Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 16/09/2019, 13:51 PM

Không khí Hà Nội ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng

Sau nhiều ngày chất lượng không khí thành phố tương đối tốt do trời mưa, ngày 15/9 chất lượng không khí Hà Nội lại lên ngưỡng ô nhiễm nghiêm trọng.

>>Phật giáo và môi trường 

Ô nhiễm không khí được coi là vấn đề nghiêm trọng của thủ đô Hà Nội trong nhiều năm qua, đặc biệt là vào mùa đông, khi hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra thường xuyên hơn.

Ô nhiễm không khí được coi là vấn đề nghiêm trọng của thủ đô Hà Nội trong nhiều năm qua, đặc biệt là vào mùa đông, khi hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra thường xuyên hơn.

Sáng chủ nhật, ngày 15/9, dù là ngày cuối tuần, lượng phương tiện tham gia giao thông thấp hơn song bầu không khí Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng ở hầu hết các điểm đo.

Theo ghi nhận của ứng dụng quan trắc chất lượng không khí PAMAir, hơn 40 điểm đo của Hà Nội vào lúc 8h sáng nay đều có chỉ số chất lượng không khí AQI từ 150-170, thuộc nhóm  màu đỏ (thang bậc 4 trong 6 tháng bậc chất lượng không khí theo cách tính của Mỹ). Không khí như trên được xếp vào nhóm không tốt cho sức khỏe tất cả mọi người.

Điểm đo có chất lượng không khí tệ nhất là Học viện Tài Chính với chỉ số AQI là 179. Các điểm đo ở trung tâm Hà Nội như Bảo Linh (Hoàn Kiếm) là 161, Hàng Trống (Hoàn Kiếm 170),  Trần Quang Khải 160. Các điểm đo khác như ngã 6 Ô Chợ Dừa là 164, Thái Hà (Đống Đa) là 155, Ngã Tư Sở là 156.

Theo bảng phân cấp chỉ số AQI ở Việt Nam, chỉ số AQI từ 100-200 thuộc nhóm không tốt, những người mắc bệnh nhạy cảm như hô hấp, tim mạch nên hạn chế ra ngoài. Theo bảng phân cấp chỉ số AQI ở Úc, AQI trên 150 thuộc nhóm rất kém, tất cả mọi người chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí. Tại Thái Lan, chỉ số không khí lên ngưỡng như trên sẽ phải đóng cửa trường học để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh cũng như giảm lượng phương tiện tham gia giao thông. Ngày 30/1/2019, thủ đô Băng Cốc của Thái Lan từng đóng cửa 437 trường học vì chỉ số AQI lên hơn 170.

Trước đó, trong hai ngày 25-26/8, Hà Nội cũng chìm trong sương mù mờ mịt do ô nhiễm không khí, nhiều người tham gia giao thông cảm thấy ngột ngạt khi di chuyển trên đường.

Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng vào sáng nay, theo ghi nhận của Hệ thống quan trắc PAMAir. Ảnh: Nguyễn Hoài

Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng vào sáng nay, theo ghi nhận của Hệ thống quan trắc PAMAir. Ảnh: Nguyễn Hoài

Ô nhiễm không khí được coi là vấn đề nghiêm trọng của thủ đô Hà Nội trong nhiều năm qua, đặc biệt là vào mùa đông, khi hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra thường xuyên hơn. Có nhiều nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí thủ đô gồm hoạt động giao thông, xây dựng, hoạt động sản xuất công nghiệp.

Trong các vấn đề ô nhiễm không khí Hà Nội, ô nhiễm bụi mịn PM2.5 là vấn đề nghiêm trọng nhất. Bụi PM­ 2.5 là các hạt bụi có kích thướcbằng khoảng 1/30 sợi tóc con người.

Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. PM 2.5 có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người như bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch. Cơ quan bảo vệ môi sinh Mỹ nhận định, bụi PM ­2.5 chứa nhiều hạt kim loại có khả năng gây ung thư và đột biến gene. Trong khi đó, các khẩu trang thông thường không thể ngăn loại bụi này.

Trước đó, tại Hội nghị tổng kết năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, ô nhiễm không khí đang là vấn đề môi trường nghiêm trọng của Hà Nội. Theo đánh giá của thành phố, có 2 nguồn gây ô nhiễm chính là tình trạng phá dỡ các công trình xây dựng và giao thông. Thành phố hiện có tới 5,8 triệu xe máy và 0,7 triệu ô tô.

Đến sáng 16/9, toàn bộ 10/10 trạm đo của Chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội ghi nhận chất lượng không khí ở mức kém. Ở mức này, các chuyên gia khuyến cáo trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp nên hạn chế ra ngoài để bảo vệ sức khỏe, nhất vào tối muộn và buổi sáng là thời gian ô nhiễm cao nhất trong ngày.

Theo Nguyễn Hoài (Tiền Phong)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Thiên nhiên và tuệ giác tương tức

Môi trường 09:09 13/04/2024

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?”

'Việc thiếu nước là một vấn đề lớn của vùng Tây Nam Bộ'

Môi trường 20:52 12/04/2024

Phỏng vấn nhanh Đại đức Thích Chiếu Pháp, uỷ viên Ban TT-TT Phật giáo Tiền Giang, người đang cùng các nhà hảo tâm và cộng đồng thực hiện các 'chuyến xe không màu' đưa nước ngọt cung ứng cho đại chúng ở Thị xã Gò Công, Tiền Giang.

Xem thêm