Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 27/09/2024, 10:31 AM

Khi nào thì sự im lặng có giá trị hơn cả ngàn lời nói?

Khi nào sự im lặng có giá trị hơn cả ngàn lời nói? Người xưa có câu rằng: “Học nói thì chỉ mất hai năm, nhưng học im lặng thì phải mất cả đời!”. Trong cuộc đời, sẽ có lúc bạn nhận ra rằng ngàn lời nói chi bằng không nói lời nào. Hãy tham khảo 4 tình huống dưới đây.

1.CHEN TỊ VỚI NGƯỜI KHÁC, CHỚ BUÔNG LỜI ĐỒN ĐẠI

Ghen tị là một tật xấu mà rất nhiều người gặp phải. Ghen tức tật đố sẽ ảnh hưởng đến cả thân thể và tinh thần của một người. Nó sinh ra lòng thù hận, hại người hại mình.

Một người nên được gì thì đó là trong mệnh của họ đã được an bài dựa theo “đức” và “nghiệp” mà họ tích được. Nếu muốn được những điều tốt đẹp, hãy tự nhắc nhở bản thân hành thiện, làm việc tốt. Đối mặt với người hơn mình, không nên ghen tị, đố kỵ mà phao tin đồn để làm hại họ. Bởi vì, thực ra hại người cũng chính là hại mình.

Tĩnh lặng. Tâm an vạn sự an. Ảnh minh họa

Tĩnh lặng. Tâm an vạn sự an. Ảnh minh họa

2. KHI BỊ NGƯỜI KHÁC NHỤC MẠ

Khi bị người khác nhục mạ, đừng nói lời xằng bậy, vô nghĩa.

Đời người không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khi bị người khác nhục mạ, rất nhiều người sẽ miên man suy nghĩ, khi bị cảm xúc bi quan chế ước, họ sẽ rất dễ suy đoán lung tung, hồ đồ. Khi đó, người ta thường phát tiết ra và nói những lời vô nghĩa.

Vì vậy, khi bị người khác nhục mạ thì thái độ xử thế tốt nhất không phải là bất mãn, mà là tự suy xét lại bản thân mình, khách quan phân tích và tìm ra nguyên nhân bản thân bị nhục mạ là gì mà từ bỏ nó đi. Trên thế giới này, người có thể cứu vớt mình chính là bản thân mình, điều người khác có thể làm chỉ là khuyên giải.

3. KHI BỊ XEM NHẸ, ĐỪNG NÓI LỜI OÁN GIẬN

Hãy nhớ kỹ rằng, trên đời này, người thực sự không coi thường bạn chính là người quan tâm đến bạn. Đến một ngày nào đó, bạn không còn quan trọng trong mắt họ thì cũng là duyên đã hết, và nên cảm ơn họ, đừng oán giận.

Khi đối mặt với người xem nhẹ bạn, hãy suy nghĩ xem, có lẽ bởi vì bạn đã làm tổn thương họ, hay điều tốt mà bạn làm còn chưa đủ, hay người khác không cần thiết phải quá để tâm đến bạn… Vì vậy, cho dù bất kỳ ai đang xem thường bạn thì oán giận cũng chỉ là vô ích, thậm chí còn khiến mối quan hệ tồi tệ hơn, mâu thuẫn xảy ra và dẫn đến kết quả xấu.

4. KHI ĐƯỢC NGƯỜI KHÁC KHEN NGỢI ĐỪNG ĐẮC CHÍ, NGẠO MẠN

Khi được người khác khen ngợi, khẳng định năng lực chính là vì bạn làm tốt một lĩnh vực nào đó. Nhưng kỳ thực mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, đừng nên vì thế mà vội kiêu ngạo. Trong cuộc sống rất cần những lời khen ngợi, nhưng đừng vì sự ngưỡng mộ, tán thưởng của người khác mà trở thành người ngạo mạn, tự đại mà mê lạc mất bản thân.

Người nói lời quá ngông cuồng, ngạo mạn thì chỉ nhận được sự chán ghét của người khác và họ sẽ dần dần rời xa bạn. Hãy nhớ kỹ rằng, để có được thành công, ngoài bản thân bạn ra còn có rất nhiều sự giúp đỡ từ người khác.

Người xưa có câu: “Nước có thể nâng thuyền lên, nhưng cũng có thể làm thuyền bị lật”, câu nói này thực sự có đạo lý!

Cảm ơn giáo lý Phật-đà, giữa đời thuận, nghịch vẫn là thong dong...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Khi nào thì sự im lặng có giá trị hơn cả ngàn lời nói?

Sống an vui 10:31 27/09/2024

Khi nào sự im lặng có giá trị hơn cả ngàn lời nói? Người xưa có câu rằng: “Học nói thì chỉ mất hai năm, nhưng học im lặng thì phải mất cả đời!”. Trong cuộc đời, sẽ có lúc bạn nhận ra rằng ngàn lời nói chi bằng không nói lời nào. Hãy tham khảo 4 tình huống dưới đây.

Nghịch duyên trong công việc

Sống an vui 07:30 27/09/2024

Hỏi: Bạch thầy, sao con luôn gặp những khó khăn, nghịch duyên trong công việc, trong mọi thứ. Tâm con đang trùng bước, mong thầy cho con lời khuyên.

Duyên đến nên quý, duyên hết nên buông

Sống an vui 16:11 26/09/2024

Trong giáo lý của nhà Phật, “duyên” là yếu tố quyết định sự hội tụ và chia ly của mọi mối quan hệ trong cuộc đời. Mọi sự việc, mọi con người đến với ta đều do duyên lành hay duyên nghiệp đã gieo trồng từ trước.

Sống đời chẳng chấp khen chê

Sống an vui 15:00 26/09/2024

Giữa dòng đời cuồn cuộn với bao tiếng khen chê, ta thường thấy mình dễ dàng bị cuốn vào cái vòng xoáy của sự đánh giá, so sánh. Những lời tán thưởng khiến lòng ta hân hoan, những lời chê trách lại khiến ta muộn phiền.

Xem thêm