Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 11/10/2019, 13:33 PM

Không gian thiền vị đẹp như trong phim ở ngôi chùa hơn 1000 năm tuổi - Địa Tạng Phi Lai Tự

Chùa Địa Tạng Phi Lai cách Hà Nội khoảng 70 km, tựa lưng vào núi, hai bên là tả thanh long, hữu bạch hổ với nhiều cổ vật thiêng liêng, mang tính lịch sử.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về chùa Việt 

Thôn Ninh Trung xưa có tên gọi là thôn Đùng - lấy theo tên gọi của chùa Đùng - ngôi chùa to và rộng tới cả hơn 100 gian. Tuy nhiên theo thời gian kiến trúc cảnh quan bị bào mòn, không được tu tạo, cây cối mọc hoang vây kín nên chùa Đùng dường như bị bỏ quên, xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 12-2015, ĐĐ.Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên chùa thành Địa Tạng Phi Lai.

Lối vào chùa Địa Tạng với phiến đá lớn đề tên chùa. (Ảnh: Vũ Thái)

Lối vào chùa Địa Tạng với phiến đá lớn đề tên chùa. (Ảnh: Vũ Thái)

Dãy Phi Lai uốn lượn hình vong cung, thế ngai vàng, ôm trọn không gian chùa Địa Tạng. (Ảnh: Vũ Thái)

Dãy Phi Lai uốn lượn hình vong cung, thế ngai vàng, ôm trọn không gian chùa Địa Tạng. (Ảnh: Vũ Thái)

Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến chùa là một màu trắng tinh khiết của những viên đá trắng trải đầy sân trước khu nhà Tổ, gợi không gian thiền vị, bình an đến lạ kỳ. (Ảnh: Đình Khoa)

Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến chùa là một màu trắng tinh khiết của những viên đá trắng trải đầy sân trước khu nhà Tổ, gợi không gian thiền vị, bình an đến lạ kỳ. (Ảnh: Đình Khoa)

Toàn cảnh không gian chính điện thờ Tam Bảo nhìn từ bên ngoài. (Ảnh: Đình Khoa)

Toàn cảnh không gian chính điện thờ Tam Bảo nhìn từ bên ngoài. (Ảnh: Đình Khoa)

Bên trong chính điện, không gian thoáng với tượng Đức Thế Tôn, Bồ tát Địa Tạng, Tôn giả A Nan và Ca Diếp cùng 4 pho Tứ Đại Thiên Vương. Tất cả đều được tạc với cỡ lớn và làm từ nguyên liệu gốm không nung. (Ảnh: Đình Khoa)

Bên trong chính điện, không gian thoáng với tượng Đức Thế Tôn, Bồ tát Địa Tạng, Tôn giả A Nan và Ca Diếp cùng 4 pho Tứ Đại Thiên Vương. Tất cả đều được tạc với cỡ lớn và làm từ nguyên liệu gốm không nung. (Ảnh: Đình Khoa)

Gương mặt của Đức Thế Tôn mang thần thái rạng rỡ như trăng Rằm. Ngài ngồi trên một tòa sen bằng đất, bên dưới là bệ đỡ dát bạc xung quanh với ngụ ý: Mọi vàng bạc châu báu thế gian chỉ là những thứ lót dưới chân của bậc giác ngộ. (Ảnh: Vũ Thái)

Gương mặt của Đức Thế Tôn mang thần thái rạng rỡ như trăng Rằm. Ngài ngồi trên một tòa sen bằng đất, bên dưới là bệ đỡ dát bạc xung quanh với ngụ ý: Mọi vàng bạc châu báu thế gian chỉ là những thứ lót dưới chân của bậc giác ngộ. (Ảnh: Vũ Thái)

Những tảng đá lớn sẫm màu dẫn từ khu Tam Bảo đến nhà thờ Tổ và các không gian thờ tự khác tại bản tự. (Ảnh: Vũ Thái)

Những tảng đá lớn sẫm màu dẫn từ khu Tam Bảo đến nhà thờ Tổ và các không gian thờ tự khác tại bản tự. (Ảnh: Vũ Thái)

Sau chiến thắng quân Chiêm Thành, các tù binh được đưa về chùa Đùng xây dựng tháp, nên gạch ngói nơi này mang kiến trúc Chăm-pa rõ rệt. Nhiều mẫu gạch cổ sau mưa gió phát lộ, thi thoảng vẫn được sư thầy và các chú tiểu ở chùa tìm thấy và lưu giữ cẩn thận. (Ảnh: Đình Khoa)

Sau chiến thắng quân Chiêm Thành, các tù binh được đưa về chùa Đùng xây dựng tháp, nên gạch ngói nơi này mang kiến trúc Chăm-pa rõ rệt. Nhiều mẫu gạch cổ sau mưa gió phát lộ, thi thoảng vẫn được sư thầy và các chú tiểu ở chùa tìm thấy và lưu giữ cẩn thận. (Ảnh: Đình Khoa)

Các mẫu gạch ngói tìm thấy được ở Địa Tạng Phi Lai tự gồm: Gạch in hình hoa sen, ngói mũi hài, các viên gạch hình rồng, hình thần chim Garuda, bia đá viền khắc hình công phượng và người Việt xưa, cùng nhiều đồ gốm sứ khác. Tháng 8/2018, sau khi về thẩm định, nhà sử học Lê Văn Lan kết luận: “Ở đây chúng ta đang có 2 bộ phận của linh vật, cổ vật. Đó là những vật thực tế đã sống, đã làm những việc trong lịch sử, trong văn hóa - và những vật là mô hình thu nhỏ từ thời Lý - Trần… Như vậy gốc của những vật chúng ta đang thấy ở đây nó là mô hình thu nhỏ của một cuộc phiêu lưu cả trên không gian và qua thời gian lịch sử: Ấn Độ - Chân Lạp - Chiêm Thành - Đại Việt”. (Ảnh: Đình Khoa)

Các mẫu gạch ngói tìm thấy được ở Địa Tạng Phi Lai tự gồm: Gạch in hình hoa sen, ngói mũi hài, các viên gạch hình rồng, hình thần chim Garuda, bia đá viền khắc hình công phượng và người Việt xưa, cùng nhiều đồ gốm sứ khác. Tháng 8/2018, sau khi về thẩm định, nhà sử học Lê Văn Lan kết luận: “Ở đây chúng ta đang có 2 bộ phận của linh vật, cổ vật. Đó là những vật thực tế đã sống, đã làm những việc trong lịch sử, trong văn hóa - và những vật là mô hình thu nhỏ từ thời Lý - Trần… Như vậy gốc của những vật chúng ta đang thấy ở đây nó là mô hình thu nhỏ của một cuộc phiêu lưu cả trên không gian và qua thời gian lịch sử: Ấn Độ - Chân Lạp - Chiêm Thành - Đại Việt”. (Ảnh: Đình Khoa)

“Từ các cổ vật, linh vật tìm thấy ở chùa Đùng, có thể kết luận ở đây đã xuất hiện các công trình chùa tháp từ thời Tiền Lê (thế kỷ X), thời Lý (thế kỷ XI-XII), thời Trần (thế kỷ XIII-XIV), và những miếng gốm sứ có men, có nền màu trắng, hoa văn màu xanh là đặc trưng màu men thời Lê (thế kỷ XV)”, ông Lê Văn Lan cho biết. (Ảnh: Đình Khoa)

“Từ các cổ vật, linh vật tìm thấy ở chùa Đùng, có thể kết luận ở đây đã xuất hiện các công trình chùa tháp từ thời Tiền Lê (thế kỷ X), thời Lý (thế kỷ XI-XII), thời Trần (thế kỷ XIII-XIV), và những miếng gốm sứ có men, có nền màu trắng, hoa văn màu xanh là đặc trưng màu men thời Lê (thế kỷ XV)”, ông Lê Văn Lan cho biết. (Ảnh: Đình Khoa)

Hai bên chính điện là hai hồ nước nhỏ trồng sen và hoa súng, dẫn vào các lầu thờ Bồ Tát Phổ Hiền và Văn Thù Sư Lợi. (Ảnh: Đình Khoa)

Hai bên chính điện là hai hồ nước nhỏ trồng sen và hoa súng, dẫn vào các lầu thờ Bồ Tát Phổ Hiền và Văn Thù Sư Lợi. (Ảnh: Đình Khoa)

Nắng chiều rơi bên hiên khu nhà thờ Tổ làm không gian lung linh đẹp như trong thần thoại. (Ảnh: Đình Khoa)

Nắng chiều rơi bên hiên khu nhà thờ Tổ làm không gian lung linh đẹp như trong thần thoại. (Ảnh: Đình Khoa)

Trên khoảng sân chung của khu nhà Tổ và nhà thờ Đức Thánh Hiền, có một sư bác mỗi buổi sáng thường xuyên vẽ 12 vòng tròn bao quanh một phiến đá, tượng trưng cho thuyết duyên khởi - tức

Trên khoảng sân chung của khu nhà Tổ và nhà thờ Đức Thánh Hiền, có một sư bác mỗi buổi sáng thường xuyên vẽ 12 vòng tròn bao quanh một phiến đá, tượng trưng cho thuyết duyên khởi - tức "thập nhị nhân duyên" của Đức Phật. Như một sự tu tập, sư bác vừa niệm kinh, vừa vẽ những vòng tròn đó giống như một sự thiền định. Trong động có tĩnh, trong tĩnh có tâm. Tâm có tịnh thì lòng mới an. Tâm bình yên thì đời mới an tĩnh. (Ảnh: Vũ Thái)

Bên trong nhà Tổ là hệ thống tượng thờ 42 đời quý sư đã từng trụ trì tại chùa. (Ảnh: Đình Khoa)

Bên trong nhà Tổ là hệ thống tượng thờ 42 đời quý sư đã từng trụ trì tại chùa. (Ảnh: Đình Khoa)

Một trà thất nhỏ nằm liền kề bên cạnh nhà Tổ. (Ảnh: Vũ Thái)

Một trà thất nhỏ nằm liền kề bên cạnh nhà Tổ. (Ảnh: Vũ Thái)

Từ trà thất nhìn ra là không gian ao cá với tiếng suối róc rách chảy từ trên đỉnh núi xuống. (Ảnh: Đình Khoa)

Từ trà thất nhìn ra là không gian ao cá với tiếng suối róc rách chảy từ trên đỉnh núi xuống. (Ảnh: Đình Khoa)

Khu vườn lan liền kề trà thất. (Ảnh: Vũ Thái)

Khu vườn lan liền kề trà thất. (Ảnh: Vũ Thái)

Tiến dần lên mé bên hông phải nhà Tổ là các bãi đá trắng. (Ảnh: Đình Khoa)

Tiến dần lên mé bên hông phải nhà Tổ là các bãi đá trắng. (Ảnh: Đình Khoa)

Vào tháng 11 hàng năm, lau tím nở đầy trên các sườn đồi tại chùa Địa Tạng Phi Lai. (Ảnh: Đình Khoa)

Vào tháng 11 hàng năm, lau tím nở đầy trên các sườn đồi tại chùa Địa Tạng Phi Lai. (Ảnh: Đình Khoa)

Hãy để chân trần, thả trên bãi đá trắng - trắng như chính lòng bạn trong veo. Hoặc đưa tay chạm lên đá mát lành. Đá lăn tăn như đang cựa mình dưới chân, hân hoan chào đón. Đá ngậm sương đêm, ngậm gió rừng, ngậm tươi mát hơi thở đất trời, lan dần từ chân lên khắp cơ thể... Đá truyền cho ta sự nhẫn nại, lặng im... Lặng im để cảm nhận. Để yêu thương. (Ảnh: Đình Khoa)

Hãy để chân trần, thả trên bãi đá trắng - trắng như chính lòng bạn trong veo. Hoặc đưa tay chạm lên đá mát lành. Đá lăn tăn như đang cựa mình dưới chân, hân hoan chào đón. Đá ngậm sương đêm, ngậm gió rừng, ngậm tươi mát hơi thở đất trời, lan dần từ chân lên khắp cơ thể... Đá truyền cho ta sự nhẫn nại, lặng im... Lặng im để cảm nhận. Để yêu thương. (Ảnh: Đình Khoa)

Pho tượng gỗ ngấm mưa nắng mấy trăm năm vẫn còn trên đỉnh núi. Chia sẻ về pho tượng Tổ này, cùng nhân duyên về với chùa Địa Tạng Phi Lai – sư thầy Thích Minh Quang chia sẻ: “Lập thu năm Ất Mùi, trong một lần chiêm bao, tôi mộng thấy mình về một nơi đất lạ - nhưng cảm giác thân quen đến lạ kỳ. Tỉnh dậy, tôi đề đôi vần thơ: “Một thoáng tôi về với chùa xưa/ Mấy trăm năm trước nhớ kẻ đưa/ Tôi về cõi mộng rồi nhập thế/ Nay tôi trở về - cảnh khác xưa.../ Dấu chân tôi bước chìm trong cỏ/ Cánh đại thoảng buồn gió nhẹ đưa/ Tượng xưa vẫn đó - tôi ngồi đó/ Khói tỏa lam chiều ảo ảnh xưa

Pho tượng gỗ ngấm mưa nắng mấy trăm năm vẫn còn trên đỉnh núi. Chia sẻ về pho tượng Tổ này, cùng nhân duyên về với chùa Địa Tạng Phi Lai – sư thầy Thích Minh Quang chia sẻ: “Lập thu năm Ất Mùi, trong một lần chiêm bao, tôi mộng thấy mình về một nơi đất lạ - nhưng cảm giác thân quen đến lạ kỳ. Tỉnh dậy, tôi đề đôi vần thơ: “Một thoáng tôi về với chùa xưa/ Mấy trăm năm trước nhớ kẻ đưa/ Tôi về cõi mộng rồi nhập thế/ Nay tôi trở về - cảnh khác xưa.../ Dấu chân tôi bước chìm trong cỏ/ Cánh đại thoảng buồn gió nhẹ đưa/ Tượng xưa vẫn đó - tôi ngồi đó/ Khói tỏa lam chiều ảo ảnh xưa". Như ứng với điềm mộng, 3 năm sau đó tôi về đất này. Cảnh tuy khác xưa, mà vẫn thấy thân quen tự bao đời bao kiếp. Gốc đại rêu phong vẫn còn, khói lam chiều vẫn bay. Tượng tổ xưa còn lưu dấu nơi đất này. Và tôi ở lại nối tiếp mạch xưa nay...”. (Ảnh: Đình Khoa)

Từ đỉnh núi, đi theo hướng vòng cung, tiến sang mé bên trái là “Phi Lai Cốc”. (Ảnh: Vũ Thái)

Từ đỉnh núi, đi theo hướng vòng cung, tiến sang mé bên trái là “Phi Lai Cốc”. (Ảnh: Vũ Thái)

Căn nhà đất giản dị với không gian sân vườn mộc mạc, bình yên luôn để lại ấn tượng đặc biệt với các vị khách ghé thăm. (Ảnh: Đình Khoa)

Căn nhà đất giản dị với không gian sân vườn mộc mạc, bình yên luôn để lại ấn tượng đặc biệt với các vị khách ghé thăm. (Ảnh: Đình Khoa)

Không gian bên trong là nền đất với bàn ghế tre giản dị và các đồ làm nông của người dân Bắc bộ xưa như: Nia, sàng, chạn gỗ, nơm, giỏ… (Ảnh: Đình Khoa)

Không gian bên trong là nền đất với bàn ghế tre giản dị và các đồ làm nông của người dân Bắc bộ xưa như: Nia, sàng, chạn gỗ, nơm, giỏ… (Ảnh: Đình Khoa)

Từ cửa sổ nhìn ra là màu đỏ rực của hoa chuối rừng mang lại cảm giác ấm áp giữa núi rừng bốn mùa hoang sơ, mát lành. (Ảnh: Đình Khoa)

Từ cửa sổ nhìn ra là màu đỏ rực của hoa chuối rừng mang lại cảm giác ấm áp giữa núi rừng bốn mùa hoang sơ, mát lành. (Ảnh: Đình Khoa)

Các khu dừng nghỉ dưới những lều lợp lá cọ thường đặt các bàn cờ để Phật tử có thể thong dong kết nối, thư thái. (Ảnh: Vũ Thái)

Các khu dừng nghỉ dưới những lều lợp lá cọ thường đặt các bàn cờ để Phật tử có thể thong dong kết nối, thư thái. (Ảnh: Vũ Thái)

Thư viện dưới lòng đất là nơi lưu giữ hàng trăm bộ Kinh Tạng khác nhau cùng hơn một vạn đầu sách khác nhau về Phật giáo và những góc nhìn nhập thế. (Ảnh: Đình Khoa)

Thư viện dưới lòng đất là nơi lưu giữ hàng trăm bộ Kinh Tạng khác nhau cùng hơn một vạn đầu sách khác nhau về Phật giáo và những góc nhìn nhập thế. (Ảnh: Đình Khoa)

Ngoài khu chính điện và nhà thờ Tổ, chùa còn có 2 gian thờ Đức Thánh Hiến và Đức Ông nằm đối xứng hai bên tả, hữu. (Ảnh: Vũ Thái)

Ngoài khu chính điện và nhà thờ Tổ, chùa còn có 2 gian thờ Đức Thánh Hiến và Đức Ông nằm đối xứng hai bên tả, hữu. (Ảnh: Vũ Thái)

Gian thờ Tôn giả Xá Lợi Phất. (Ảnh: Đình Khoa)

Gian thờ Tôn giả Xá Lợi Phất. (Ảnh: Đình Khoa)

Bình minh xanh nơi chùa Địa Tạng Phi Lai. (Ảnh: Đình Khoa)

Bình minh xanh nơi chùa Địa Tạng Phi Lai. (Ảnh: Đình Khoa)

Giữa núi rừng hoang sơ, mát lành, trên cái vòng cung của thiên nhiên này, đứng ở mỗi góc khác nhau, lại thu vào tầm mắt những vẻ đẹp khác nhau của ngôi chùa hơn 1000 năm tuổi. (Ảnh: Đình Khoa)

Giữa núi rừng hoang sơ, mát lành, trên cái vòng cung của thiên nhiên này, đứng ở mỗi góc khác nhau, lại thu vào tầm mắt những vẻ đẹp khác nhau của ngôi chùa hơn 1000 năm tuổi. (Ảnh: Đình Khoa)

Góc nhìn từ chính điện ra lối vào chùa với những đồng lúa xanh mênh mang. Bất kỳ ai một lần có duyên tìm đến, trở về dưới mái chùa Địa Tạng, đều thấy bình yên. Mọi thứ nơi đây vẫn luôn được nâng niu, có hồn và đầy tinh tế, yêu thương dưới bàn tay quý thầy... (Ảnh: Đình Khoa)

Góc nhìn từ chính điện ra lối vào chùa với những đồng lúa xanh mênh mang. Bất kỳ ai một lần có duyên tìm đến, trở về dưới mái chùa Địa Tạng, đều thấy bình yên. Mọi thứ nơi đây vẫn luôn được nâng niu, có hồn và đầy tinh tế, yêu thương dưới bàn tay quý thầy... (Ảnh: Đình Khoa)

Dường như trong mỗi ánh nhìn của thầy, từng góc nho nhỏ ở đây là một đời sống. Chúng đang vận động, xoay chuyển, luân hồi, kể cho nhau nghe về những gương mặt người đã ghé thăm, những bước chân phiêu bạt dài rộng khắp chốn nhân gian. Cả những tính toan mỏi mệt, về đến nơi này bỗng nhẹ như mây, tâm thanh tịnh chẳng còn vướng bận... Thấy cuộc đời như gió thoáng qua. Muốn làm bông hoa, mỗi ngày đều nở hết mình. Đêm tàn cánh rụng, tan vào đất, lẫn vào cỏ, ủ mầm đợi bình minh. Ngày mới sang, lại yêu thương, khẽ khàng nở.... (Ảnh: Đình Khoa)

Dường như trong mỗi ánh nhìn của thầy, từng góc nho nhỏ ở đây là một đời sống. Chúng đang vận động, xoay chuyển, luân hồi, kể cho nhau nghe về những gương mặt người đã ghé thăm, những bước chân phiêu bạt dài rộng khắp chốn nhân gian. Cả những tính toan mỏi mệt, về đến nơi này bỗng nhẹ như mây, tâm thanh tịnh chẳng còn vướng bận... Thấy cuộc đời như gió thoáng qua. Muốn làm bông hoa, mỗi ngày đều nở hết mình. Đêm tàn cánh rụng, tan vào đất, lẫn vào cỏ, ủ mầm đợi bình minh. Ngày mới sang, lại yêu thương, khẽ khàng nở.... (Ảnh: Đình Khoa)

Ngôi chùa trở thành điểm hẹn cuối tuần cho đông đảo các bạn sinh viên tìm về công quả và tu tập bên quý thầy. (Ảnh: Đình Khoa)

Ngôi chùa trở thành điểm hẹn cuối tuần cho đông đảo các bạn sinh viên tìm về công quả và tu tập bên quý thầy. (Ảnh: Đình Khoa)

Với tư tưởng “Ngôi chùa là một trường học lớn cho tâm hồn và nhân cách, đặc biệt của những Phật tử trẻ” – mỗi mùa hè, chùa Địa Tạng Phi Lai thường tổ chức 4-5 khóa tu mùa hè miễn phí cho các bạn học sinh, sinh viên. Mỗi khóa tu sẽ diễn ra từ 7-10 ngày. (Ảnh: Đình Khoa)

Với tư tưởng “Ngôi chùa là một trường học lớn cho tâm hồn và nhân cách, đặc biệt của những Phật tử trẻ” – mỗi mùa hè, chùa Địa Tạng Phi Lai thường tổ chức 4-5 khóa tu mùa hè miễn phí cho các bạn học sinh, sinh viên. Mỗi khóa tu sẽ diễn ra từ 7-10 ngày. (Ảnh: Đình Khoa)

Đêm lửa trại rộn ràng kết nối, truyền cảm hứng sống tích cực, biết hòa mình với tập thể cho các bạn trẻ. (Ảnh: Đình Khoa)

Đêm lửa trại rộn ràng kết nối, truyền cảm hứng sống tích cực, biết hòa mình với tập thể cho các bạn trẻ. (Ảnh: Đình Khoa)

Một khoảnh khắc ấm áp mùa đông với 3 chú tiểu tại bản tự đang đun nước tắm. (Ảnh: Đình Khoa)

Một khoảnh khắc ấm áp mùa đông với 3 chú tiểu tại bản tự đang đun nước tắm. (Ảnh: Đình Khoa)

Chẳng cần phải đi đâu đó thật xa, đến những danh thắng thật ồn ào nhiều người biết...Nơi này. Thời gian ngừng lại. Tịnh độ nhân gian. Tâm tròn lòng an... Nhẹ nhàng như mây.. (Ảnh: Đình Khoa)

Chẳng cần phải đi đâu đó thật xa, đến những danh thắng thật ồn ào nhiều người biết...Nơi này. Thời gian ngừng lại. Tịnh độ nhân gian. Tâm tròn lòng an... Nhẹ nhàng như mây.. (Ảnh: Đình Khoa)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Media 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên ngôi chùa ngàn năm tuổi ở Hà Nội

Media 09:33 27/03/2024

Mỗi năm tháng 3 hoa gạo nở đỏ rực ở chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội khiến du khách đến vãn cảnh ngôi chùa ngàn năm tuổi thích thú.

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Media 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát

Media 11:20 12/03/2024

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh.

Xem thêm