Khí hậu nóng lên vì dân Châu Á ăn thịt nhiều hơn?
Khí hậu bị hâm nóng do khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Điều này đã được khoa học chứng minh. Hội nghị về Khí hậu được mở ra tại Paris không ngoài mục tiêu giảm khí thải tai hại này, với các cam kết nỗ lực giảm bớt đến từ các quốc gia. Vấn đề là biện pháp cụ thể để giảm là như thế nào.
Đến nay, mọi người chủ yếu nêu bật thủ phạm là các hoạt động công nghiệp. Tuy nhiên nhiều báo cáo và công trình nghiên cứu đã nêu bật ảnh hưởng của cách sống, sinh hoạt cá nhân hàng ngày của con người, những điều mà khi nói ra gây ngạc nhiên không ít: Bạn thích ăn thịtbò ư, hay là ăn kem, uống sữa ư? Cẩn thận đấy! Bạn đã góp phần làm khí hậu nóng lên!
Nói không đùa, một số báo cáo gần đây được báo giới Pháp trích dẫn, đã nêu bật vấn đề là tại Châu Á, với đời sống khá giả lên, những sản phẩm như thịt bò hay sữa chẳng hạn, trước đây được xem là hàng xa xỉ, thì nay đã trở thành đại chúng, với mức tiêu thụ ngày càng tăng.
Giới quan sát đã ghi nhận là không nơi nào mà sự thích thú tiêu thụ lại lớn như ở Châu Á, với những tầng lớp trung lưu mới phát triển nhanh chóng và mức tiêu thụ thịt cũng như sản phẩm từ thịt tăng cao hơn bao giờ hết, nhờ thu nhập cao hơn và cách thức ăn uống thay đổi theo.
Ví dụ Trung Quốc và Ấn Độ được nêu bật với số dân hơn một tỷ người mỗi nơi, và Indonesia với hàng trăm triệu dân.
Hãng tin Pháp AFP, trong một bài phóng sự thực hiện tại Indonesia, đã hỏi chuyện người dân và lấy ví dụ của cô Sari, một kế toán viên 31 tuổi, ở Jakarta. Cô cho biết là những món ăn mà trước đây hiếm khi ăn ngoài các buổi lễ lộc, thì giờ đây người dân bình thường như cô có thể mua đẽ dàng, thậm chí còn mua nhiều.
Cô kể lại rằng cô đã lớn lên ở thôn quê, thịt đỏ chỉ được ăn vào ngày lễ lớn, một hai lần trong năm. Nhưng giờ đây thì điều đó không còn là xa xỉ nữa và còn có nhiều loại để chọn. Và không chỉ thịt, cô còn kể đến những món khác mà trước đây cô ít với tới được: kem, sữa chua, các sản phẩm khác từ sữa, quả là tuyệt vời !
Một cô gái khác Adeline Palar 25 tuổi, không còn nhớ có được ăn thịt hay không lúc nhỏ nhưng bây giờ cô giải thích là cô ăn thịt hầu như mỗi ngày.
Bữa cơm đầy đủ thịt, đời sống sung túc là điều đáng mừng cho các tầng lớp trung lưu ở các nước đang trỗi dậy, nhưng các nhà khoa học nhìn thấy ảnh hưởng không hay đối với hành tinh trong thời buổi thay đổi khí hậu.
Nhưng miếng thịt trên bàn ăn của cô Sari hay Adeline có tác động ghê gớm thế nào ? Ví dụ của hai cô là ví dụ của hàng triệu người : tiêu thụ tăng tức chăn nuôi phải phát triển và mấu chốt là ở chỗ này.
Khí thải : chăn nuôi tệ hại hơn là giao thông chuyên chở
Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO thì 14,5 % khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiện nay đến từ ngành chăn nuôi, còn nhiều hơn khí thải trong ngành vận tải.
Các loài nhai lại thải ra một khối lượng lớn khí methane, loại khí gây hại hơn gấp 20 lần khí carbon. Còn protoxyte azote, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính nữa, xuất phát từ phân chuồng và phân bón đất canh tác.
Các loại khí thải sẽ còn tăng nhanh khi mà mức tiệu thụ thịt và sản phẩm từ sữa sẽ tăng vọt, tăng 76% và 65 % từ đây đến năm 2050, theo ước tính của FAO.
Tính ra theo AFP, số 250 triệu dân Indonesia ăn thịt còn ít hơn các nước láng giềng : Trung bình họ chỉ ăn 2,7 kg/năm, trong khi ở Malaysia là 8kg/năm. Nhưng theo một số chuyên gia của Trung tâmnghiên cứu Chattam House, Luân Đôn, từ đây đến năm 2021, Indonesia sẽ nằm trong danh sách 10 nước trỗi dậy mà mức tiêu thụ thịt, bò, heo, gà tăng mạnh nhất.
Còn về sản phẩm từ sữa, thị trường Indonesia rất « có tiềm năng » theo giới kinh doanh. Tập đoàn Fonterra của New Zealand nhìn Indonesia như thị trường quan trọng nhất của họ và hiện nay thì Indonesia nhập đến 90% sản phẩm sữa tiêu dùng, chủ yếu từ Úc và New Zealand.
Giới chăn nuôi tại chỗ cũng rất vui mừng trước tình hình tiêu thụ hiện nay. Một nhà sản xuất sữa ở ngoại ô Jakarta giải thích : lúc mới đến đây thì gia đình tôi chỉ có 20 con bò bây giờ thì có đến 70 con.
Chăn nuôi dẫn đến phá rừng làm mất nguồn hút khí carbon
Vấn đề tiêu thụ thịt và chăn nuôi tăng còn dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng khác, nhiều đàn bò hơn có nghĩa nông trại được mở rộng, dẫn đến nạn phá rừng, vốn đã rất nghiêm trọng do việc khai thác dầu cọ. Và Indonesia như thế là đã phá đi của mình những cái « giếng » carbone của mình và thế giới, vì cây xanh có chức năng hút carbon trong không khí.
Năm nay theo giới chuyên gia, nạn cháy rừng với khói mù lan rộng ra các nước láng giềng, và tùy theo ngày, đã nhả ra một lượng khí carbon còn nhiều hơn là toàn bộ hoạt động kinh tế của Mỹ!
Trong một bản báo cáo công bố năm ngoái, Chattam House đã nêu bật việc thay đổi chế độ ăn uốnglà vấn đề cơ bản để nhiệt độ hành tinh không tăng lên quá 2 độ. Đây là giới hạn mà cộng đồng quốc tế đã ấn định, nếu vượt quá thì hành tinh sẽ lâm nguy, mực nước biển dâng cao, dẫn đến những phản ứng dây chuyền.
Tuy nhiên để làm cho người dân hành tinh ý thức được và thay đổi chế độ ăn uống, bớt ăn thịt đi để làm giảm tốc độ hâm nóng trái đất thì không dễ.
Giám đốc Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên WWF ở Indonesia, Nyoman Iswarayoga, đã nhận định: "Người dân ở đây còn chưa thấy được mối liên hệ giữa cháy rừng và khí thải carbon, thì đừng nói chi là liên hệ với việc ăn thịt. Thay đổi cách sống và suy nghĩ phải mất nhiều thời gian".
(Theo RFI)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tôi yêu Đất mẹ
Môi trường 20:20 21/12/2024Chỉ có tình thương mới có thể giúp ta biết sống hài hòa với thiên nhiên và mọi loài. Chỉ có tình thương mới cứu chúng ta khỏi những hiểm họa của biến đổi khí hậu. Khi thấy được những đức hạnh và tài năng của Mẹ, thì ta sẽ nhận ra sự liên hệ mật thiết giữa ta với Mẹ.
Sài Gòn lạnh, Đồng Nai 18 độ C
Môi trường 11:20 20/12/2024Sáng 20/12, thời tiết các tỉnh Nam Bộ và TP.HCM se lạnh, các nơi đều đồng loạt giảm nhiệt, nhiệt độ thấp nhất ghi nhận tại Đồng Nai 18 độ C.
Hoa hậu H’Hen Niê dọn rác làm sạch môi trường biển
Môi trường 13:47 18/12/2024Năm thứ 2 đồng hành "Ngày hội sống xanh", Hoa hậu H’Hen Niê nhận thấy có sự thay đổi ở những nơi đã từng được tuyên truyền và hy vọng mọi cùng chung ta vì cuộc sống chất lượng hơn.
Miền Bắc tiếp tục rét đậm, có nơi dưới 7 độ C
Môi trường 21:17 16/12/2024Nhiệt độ tại miền Bắc vẫn duy trì mức thấp dưới 20 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ C. Cuối tuần này, miền Bắc đón thêm không khí lạnh kèm mưa nhỏ.
Xem thêm