Khổ đau lớn nhất là gì?
Trong đời sống thường nhật, có đôi lúc ngồi suy niệm một mình, chúng ta cũng thường thắc mắc tự hỏi: “Khổ đau lớn nhất của đời người là gì?” và có lẽ, sẽ có nhiều câu trả lời, đại loại là do tham dục, do sân giận, do đói khát, do bệnh tật hay do sự sợ hãi...
Những lời giải đáp tùy theo mỗi hoàn cảnh và sự nhận thức của mỗi người. Nhưng tất cả những lời giải đáp ấy chưa phải là nguyên nhân cốt lõi sau cùng của nỗi khổ đau lớn nhất mà kiếp người phải gánh lấy.
Câu hỏi này (và cả những câu trả lời) không có gì lạ, bởi vì từ hơn 2.500 năm trước đã được các Tỳ kheo thắc mắc và tranh cãi rồi nhưng cũng chưa tìm ra câu trả lời chân xác. Vì bất đồng ý kiến, nên họ cứ tranh luận mãi không thôi. Biết được chuyện này, Đức Phật liền đi đến, các Tỳ kheo đã đồng đứng lên đảnh lễ rồi trình bày điều mình đang tranh luận.
Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo! Các thầy bàn luận chưa đến chỗ cùng tột ý nghĩa của khổ đau. Khổ đau trong cuộc đời không gì hơn sự hiện hữu của thân này. Tất cả những nỗi khổ đau đói khát, nóng lạnh, sân giận, sợ hãi, sắc dục, tai họa... đều bắt nguồn từ thân này!” (Kinh Pháp cú thí dụ).
Nhìn lại thực tế trong đời sống, chúng ta càng thấy rõ, chỉ vì “thân này” mà nghĩa tình ruột thịt đã phải chia cắt, bằng hữu xóm giềng phải xa nhau, đạo lý luân thường bị đảo lộn. Xã hội rối ren, bất an triền miên chỉ vì ai ai cũng lo chụp giựt, tranh giành, chỉ mong o bế cho thân mình.
Nếu con người sống ở cõi tạm này mà biết được rõ rằng, cái “thân này” chỉ là bóng mây, bọt nước, là pháp hư huyễn, có không vô thường để biết đủ; đem tâm từ của “thân này” hướng về kẻ khác, nuôi lớn cảm thông để sẻ chia thì chắc chắn, nỗi khổ đau “thân này” cũng sẽ được xoa dịu, chuyển hóa, giảm đi rất nhiều cho chính mình và cho mọi người. Suy cho cùng, cội nguồn của các khổ đau, manh mối của tai họa, lao tâm, khổ trí, sợ hãi cũng chính bởi “thân này” mà ra cả!
Ai cũng quý trọng thân này, cũng muốn được sống hạnh phúc, tham sống sợ chết, thì tại sao lại giẫm đạp lên thân người, đời người khác, để tạo nghiệp khổ đau cho đời này, đời sau? Đức Phật đã dạy: “Người nào cầu yên vui cho thân mình mà lại lấy dao gậy não hại kẻ khác, thì sẽ không bao giờ được yên vui” (PC.131). Lời nói đơn giản này ai cũng có thể thuộc nhưng có rất ít người làm được.
Tham chấp thân tạm hư huyễn này mà gây tạo nghiệp ác, là sẽ chìm đắm trong vòng sinh tử luân hồi triền miên đau khổ! Biết “quên” thân này, mượn thân giả tạm để sống vì người, vì đời; rời xa vọng tưởng mê lầm, hướng tâm an tĩnh thì chắc chắn sẽ đạt được an vui.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy nhẹ nhàng với bản thân, hãy tin rằng bạn xứng đáng
Sống an vui 17:30 22/12/2024Bóng tối lớn nhất không phải là những gì ta đối diện bên ngoài, mà là cách ta nhìn nhận chính mình trong tấm gương của cuộc đời. Nó không đến từ thế giới xung quanh, mà từ những lời tự trách, những suy nghĩ tiêu cực, và những nghi ngờ sâu kín mà ta nuôi dưỡng trong tâm trí.
Uống nước táo đỏ và kỷ tử mỗi ngày có lợi ra sao?
Sống an vui 16:03 22/12/2024Nước táo đỏ và kỷ tử là thức uống tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, dưới đây là 4 lợi ích của việc uống nước táo đỏ và kỷ tử mỗi ngày.
Chuyển hóa năng lượng tắc nghẽn bằng trọn vẹn nhận biết
Sống an vui 07:45 22/12/2024Để chuyển hóa năng lượng, ta không cần phải làm điều gì quá lớn lao, ta chỉ cần thường xuyên trở về với sự nhận biết và an trú trong nó. Điều này có thể giống như một quá trình đơn giản, nhưng lại là chìa khóa để mở ra những thay đổi lớn lao.
Thân bệnh, tâm không bệnh
Sống an vui 07:40 22/12/2024Một khi thân bệnh mà tâm không bệnh, thì dù thân bệnh nặng cũng không vì vậy mà khổ...
Xem thêm