Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 12/01/2020, 06:59 AM

Khoa học và con đường đưa đến niết bàn (I)

Khoa học hiện đại có thể dùng những phân tích này như một điểm căn bản, và có thể bổ sung thêm và liên hệ với kiến thức hiện đại về hệ thống não bộ. Ðiều này sẽ giúp cho những thiền sinh tương lai có một tiêu chuẩn khách quan để đánh giá phương pháp này hay truyền thống kia.

>>Phật giáo và khoa học

Bài liên quan

Con đường đưa đến giác ngộ, giải thoát và Niết Bàn chính là Bát Thánh Ðạo, Tứ Diệu Ðế; và phần quan trọng nhất trong con đường này là Thiền định.

Trải qua hơn hai ngàn năm trăm năm, Thiền định Phật giáo đã trở nên đa dạng vì pháp môn này được du nhập từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác và đã chịu ảnh hưởng của nghi lễ và truyền thống địa phương. Do đó, ngày nay có hằng loạt pháp môn Thiền Phật giáo khác nhau, những người cổ xúy cho pháp môn Thiền của họ thường nhấn mạnh một vài nét khác biệt nhỏ để phân biệt truyền thống của họ với các truyền thống khác. Mặc dù mang tính đa dạng, phần lớn các trường phái Phật giáo vẫn thành công trong việc giúp cho con người được giác ngộ. 

Trong Thắng Pháp Luận, các học giả Phật giáo đã phân tích rất tỉ mỉ những yếu tố của Thiền định. Ðó là những phân tích tuyệt diệu – có phương pháp khoa học và dựa trên kinh nghiệm hành trì trực tiếp của hành giả.

Con đường đưa đến giác ngộ, giải thoát và Niết Bàn chính là Bát Thánh Ðạo, Tứ Diệu Ðế; và phần quan trọng nhất trong con đường này là Thiền định.

Con đường đưa đến giác ngộ, giải thoát và Niết Bàn chính là Bát Thánh Ðạo, Tứ Diệu Ðế; và phần quan trọng nhất trong con đường này là Thiền định.

Khoa học hiện đại có thể dùng những phân tích này như một điểm căn bản, và có thể bổ sung thêm và liên hệ với kiến thức hiện đại về hệ thống não bộ. Ðiều này sẽ giúp cho những thiền sinh tương lai có một tiêu chuẩn khách quan để đánh giá phương pháp này hay truyền thống kia. Qua thời gian, điều này sẽ giúp nẩy sinh một hình thái Thiền định Phật giáo đặc biệt theo kiểu Tây phương hoàn toàn phù hợp với thế giới hiện đại.

Bài liên quan

Việc đầu tiên một thiền sinh cần thực hành là ‘tư thế ngồi thiền’. Có nhiều kiểu ngồi khác nhau, một số kiểu ngồi gây cảm giác đau đớn, một số kiểu khác hầu như chắc chắn là không tốt cho đôi chân. Các trường phái Thiền khác nhau ấn định những kiểu ngồi khác nhau và nhấn mạnh một vài điểm có vẻ không quan trọng như vị trí của bàn tay. Vậy thì người Tây phương sẽ chọn kiểu ngồi nào ?

Rất may là các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu một số kiểu ngồi được áp dụng trong Thiền Phật giáo. Trong số đó, họ thấy thế ngồi kiểu hoa sen (kiết già) là thế vững chắc nhất. Họ đã đi đến kết luận rằng không có một kiểu ngồi nào gọi là tối quan trọng trong lúc hành thiền. Họ thấy rằng điều quan trọng là trạng thái tinh thần của thiền sinh, quan điểm này cũng được tìm thấy trong các bài phân tích của Thắng Pháp Luận. Như vậy thì bất cứ kiểu ngồi nào giúp thiền sinh cảm thấy thoải mái và tỉnh giác đều tốt cả. Những khám phá khoa học này có thể giúp cho các thiền sinh phương Tây khỏi phải chịu đựng những bó buộc không cần thiết về kiểu ngồi Thiền khiến cho cơ thể đau đớn.

Trải qua hơn hai ngàn năm trăm năm, Thiền định Phật giáo đã trở nên đa dạng vì pháp môn này được du nhập từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác và đã chịu ảnh hưởng của nghi lễ và truyền thống địa phương.

Trải qua hơn hai ngàn năm trăm năm, Thiền định Phật giáo đã trở nên đa dạng vì pháp môn này được du nhập từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác và đã chịu ảnh hưởng của nghi lễ và truyền thống địa phương.

Bài liên quan

Trong Thiền Phật giáo, không có một qui định chặt chẽ nào về vấn đề điều khiển hơi thở như trong một số kiểu Thiền của Ấn Ðộ giáo. Thay vào đó, thiền sinh Phật giáo thở thật tự nhiên, dùng hơi thở như là một đối tượng để tập trung tư tưởng. Các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã nghiên cứu phương diện này của Thiền Phật giáo và tìm thấy rằng khi việc hành thiền tiếp diễn đều đặn, thì hơi thở trở nên chậm hơn và thiền sinh thở vào ít không khí hơn, và động tác thở chủ yếu xuất phát từ bụng, đây là kiểu thở bình thường nếu cơ thể con người hoàn toàn thoải mái.

Ðến đây thì ta thấy rõ ràng điểm căn bản đầu tiên của Thiền Phật giáo không phải là kiểu ngồi hay phương pháp thở, mà là sự thoải mái của cơ thể.

Ðiểm căn bản thứ hai, được tìm thấy trong mọi pháp môn Thiền Phật giáo là ‘duy trì thân tâm bất động’. Thiền sinh không có phản ứng trước bất cứ một tác động kích thích nào về thể xác hay tinh thần, hoặc nếu vị ấy có phản ứng, thì sẽ phản ứng rất từ tốn và có suy tính. Tất cả những phản ứng tự đông đều được kiểm soát. Vì tình cảm đóng một vai trò quan trọng trong việc nẩy sinh các hoạt động thể xác hay tinh thần, sự bất động này phần lớn là để tránh không cho phát sinh những phản ứng tình cảm. Các học giả khi viết Thắng Pháp Luận đã nói đến vấn đề thiền sinh cần rèn luyện tâm vô tham ái hay vô chấp thủ, vô sân và tỉnh lặng. 

Khoa học hiện đại có thể dùng những phân tích này như một điểm căn bản, và có thể bổ sung thêm và liên hệ với kiến thức hiện đại về hệ thống não bộ.

Khoa học hiện đại có thể dùng những phân tích này như một điểm căn bản, và có thể bổ sung thêm và liên hệ với kiến thức hiện đại về hệ thống não bộ.

Bài liên quan

Trong tâm lý học, ngăn cản không cho nẩy sinh các phản ứng tình cảm được biết như là một phương cách làm giảm tính nhạy cảm, và ngày nay được dùng trong ‘ứng xử trị liệu pháp’ như là một phương pháp chửa bệnh cho những người bị ám ảnh bởi sự sợ hãi hay thù ghét (Trị liệu pháp này được gọi là ‘phương pháp làm giảm tính nhạy cảm một cách có hệ thống’, và tôi đã mô tả trong bài viết về Phật giáo và Tâm lý học). Về phương diện thần kinh, tiến trình này hoạt động như thế nào thì chưa được biết rõ. Có nhiều giả thuyết đang ở trong quá trình kiểm chứng bằng phương pháp thực nghiệm.

Tuy nhiên, việc áp dụng ‘phương pháp trị liệu làm giảm tính nhạy cảm’ đã cung cấp một số thông tin thực tiển. Ví dụ, trong phương pháp trị liệu này, trong lúc nghỉ ngơi thoải mái, con người cố ý tập trung vào những đối tượng thường dễ gây ra những phản ứng tình cảm. Trong Thiền Phật giáo, vào lúc đó, những đối tượng ấy được để cho phát khởi tự nhiên. Có thể là những đối tượng ấy đã được cố ý lựa chọn như là những đối tượng để thiền quán. Cũng vậy, những ‘đối tượng tình cảm ấy’ trước tiên phải được cảm nhận bằng một hình thái nhẹ nhàng, và rồi từng bước một, tiến đến những hình thái mạnh hơn. Trong Thiền Phật giáo, việc từ từ gia tăng cường độ cảm nhận các đối tượng tình cảm phần lớn sẽ được để hoàn toàn ngẫu nhiên. Một lần nữa, có thể sẽ có sự cố ý xếp hạng mức độ phản ứng tình cảm. 

Trong Thắng Pháp Luận, sự chú tâm được tập trung vào một đối tượng mà thôi dược gọi là Nhất Tâm hay Thiền Chỉ. Ðiểm này được xem như đồng nghĩa với Samadhi hay Ðịnh, cũng như đồng nghĩa với Chánh Ðịnh trong Bát Thánh Ðạo.

Trong Thắng Pháp Luận, sự chú tâm được tập trung vào một đối tượng mà thôi dược gọi là Nhất Tâm hay Thiền Chỉ. Ðiểm này được xem như đồng nghĩa với Samadhi hay Ðịnh, cũng như đồng nghĩa với Chánh Ðịnh trong Bát Thánh Ðạo.

Bài liên quan

Trong phương pháp trị liệu làm giảm tính nhạy cảm, cần duy trì trạng thái thư giãn ở mỗi mức độ, và chỉ khi nào điều này được thực hiện một cách dễ dàng thì mức độ kế tiếp mới được áp dụng. Theo lý thuyết của phương pháp trị liệu này, tiến lên mức độ kế tiếp quá nhanh đưa đến việc đánh mất trạng thái thư giãn và do đó để cho phản ứng tình cảm lấn áp, thì sẽ làm gia tăng cường độ của phản ứng tình cảm chứ không phải ngăn cản chúng. Ðiều này cũng phản ảnh quan điểm của Thiền Phật giáo là nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc duy trì một trạng thái thư giãn và bất động. Nó cũng chứng tỏ rằng, nếu không duy trì được trạng thái bất động thì có lẽ điều quan trọng nhất là phải ngưng hành thiền ngay lập tức. Trong nhiều phương cách tương tự như vậy, việc làm giảm tính nhạy cảm, cả lý thuyết lẫn thực hành, có thể cung cấp nhiều thông tin khoa học quan trọng cho Thiền Phật giáo và giúp cho pháp môn này hữu hiệu hơn.

Ðiểm căn bản thứ ba của tất cả mọi pháp môn Thiền Phật giáo là ‘sự chú tâm’. Có lẽ về phương diện này, Thiền định là một tiến trình học tập tương đối đơn giản. Thiền huấn luyện chức năng tập trung sự chú ý của não bộ, cũng giống như người ta huấn luyện bất cứ bộ phận nào của cơ thể nhằm mục đích đạt đến một kỹ năng nào đó.

Thiền chú tâm có hai pháp môn chính, tùy theo sự lựa chọn một hay nhiều đối tượng trong lúc hành Thiền. Ðây là điểm phân loại căn bản của Thiền Phật giáo thành Thiền Chỉ /Ðịnh (Samatha) hay Thiền Quán/ Thiền Minh Sát ( Vipassana).

Thiền chú tâm có hai pháp môn chính, tùy theo sự lựa chọn một hay nhiều đối tượng trong lúc hành Thiền. Ðây là điểm phân loại căn bản của Thiền Phật giáo thành Thiền Chỉ /Ðịnh (Samatha) hay Thiền Quán/ Thiền Minh Sát ( Vipassana).

Thắng Pháp Luận đã mô tả rất rõ ràng . Thiền sinh khởi đầu bằng khả năng chú ý bình thường. Vị ấy cố ý hướng sự chú ý đến đối tượng thiền quán, từ đó khả năng này trở thành sự chú tâm có chủ đích. Nhờ được huấn luyện, thiền sinh học tập cách duy trì sự chú tâm trong một thời gian dài. Như vậy, sự chú tâm ngay cả trong những giai đoạn thiền cao nhất cũng không có gì khác hơn sự tập trung tư tưởng bình thường, được huấn luyện ở trình độ cao.

Bài liên quan

Thiền chú tâm có hai pháp môn chính, tùy theo sự lựa chọn một hay nhiều đối tượng trong lúc hành Thiền. Ðây là điểm phân loại căn bản của Thiền Phật giáo thành Thiền Chỉ /Ðịnh (Samatha) hay Thiền Quán/ Thiền Minh Sát ( Vipassana).

Trong Thắng Pháp Luận, sự chú tâm được tập trung vào một đối tượng mà thôi dược gọi là Nhất Tâm hay Thiền Chỉ. Ðiểm này được xem như đồng nghĩa với Samadhi hay Ðịnh, cũng như đồng nghĩa với Chánh Ðịnh trong Bát Thánh Ðạo.

Thiền sinh Phật giáo không phải luôn luôn ý thức rằng mình đang hành trì pháp môn này. Trong Phật giáo Tây Tạng, pháp môn này được biết như là ‘phép quán tưởng’ và trong các truờng phái Phật Giáo Phát Triển (Ðại Thừa) thì được biết như là pháp môn ‘niệm Phật tam muội ’, như là lời niệm Phật A Di Ðà trong trường phái Tịnh Ðộ Tông của Nhật. Nói tóm lại, bất cứ pháp môn Thiền nào tập trung sự chú ý vào một đối tượng và loại bỏ mọi ý niệm khác đều thuộc về Ðịnh.

Thiền định là một tiến trình học tập tương đối đơn giản. Thiền huấn luyện chức năng tập trung sự chú ý của não bộ, cũng giống như người ta huấn luyện bất cứ bộ phận nào của cơ thể nhằm mục đích đạt đến một kỹ năng nào đó.

Thiền định là một tiến trình học tập tương đối đơn giản. Thiền huấn luyện chức năng tập trung sự chú ý của não bộ, cũng giống như người ta huấn luyện bất cứ bộ phận nào của cơ thể nhằm mục đích đạt đến một kỹ năng nào đó.

Bài liên quan

Trong Ấn Ðộ Giáo, pháp môn Thiền này có thể là cứu cánh tự thân. Thiền sinh đạt được sự thăng bằng tâm trí bằng cách duy trì sức chú tâm vào một đối tượng và an trú trong một trạng thái tỉnh thức. Nếu một người nào đó gặp phải một bi kịch bất ngờ trong cuộc sống đời thường, thì người ấy hoá giải nỗi khổ đau tinh thần bằng cách nhanh chóng nhập vào vào pháp môn thiền này, tập trung tư tưởng vào đối tượng thiền và an trú mãi trong đó. Thắng Pháp Luận đã nói rất rõ rằng đây chỉ là để đối trị sự rối loạn tâm linh, chứ không phải là phương pháp chữa trị đau khổ, có lẽ đó là lý do tại sao pháp môn này được gọi là Ðịnh, hay tĩnh tâm (có nghĩa là thanh tịnh hóa tâm). Bao lâu mà Thiền định còn được duy trì, thì những yếu tố tâm linh không lành mạnh như tham dục và sân hận sẽ bị ngăn cản, nhưng đến lúc chấm dứt Thiền, thì các chướng ngại pháp ấy sẽ sinh khởi trở lại. Khoa học hiện đại cũng tìm thấy rằng ngăn cản không cho phản ứng tình cảm sinh khởi chưa đủ để loại bỏ chúng. 

(Còn tiếp)

Nguyên tác: Gerald Du Pré

Việt dịch: Trần Như Mai

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thiện thần bảo vệ người giữ giới

Tư liệu 14:30 24/04/2024

Ngày xửa ngày xưa, ở một nước kia, nhà vua bắt buộc nhân dân phải giữ năm giới. Một người bạn ở nước khác về chơi, vô tình đem một chai rượu biểu Lam Xoa. Lam Xoa nể bạn, cùng nhau ăn uống. Tại vách mạch rừng đem chuyện đến vua. Lam Xoa bị trục xuất ra khỏi nước.

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Xem thêm