Chủ nhật, 24/07/2022, 18:12 PM

Khoá tu mùa hè Tuổi trẻ hướng Phật: Bài học từ 10 nghĩa cử nhân hậu trong Kinh Hiền Nhân

Chiều ngày 24/07/2022, khóa tu Tuổi trẻ hướng Phật do chùa Giác Ngộ diễn ra, với sự tham gia gần 300 bạn trẻ từ nhiều tỉnh thành khác nhau.

Những tưởng khóa tu tại chùa chỉ bao trùm trong không khí trang nghiêm, linh thiêng, những tưởng khóa tu tại chùa chỉ dành cho người già, nhưng không, các bạn trẻ không dễ bị đánh lừa như thế đâu. Không ít người trẻ đã đến chùa, tham dự khóa tu để sửa đổi và phát triển bản thân thông qua việc nghiền ngẫm lời Phật dạy.

Cũng trong khóa tu buổi chiều này, người tham dự được thực hiện nghi thức đọc tụng “Kinh Phật Căn Bản”, do TT. Thích Nhật Từ biên soạn với văn phong thuần Việt dễ hiểu; được ngồi thiền để lắng nghe hơi thở vào ra, chậm rãi, thư thái sau một tuần vội vã học, vội vã làm; được lạy Phật để bày tỏ lòng thành kính đến Ngài cũng như vận động cơ thể, giúp máu huyết lưu thông; được thưởng thức những ca khúc nhạc Phật do các bạn trẻ Ban Đạo ca của chùa thể hiện;...

9TND_1334_copy_3072x2050

Thượng tọa có buổi pháp thoại với đề tài: “10 NGHĨA CỬ NHÂN HẬU TRONG KINH HIỀN NHÂN”. Theo đó, kinh Hiền Nhân đứng thứ vị trí số 26 trong tập kinh Phật Cho Người Tại Gia. Qua đó, bài kinh răng dạy hàng Phật tử về hòa bình, tình yêu thương trong các mối quan hệ gia đình, cuộc sống và xã hội.

Điều đầu tiên, kinh Hiền Nhân răng dạy “Xa nhau dù lâu, nhưng không quên nhau”. Điều này đi ngược với câu “xa mặt cách lòng”, vì trong cuộc sống, bạn bè, người thân sống không gần nhau, có khoảng cách, lâu ngày không gặp càng xa cách, thì lòng cũng khó thể gần nhau. Nhưng nếu chúng ta không bị chi phối bởi không gian và thời gian, tình yêu, tình bạn sẽ mãi keo sơn gắn bó bên nhau. Điều thứ hai, “Khi nhìn thấy nhau thì lòng vui mừng”, hạnh phúc chỉ đơn giản là gặp nhau sau nhiều ngày xa cách, không cần phải phô trương, sang trọng. Giản đơn thôi nhưng vừa đủ. Điều thứ ba, “Nhớ nhau, gặp nhau, chia sẻ món ngon”. Chúng ta hiểu theo phương diện nghĩa bóng, chia sẻ tình cảm với nhau bằng những lời thân thương, với tâm cao thượng của một vị Bồ-tát. Có thế, đôi bên mới vun trồng được hạt giống yêu thương, cùng dựng xây mối quan hệ hằng hữu, gắn kết nhau.

Lời dạy tiếp theo, “Lỡ lời thì đừng tranh chấp”. Qua lời dạy quý báu trong kinh Hiền Nhân, không được tranh chấp vào đúng - sai, hơn - thua. “Nghe, thấy, biết việc lành là vui” là điều dạy thứ năm, được Thượng tọa đề cập trong buổi thuyết giảng. Mục đích lời dạy này, giúp chúng ta vượt qua được tâm đố kỵ, ganh ghét người tài, người tri thức hơn mình. Điều thứ sáu, “Biết người làm ác, khuyên can người đó dừng”. Nếu thấy những sai lầm của người khác, nếu không chỉ ra lỗi lầm, khuyên bảo bằng những phương pháp khéo léo, tinh tế. Điều nhân hậu bảy, “Làm những việc khó làm”. Thay vì than vãn, khiến tâm ta lo lắng và ảnh hưởng cảm xúc tiêu cực, chúng ta hãy cố gắng làm những việc gian khó mà người khác không làm được, có vậy, giá trị bản thân được nâng cao hơn.

6TND_1353_copy_3072x2050

Lời dạy thứ tám, “Không đem chuyện riêng, kể cho người”. Qua đó, chúng ta thường đem chuyện phiền não, khó khăn kể cho mọi người. Điều này vô tình “hâm nóng” phiền não, muộn phiền. Điều thứ chín, “Khi gặp khó khăn, trở ngại thì gắng giúp đỡ”. Chúng ta giúp đỡ người gặp khó khăn bằng sự trí tuệ. Điều cuối cùng, “Khi nghèo khổ, đừng bỏ nhau”. Qua đó, Thượng tọa nhắn nhủ, chúng ta hãy thực tập lối sống “Thiểu dục tri túc”, tức phải sống một cuộc sống ít muốn, biết đủ. Đừng vì kinh tế, tiền tài mà đánh mất giá trị của chúng ta. Bên cạnh đó, đức Phật cũng mong muốn hàng Phật tử, sống thủy chung vợ chồng, dù giàu hay nghèo, đồng vợ đồng chồng trong mọi hoàn cảnh.

Cùng với niềm vui hân hoan đón chào khóa tu, bạn Nhân Bình (sinh viên đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP. HCM) cảm thấy khóa tu đem lại nhiều bài học quý báu, mỗi lần tham dự giúp mình tích góp bao kiến thức bổ ích, chính những điều này sẽ là hành trang giúp bản thân mình có thể giải quyết bao điều chông gai trên đường đời. Mình sẽ giới thiệu đến nhiều bạn bè cùng tham dự khóa tu Tuổi trẻ hướng Phật của chùa Giác Ngộ hơn nữa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm

Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024

Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024

Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.

Đi chùa sám hối?

Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao

Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024

Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.

Xem thêm