Thứ năm, 02/01/2020, 08:13 AM

Thiền định và công dụng của thiền định

“Món quà của việc học thiền là món quà lớn nhất mà bạn có thể ban cho chính mình trong cuộc đời này”. Thiền định được xem là bí ẩn của các bậc giác ngộ. Bản thân người thiền là một phép thần thông tuyệt diệu. Mỗi phút giây thiền định là mỗi ân sủng tạo hóa đã ban cho.

 >>Kiến thức

Trong trạng thái ấy tai ta sẽ nghe tất cả âm thanh kỳ diệu của tạo hóa. Ta tự mình tạo ra một sợi dây kết nối với chính tâm trí của mình. Ta hiểu được con người sâu thẳm bên trong ta và tìm thấy chính ta.

Thiền định là gì?

Thiền là hoạt động mang chúng ta tiến gần đến sự tĩnh lặng. Thiền định Phật giáo là điều phục tâm, an tâm, ngăn ngừa sự phát sinh của sự tham lam, sân hận và si mê. Theo Phật giáo, có ba điều căn bản khiến cho con người thấy bất an và đau khổ, đó là tham, sân, và si. Tâm sẽ được giải phóng khỏi mọi ràng buộc của tham sân si. Thân sẽ biết cách tự đối phó với bệnh!

Thiền định Phật giáo là điều phục tâm, an tâm, ngăn ngừa sự phát sinh của sự tham lam, sân hận và si mê.

Thiền định Phật giáo là điều phục tâm, an tâm, ngăn ngừa sự phát sinh của sự tham lam, sân hận và si mê.

Bài liên quan

Khởi thủy của Thiền là khát vọng hòa nhập giữa linh hồn cá nhân với linh hồn vũ trụ bao la. Đến Phật giáo, Thiền trở thành khát vọng chinh phục nội tâm để làm chủ bản thân mình trong vũ điệu giao hòa thân - tâm bất tận. Đi vào đời sống con người, Thiền đã trở thành giá trị Chân – Thiện – Mỹ vĩnh hằng của sự hòa nhập giữa khoa học, đạo đức và nghệ thuật. Trong xã hội hiện đại, Thiền góp phần giảm bớt áp lực tâm lý, cân bằng giữa thân và tâm, đem lại sự an nhiên, tự tại, gia  tăng khả năng tập trung, sáng tạo, niềm lạc quan trong cuộc sống. Thiền cũng góp phần chữa trị những căn bệnh hiểm nghèo do áp lực của cuộc sống hiện đại. Thiền đã trở thành một giá trị văn hóa đặc sắc.

Tâm bệnh là gì? 

Theo Phật giáo, có ba điều căn bản khiến cho con người thấy bất an và đau khổ, đó là tham, sân, và si. Tâm sẽ được giải phóng khỏi mọi ràng buộc của tham sân si. Thân sẽ biết cách tự đối phó với bệnh!

Theo Phật giáo, có ba điều căn bản khiến cho con người thấy bất an và đau khổ, đó là tham, sân, và si. Tâm sẽ được giải phóng khỏi mọi ràng buộc của tham sân si. Thân sẽ biết cách tự đối phó với bệnh!

Bài liên quan

“Tham” là tham lam. Muốn có nhiều thứ. Lòng ham chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu. “Sân” là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn. “Si” là si mê, vô minh, ngu tối. Người vô minh không sáng suốt. Không suy xét hiểu biết đúng lẽ phải, đúng sự thật để phán đoán việc hay dở, tốt xấu, lợi hại. Làm những điều nhiễm ô tội lỗi, có hại cho mình và người. Thế tục gọi là “dại” hay “ngu”. Vô minh che lấp tâm trí. Làm cho con người không còn nhìn thấy được những chất bợn nhơ đang gậm nhấm từ bên trong. Khiến các thói hư tật xấu ấy sẽ tăng dần và đưa họ vào con đường tội lỗi triền miên.

Ba điều này được xem như là gốc của tâm bệnh. Trạng thái tâm bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe vật lý và ảnh hưởng đến đời sống của người khác.

Công dụng của thiền định 

Thiền giúp thúc đẩy sự phát triển tinh thần để giảm bớt tác động của sự đau khổ. Là đạt đến mục đích cuối cùng của sự giải thoát, Niết-bàn. Khi thân và tâm trở nên đồng nhất thì hạnh phúc diệu kỳ thực sự có mặt. Đó là niềm hạnh phúc chân thật nhất. Hạnh phúc trong thiền định. Thiền mang ta đến một hiện thực an trú, tìm đến chính niệm.

“Tham” là tham lam. Muốn có nhiều thứ. Lòng ham chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu. “Sân” là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn.

“Tham” là tham lam. Muốn có nhiều thứ. Lòng ham chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu. “Sân” là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn.

Trong quá trình ấy, chúng ta lắng nghe dòng suy tư. Ta suy nghĩ về tính vô thường và sức mạnh của hiện tại. Hòa nhập với thế giói quanh mình, nhìn nhận và quán chiếu mọi lỗi lầm. Khi chúng ta thực sự quan sát cuộc sống hàng ngày với con mắt thiền quán, mọi thứ sẽ trở nên sống động và gần gũi. Trong kinh Nhất Dạ Hiền Dạ đức Phật dạy: Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến chi có nhân hiện tại, tuệ quán chính là đây. Thiền giúp người đạt tới sự cảm nhận sâu sắc về thực tại. Giải phóng mình ra khỏi sự sợ hãi, lo âu, phiền muộn. Đem lại cho mình và cho người khác nhiều niềm vui, thảnh thơi và an lạc.

Chấp nhận quá khứ

Bài liên quan

Con người thường hay nhớ nghĩ về quá khứ, luyến tiếc thời vàng son và mơ mộng viễn vông về tương lai xa tít. Do đó đánh mất mình trong hiện tại. Trong kinh Nhất Dạ Hiền Dạ đức Phật dạy: “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến chi có nhân hiện tại, tuệ quán chính là đây.” Con người dần không còn bị lệ thuộc vào quá khứ. Thiền là chất liệu kéo con người về với thực tại. Ta thông suốt mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này và sống bình yên, hạnh phúc nhờ thấy biết đúng như thật. Nhờ có Thiền chúng ta hiểu rõ bản chất thực hư của thân tâm mình.

Thiền giúp thúc đẩy sự phát triển tinh thần để giảm bớt tác động của sự đau khổ. Là đạt đến mục đích cuối cùng của sự giải thoát, Niết-bàn. Khi thân và tâm trở nên đồng nhất thì hạnh phúc diệu kỳ thực sự có mặt. Đó là niềm hạnh phúc chân thật nhất. Hạnh phúc trong thiền định. Thiền mang ta đến một hiện thực an trú, tìm đến chính niệm.

Thiền giúp thúc đẩy sự phát triển tinh thần để giảm bớt tác động của sự đau khổ. Là đạt đến mục đích cuối cùng của sự giải thoát, Niết-bàn. Khi thân và tâm trở nên đồng nhất thì hạnh phúc diệu kỳ thực sự có mặt. Đó là niềm hạnh phúc chân thật nhất. Hạnh phúc trong thiền định. Thiền mang ta đến một hiện thực an trú, tìm đến chính niệm.

Ta xác định được ý nghĩa tự thân, giữ gìn sự thanh khiết, yên tĩnh. Qua Thiền định, tâm hồn được bồi dưỡng. Con người giữ được an lạc trong tâm. Thiền còn giúp ta khai phá, phát huy nguồn năng lượng có sẵn bên trong. Phát triển chúng theo hướng tích cực. Khi thực sự hiểu rõ về bản thân, con người sẽ sáng suốt hơn, biết cách điều khiển về nhận thức, trí tuệ và cảm hứng. Khi tĩnh tâm, thư giãn, con người sẽ không còn bị chi phối bởi ngoại cảnh. Khả năng nhận thức thấu đáo, khả năng tập trung chỉ đến từ trạng thái tĩnh lặng.

Tác dụng lâu dài
Bài liên quan

Thường xuyên thiền sẽ kiểm soát cảm xúc theo hướng tích cực. Ta có khả năng xoa dịu các cảm giác ức chế. Thiền định làm cho mọi sự căng thẳng tan biến đi. Đem tâm ta trở về trạng thái bình yên. Thiền đưa đến chánh niệm và an lạc nội tâm. Dẫn đến hiệu quả cao hơn trong công việc, sự cởi mở với cảm xúc, sự hài lòng trong cuộc sống hàng ngày. Khi ta cởi mở, không để bị chi phối bởi những yếu tố xung quanh, thì sẽ có những cơ hội mới xuất hiện. Chúng giúp ta thoát ra khỏi được sự trói buộc của vô thức.

Ta có thể sử dụng năng lượng chính niệm để nhận diện và ôm ấp những nỗi lòng. (hận thù, tuyệt vọng, ghen tuông…). Để có thể chuyển hóa chúng. An trú được trong hiện tại có thể đưa đến sự trị liệu mầu nhiệm. Một lần an trú là ta có thể vượt thoát ra ngoài những nanh vuốt của sự tiếc thương và vương vấn về quá khứ, hoặc những lo lắng và sợ hãi về tương lai. Khi làm chủ được nội tâm và tập trung cao độ dòng suy nghĩ vào một việc. Thì con người sẽ không tổn phí năng lượng vào những việc tản mát.

Trong kinh Nhất Dạ Hiền Dạ đức Phật dạy: “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến chi có nhân hiện tại, tuệ quán chính là đây.” Con người dần không còn bị lệ thuộc vào quá khứ.

Trong kinh Nhất Dạ Hiền Dạ đức Phật dạy: “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến chi có nhân hiện tại, tuệ quán chính là đây.” Con người dần không còn bị lệ thuộc vào quá khứ.

Hãy kiên nhẫn

Một trong những điểm cơ bản của cuộc hành trình tâm linh là lòng kiên nhẫn đi theo một con đường. Khi bạn kiên nhẫn, thực hành đúng đắn, thì sự thực hành thiền định chà xát trên con người bạn. Làm rơi rụng cả chuyện tốt lẫn chuyện xấu. Chuyện tốt và chuyện xấu chỉ đơn giản xuất hiện, giống như là thời tiết tốt, hoặc thời tiết xấu. Nhưng bầu trời luôn luôn không-thay-đổi. Nếu bạn kiên nhẫn, và có thái độ rộng lớn giống như bầu trời, và nếu bạn không bị bối rối bởi những cảm xúc và kinh nghiệm, tâm bạn sẽ phát triển trong sự ổn định,

Bài liên quan

Bạn sẽ thấy, thái độ của bạn sẽ từ từ thay đổi. Bạn sẽ không còn khăng khăng giữ lấy mọi chuyện kiên cố như trước đây. Bạn không còn nắm giữ lấy mọi chuyện thật chặt chẽ. Mặc dù chuyện khủng hoảng vẫn còn xảy ra cho bạn, nhưng nay bạn có thể giải quyết chúng dễ dàng hơn, trong một tinh thần hài hước. Thậm chí, bạn có thể sẽ mỉm cười vào những chuyện khó khăn. Bởi vì với những chuyện này bạn đã có một khoảng cách rộng lớn hơn. Mọi chuyện trở nên ít chắc chắn, không còn cứng rắn như đá, có vẻ hơi vô lý, có vẻ hơi buồn cười, và làm bạn trở nên vui vẻ.

Mùi hương là cầu nối của cảm xúc. Chính vì thế mà Trầm hương trở thành lựa chọn hàng đầu. Vốn mang trong mình mùi thơm dịu ngọt giúp an thân dưỡng khí. Kết hợp nguồn năng lượng trời đất. Trầm hương tạo thành dương khí giúp người sở hữu cân bằng âm dương. Tác dụng của nhang trầm hương là giúp hóa giải vận xui, giải tỏa căng thẳng. Nguồn năng lượng thần kỳ mà nó mang lại cho người đeo nhiều vượng khí mới, thu hút tài lộc may mắn.

Mùi hương là cầu nối của cảm xúc. Chính vì thế mà Trầm Hương trở thành lựa chọn hàng đầu. Vốn mang trong mình mùi thơm dịu ngọt giúp an thân dưỡng khí.

Mùi hương là cầu nối của cảm xúc. Chính vì thế mà Trầm Hương trở thành lựa chọn hàng đầu. Vốn mang trong mình mùi thơm dịu ngọt giúp an thân dưỡng khí.

Trầm Hương được thiên nhiên ưu ái cho mùi hương thanh khiết, mệnh danh là vua của các loại mùi hương. Nó là đứa con của mẹ thiên nhiên, mang trong mình linh khí đất trời với sự kết hợp của tất cả các loại linh khí của tự nhiên mà không hề hòa lẫn tạp chất.Vì thế, trầm hương mang đến nhiều ý nghĩa cho cuộc sống.

Trầm Hương được thiên nhiên ưu ái cho mùi hương thanh khiết, mệnh danh là vua của các loại mùi hương.

Trầm Hương được thiên nhiên ưu ái cho mùi hương thanh khiết, mệnh danh là vua của các loại mùi hương.

Bài liên quan

Đặc biệt trong thiền định và yoga cần sự tĩnh tâm và thoải mái thì nhang Trầm Hương tỏa hương thơm nhè nhẹ đưa con người ta đến bậc cao của cảm xúc, không vướng bụi trần. Đó cũng là lý do mà từ xưa đến nay ở những nơi linh thiêng vẫn luôn ngát hương Trầm. Giúp những người đến đây đều thoải mái, tâm thanh tịnh từ đó mà thoát khỏi những căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống thường ngày.

Bất cứ khi nào cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, bất an, tâm trí nhiều xáo động. Hãy cho phép mình ngồi xuống, nhắm mắt và hít thở. Hãy theo dõi hơi thở của chính mình. Duy trì luyện tập mỗi ngày từ 5 đến 10 phút, tốt nhất vào sáng sớm khi thức dậy và tối trước khi ngủ sẽ giúp tâm bạn biết cách đối diện, chuyển hóa những căng thẳng theo hướng tích cực. Tâm trí trở nên quân bình, an ổn hơn. Trước khi ngủ, nằm buông thả và hít vào thở ra sâu chậm năm bảy lần. Đưa tâm trở về với mọi bộ phận cơ thể. Hay khi nhấc điện thoại, hít thở sâu để kéo tâm đang rong ruổi trở về hiện tại và nở nụ cười. Người nghe ắt hẳn sẽ cảm nhận được niềm vui.

Người người đã hưởng lợi ích từ thiền. Họ có thể kể lại câu chuyện của họ cho bạn biết làm thế nào thiền đã thay đổi con người họ về cả thể chất lẫn tinh thần. Lợi ích của thiền đã được rất nhiều nghiên cứu trong hàng thiên niên kỷ qua chứng minh.

Để mua nhang trầm hương, người dùng nên tìm đến địa chỉ bán trầm uy tín và có thương hiệu lớn để có thể cung cấp sản phẩm tốt.

Thiên Mộc Hương - Đơn vị Nhang Trầm Hương được quảng bá độc quyền trên Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Thiên Mộc Hương cam kết 100% tự nhiên được chứng nhận bởi trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thành phố Hồ Chí Minh (CASE)

● Nói KHÔNG với nhang không rõ nguồn gốc.

● Nói KHÔNG với nhang rẻ tiền, bột gỗ và hóa chất

● Cam kết mang lại cho bạn sản phẩm chất lượng, uy tín.

Mua ngay nhang Trầm Hương tại: http://nhangtramhuong.phatgiao.org.vn/

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm