Không chỉ nghe bằng tai mà cả bằng tâm nữa
Con đọc trong nền tảng Phật giáo quyển 1 có nói rằng: Sau khi Đức Thế Tôn thành Đạo, Ngài muốn tế độ cho Đạo Sư Alara Kalamagotta được nghe Chánh Pháp, ngộ Tứ Thánh đế. Nhưng sau đó Ngài biết được vị Đạo sư này đã viên tịch. Do năng lực Đệ Tam Thiền Vô Sắc cho quả tái sinh lên cõi Vô Sở Hữu Xứ Thiên thuộc Vô sắc giới. Khi nghe như vậy, Đức Bổn Sư đã nghĩ rằng “Thật là sự bất lợi lớn lao quá”.

Vậy con muốn hỏi:
Các bậc chứng thiền định cao còn bị mất cơ hội lớn lao như thế. Vậy thì hạng phàm phu chúng sinh, sau khi từ bỏ xác thân giả tạm này cũng không còn sắc uẩn nữa thì trong lúc lâm chung và sau khi lâm chung làm sao nghe được tiếng niệm Phật do người sống trợ niệm cho họ?
Con cũng hiểu được rằng: tuy sắc uẩn bị tan hoại nhưng tánh biết vẫn còn. Nhưng không có tai thì làm sao nghe niệm Phật được?
Con kính mong nhận được hồi âm của Thầy.
Trả lời:
Vấn đề không phải ở chỗ sau khi chết có sắc uẩn để nghe hay không, mà là người đã chết sẽ nhận biết như thế nào:
Những người chứng thiền định thích trụ vào tâm định, nhất là sau khi chết đang hưởng quả định ở cõi Sắc và Vô Sắc Giới Thiên. Với tâm trụ như vậy họ không có tác ý "nghe" pháp, do đó mà bất lợi chứ không phải bất lợi vì không "nghe" được.
Dùng tai để nghe chỉ là một trong những cách để nhận biết thôi, vì vậy không nghe không hẳn đã không nhận biết được. Ở các cõi thiền cách "nghe" & "thấy" không giống cách nghe & thấy của cõi người. Dù không có giác quan như người nhưng họ vẫn nhận biết được qua Thắng tri (abhijànati) của họ.
Người chết không nghe qua lời nói hay ngôn ngữ dương gian mà tánh biết cảm nhận được tâm ý của người sống. Giống như khi chúng ta cảm nhận được tâm ý một người nào đó mặc dù người ấy không nói ra gì cả.
Vì vậy đọc kinh cho người chết phải đọc bằng tâm chứ không phải đọc bằng tiếng thì người chết mới cảm ứng được.
Ví dụ người con đọc kinh cho hương linh mẹ mà đọc cho thật lớn nhưng với tâm buồn khổ thì người mẹ chỉ cảm nhận được sự buồn khổ thôi chứ đâu có nghe con mình đọc gì. Bản thân bà khi còn sống đọc kinh còn chưa hiểu được huống chi khi chết!...
Nguồn: trungtamhotong.org
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, giảm nghiệp chướng và tăng phước huệ
Phật giáo thường thức
Quý vị có tin chỉ cần dùng một câu nói là có thể độ hết chúng sanh không?

Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật
Phật giáo thường thức
Hỏi: Cách nhìn giữa chúng sanh, Bồ Tát, và Thiền sư ví dụ: cùng cây gậy phàm phu cho cậy gậy là thật nên khởi tâm phân biệt tốt xấu. Nhị thừa cho cây gậy là không, vô thường sẽ mục nát hư hoại. Duyên giác gọi đó là huyễn hóa do nhân duyên sanh.

Nhân duyên gì để thành Phật?
Phật giáo thường thức
Để thấy được sự vĩ đại của Đức Phật lớn lao đến nhường nào, chúng ta không chỉ tìm hiểu trong lịch sử cuộc đời Đức Phật cách đây 2500 năm ở Ấn Độ. Mà chúng ta cần phải tìm hiểu về quá trình tu Bồ Tát Đạo hết sức lâu xa và bi tráng của các tiền thân Đức Phật.

Biểu tượng của lòng từ bi vô lượng
Phật giáo thường thức
Bồ-tát Quan Âm là biểu tượng của lòng từ bi vô lượng và sự cứu độ không ngừng đối với chúng sinh.
Xem thêm