Không bệnh, biết đủ và thành tín
Bài kệ 204: “Không bệnh là hạnh phúc lớn. Biết đủ là người giàu nhất. Thành tín là nơi trú ẩn chí thân. Hạnh phúc Niết Bàn là tuyệt đỉnh”.
“Không bệnh là hạnh phúc lớn”. Bệnh thường tước đoạt các giá trị an vui, hạnh phúc dẫn đến tình trạnglực bất tòng tâm, muốn làm nhiều việc lành nhưng sức khỏe không cho phép. Trong tình huống bệnh diễn ra, đạo Phật dạy biện pháp tạo việc lành bằng quán tưởng. Mỗi động tác ra vào thể dục trên giường bệnh, hãy tưởng tượng mình đang dâng hoa, lạy Phật.
Sự quán tưởng là nghệ thuật thay thế giúp đạt giá trị tâm linh từ giá trị vật chất. Trong tiến trình của sự quán luôn bao gồm hai vế: Vế A là vật chất, vế B là tâm linh. Vế B chỉ thành tựu khi nội dung vế A có liên hệ nhân quả. Chẳng hạn, khi dâng hoa phải liên tưởng đến bàn tay, lễ lạy phải liên hệ đến toàn thân với các động tác co duỗi. Liên tưởng đến mình đang có mặt trước chính điện của ngôi chùa, hoặc trước bàn thờ Phật ở nhà, công đức vẫn có một cách bình đẳng, ngang bằng như công đức của người đang thực tập.
Quán tưởng như vậy thì dù bệnh tai biến mạch máu não dẫn đến bán thân bất toại, bế tắc vẫn có thể được khai không. Trong lúc lễ lạy nếu có sức khỏe, hãy để ý thức vận hành toàn thân đặc biệt tập trung ở vùng đau nhức. Cứ nghĩ luồng khí đi ngang qua những chỗ này sẽ cuốn hết các bệnh, và dùng một phần hồi hướng công đức phước báu đã tạo dựng trong quá khứ tập trung vào ngay cơn bệnh để giải quyết thì sự hồi hướng đó có thể tháo gỡ phần nào. Điều này có vẻ phi vật lý nhưng lại là sự thật. Hiểu rõ không có bệnh là một điều hạnh phúc thì cần phải thực tập để trong lúc bệnh vẫn có hạnh phúc tương đương.
“Biết đủ là người giàu nhất”. Điều này rất sâu sắc và triết lý. Người có tham vọng nhiều khó có thể hạnh phúc vì luôn “đứng núi này trông núi nọ”. Mang tâm niệm như vậy nên rất nhiều người đã mất hạnh phúc gia đình. Vợ đẹp, chồng đàng hoàng cỡ nào cũng thấy không thấy đủ, đi tìm kiếm điều mới lạ. Càng đi tìm thì càng đánh mất chính mình, đánh mất hạnh phúc. Nên hãy hài lòng và biết đủ với những gì mình đang có. Phải biết rằng nhân duyên, điều kiện môi trường, hoàn cảnh dẫn đến kết quả như vậy, không thể muốn khác được. Nếu muốn nhiều hơn thì phải thay đổi môi trường, điều kiện, hoàn cảnh… đó là tiến trình “chuyển nghiệp” mà đức Phật dạy phải làm, bằng không thì không bao giờ có được.
“Thành tín là nơi trú ẩn chí thân”. Niềm tin, uy tín, sự chân thành, đứng đắn là phương tiện thiết lập tình thân, tình thương trong xã hội và cộng đồng. Ai đánh mất uy tín sẽ khó thiết lập lại, sống chân thành bằng trái tim thì dù nói ít mà vẫn tạo dựng được lòng tin, dù nói mộc mạc không văn hoa vẫn có tác dụng. Tư cách đạo đức tạo ra niềm tin, tạo ra giá trị trong các mối quan hệ. Ngược lại, người nói hay, nói giỏi nhưng không thành tâm thì đổ vỡ sẽ rất lớn, thậm chí bị quy kết là lừa đảo.
Dù biết không bệnh, biết đủ, thành tín có thể mang lại niềm vui trong các mối quan hệ xã hội, nhưng hạnh phúc của Niết Bàn mới chính là niềm vui lớn nhất. Do đó, cần phải thực tập, trao truyền các giá trị tâm linh.
Nên đến chùa vào những ngày chủ nhật, dù ở nhà đã có góc tâm linh nhỏ, có sinh hoạt, thực tập đều đặn. Nhiều Phật tử cho rằng mình đã tu mấy chục năm, đã nghe giảng từ các bậc cao tăng hòa thượng thì cần gì phải đến chùa gặp gỡ thầy nhỏ, sư cô trẻ còn non nớt. Hiểu như vậy là sai lầm, đến chùa không chỉ tu cho bản thân mà còn tu cho người khác. Người đi chùa càng lâu năm càng cần phải đi chùa nhiều hơn để làm gương cho con cháu.
Đức Phật Thích Ca sau sáu năm khổ hạnh đã phát hiện ra con đường Trung đạo, theo con đường này Ngài đã giác ngộ ở tuổi 35 (đối với Nam Tông) và 30 (đối với Bắc Tông). Mỗi ngày, Ngài ngồi thiền và thực tập như bao vị tân binh tâm linh khác. Điều này cũng dễ hiểu, vì đức Phật tu cho các đệ tử của Ngài để các đệ tử noi gương theo, khi có bế tắc muốn hỏi thì ngài giải đáp ngay tại chỗ.
Các võ sư, mặc dù đã Thập đẳng huyền đai, nhưng mỗi ngày đều đặn vẫn luyện tập những đòn cơ bản đầu tiên để gân cốt linh hoạt. Con đường hành trì cũng vậy. Tu một mặt cho bản thân, sau khi hoàn tất thì tiếp tục tu cho người khác. Sau thời gian làm Phật sự mà cảm thấy không muốn làm nữa là biết mình đã đi sai. Rất nhiều Phật tử không muốn đến chùa, chỉ muốn tu tại gia, vì đến chùa gặp nhiều phiền não, chuyện thị phi, không tùy hỷ,… ở nhà cảm thấy bình an hơn. Hành động rúc đầu vào mai như con rùa chỉ có cảm giác trấn an chứ không bình an. Bản chất của tu là dấn thân. Phật tử thực tập cũng phải dấn thân, tu sĩ lại càng dấn thân nhiều hơn nữa.
Tóm lại Niết Bàn là niềm vui lớn nhất, muốn vậy hành giả phải duy trì tâm linh, phát triển tâm linh cho bản thân và cho người khác.
Bài kinh Pháp cú với phẩm An Lạc Sukhavagga đã dạy chúng ta những kỹ năng để đạt được an vui, hạnh phúc trong cuộc đời. Tuy nhiên cần lưu ý sự khác biệt giữa hạnh phúc và an vui. Nhà Phật thường dùngtừ “an vui” hơn là “hạnh phúc” dù trong ngôn ngữ Pali, hai từ này chỉ là một. An vui thuộc về sự tĩnh tại của tâm, vượt qua mọi thăng trầm dù thuận hay nghịch của hoàn cảnh, dù gặp người tốt hay xấu thì tâm vẫn vẳng lặng bình an. Bão đi qua cổng chùa mà đức Phật vẫn ngồi yên bất động. Giữ tâm được như thế mới được gọi là an lạc. Còn hạnh phúc có thể có niềm vui trước mắt nhưng có thể khổ đau khi niềm vui này không còn. Buồn vui lẫn lộn là con đường thế gian. Cười trước, buồn sau hay cười sau buồn trước đều là sự lẩn quẩn của hạnh phúc. Người thực tập, với tư cách tu tại gia, ngoài những giá trị hạnh phúcmà mình có cần phải phát huy thêm chất liệu an lạc mà an lạc là hải đảo của tự thân, tức là vững chãi, thảnh thơi, không chao đảo, không bị biến đổi trong sự biến đổi của cuộc đời. Được như vậy, chúng ta mới thực sự được an vui hạnh phúc, mới đủ bản lĩnh tiếp tục các Phật sự, dấn thân làm các công việc từ thiện, đóng góp cho xã hội cộng đồng, gia đình theo sở trường, khả năng, điều kiện đang có.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Buông xả những nỗi lo âu
Sống an vui 11:00 22/11/2024Ta hay nhân danh sự bận rộn, bổn phận, trách nhiệm để cho phép mình rời bỏ chính mình bất cứ lúc nào. Khi thức dậy là ta đã bắt đầu phóng tâm đi lang thang bên ngoài, tìm kiếm cái này, nắm bắt cái kia.
Học chim làm tổ
Sống an vui 07:30 22/11/2024Nhìn những chú chim cần mẫn siêng năng tước từng cọng cây, ngọn lá về đan tổ, chúng ta học được rất nhiều đạo lý.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Sống an vui 15:00 21/11/2024Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Chuyên gia chỉ cách lập kế hoạch ăn chay khoa học, tốt cho sức khỏe
Sống an vui 13:30 21/11/2024Ăn chay, sống "xanh" đang dần trở thành xu hướng mới trong lối sống hiện đại. Tuy nhiên, ăn chay sao cho đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe không phải ai cũng có đủ sự hiểu biết và kiên trì để thực hiện.
Xem thêm