ hội nếu có tổ chức các trò chơi biểu diễn nghệ thuật thì được bán vé cho hoạt động dịch vụ đó theo quy định của pháp luật”.

Hiện nay tăng ni, phật tử Quảng Ninh và các tầng lớp nhân dân đang ra sức kêu gọi nguồn lực xã hội hóa để trùng tu tôn tạo các cơ sở thờ tự, các di tích lịch sử văn hóa, nếu chính quyền tỉnh Quảng Ninh thực hiện việc bán vé vãng cảnh Yên Tử thì sẽ là quyết sách gây mất lòng dân nhất trong năm 2017 và sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình.

Có ý kiến cho hay, trước tiên chính quyền tỉnh Quảng Ninh sẽ bán vé Yên Tử, sau đó sẽ đến lượt bán vé vào các khu di tích: chùa Ngọa Vân, chùa Ba Vàng, chùa Cái Bầu và một loạt chùa khác.

Việc bán vé Yên Tử được chính quyền tỉnh Quảng Ninh thông qua và thực hiện thì có hay không "tiền công đức" rồi cũng sẽ được chính chính quyền quản lý chăng?

Các thông tin về việc tận thu từ các cơ sở tôn giáo ở Trung Quốc là kinh nghiệm mà HĐND tỉnh Quảng Ninh nên tìm hiểu kỹ để  qua đó có sự ứng xử phù hợp. Đành rằng mỗi nước sẽ có những đặc thù riêng, nhưng có lẽ quá nôn nóng về việc tạo nguồn thu mà nhiều địa danh ở Trung Quốc đã gây nên những tai tiếng khủng khiếp làm ảnh hưởng trầm trọng đến hình ảnh của Phật giáo, nên mới đây chính phủ Trung Quốc vừa ban hành một chỉ thị nghiêm cấm các cá nhân và tổ chức 'xâm hại danh tiếng' tôn giáo. Cấm việc khai thác "điên rồ" các danh lam thắng cảnh vì tiền và làm xấu hình ảnh đất nước. - trang bbc.com đưa tin!
 
Nơi thờ tự tâm linh núi Yên Tử là nơi trang nghiêm thành kính mà phật tử hành hương về đất Tổ để tưởng nhớ về Tổ sư Trần Nhân Tông đã sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. 

Mong rằng chính quyền tỉnh Quảng Ninh biết tôn trọng nơi thờ tự tôn giáo là đạo Phật, sẽ không có tình trạng tận thu bằng cách nhìn về các cơ sở tôn giáo - trong đó có Phật giáo là nơi để cái gì cũng có thể quy thành tiền để tiến hành việc bán vé, thu phí, biến danh lam địa chỉ tôn thờ, biểu tượng của tôn giáo thành mô hình kinh doanh tâm linh, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của đất nước!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm