Thứ tư, 12/12/2018, 13:05 PM

 “Kiến Phật”: Cuốn sách của hành trình tìm chốn an bình

Sách "Kiến Phật" không nặng về tôn giáo, mà giống một cuốn nhật ký ghi lại khóa tu, ai cũng có thể đọc được để rồi chiêm nghiệm và hiểu nguyên lý chân - thiện - mỹ của cuộc đời.

>SÁCH PHẬT GIÁO

Kiến Phật với tựa gốc là “I met a Monk”, của tác Rose Elliot là một trong số nhiều những tác phẩm viết về chủ đề tâm linh mang lại cảm giác dễ chịu cho người đọc.

Đọc “Kiến Phật” bạn sẽ tìm được chốn bình an

Nội dung cuốn sách thuật lại quá trình một khóa tu của chính tác giả cùng nhiều người khác. Tất cả đều là những người xa lạ, mỗi người một tính cách, một cuộc sống khác nhau nhưng chung một mong muốn bình an.

Cuốn sách xoay quanh Tứ Diệu Đế: hành thiền, chánh niệm, tâm từ và bể khổ. Thấu hiểu được những vấn đề này, con người sẽ có thể tách biệt khỏi tham, sân, si trong cuộc sống. Trở thành “người quan sát” cảm xúc của mình thay vì là “người chịu đựng” chúng.

Sách Kiến Phật mới được phát hành tại Việt Nam qua bản dịch của Trần Thị Hương Lan

Sách Kiến Phật mới được phát hành tại Việt Nam qua bản dịch của Trần Thị Hương Lan

Ở mỗi chương là một buổi học thực tế. Trong đó, tác giả kể về những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trong quá trình tu, song song với lời giảng của Thượng tọa Bhante, người đã quy y ngã Phật trên 30 năm.

Rose Elliot - hiện sống ở Hampshire, nước Anh - là nhà văn viết sách dạy nấu ăn chuyên các món chay với số lượng sách bán chạy nhất nước Anh, lên đến con số 3 triệu quyển.

Tính đến nay Rose Elliot đã xuất bản hơn 60 cuốn sách và đạt được nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có giải dành cho cuốn sách dạy nấu ăn chay hay nhất thế giới Gourmand World Cookbook Awards năm 2010. Rose cũng được Đại học Winchester trao tặng học vị danh dự, và được nữ hoàng Anh trao tặng huân chương MBE dành cho những người hoạt động thiện nguyện.

Các buổi học tu không hề được chuẩn bị trước bài giảng hay bất cứ tài liệu nào ngoài những mẩu giấy in bài Kinh từ thiền viện, bởi Ngài Bhante đã nói rằng: “Mọi người biết đấy, là một nhà sư được tấn phong thì một trong những bổn phận của tôi là truyền giảng giáo huấn của Đức Phật, như tôi đang làm hôm nay. Một trong những quy tắc nhà sư phải tuân thủ là không bao giờ chuẩn bị bài giảng hoặc ghi chép trước. Chúng tôi phải ứng biến, đó là một phần của khoảnh khắc hiện tại.”

Sách có văn phong dễ đọc, nhẹ nhàng, đem đến cho người đọc cảm giác như chính mình đang thực sự ngồi trong “chánh điện” và nghe những lời truyền giảng từ Ngài Bhante. Đưa người đọc vào thế giới an yên, cảm nhận được từng hơi thở và khoảnh khắc trong hiện tại. Qua mỗi trang sách, người đọc chạm gần hơn đến tâm hồn của mình, để rồi đạt đến trạng thái tĩnh lặng trước những ồn ào ngoài kia.

Do đó, nếu đọc sách thật chậm từng chương, thì người đọc cũng giống như tham dự khóa tu, và tự thực hành được nếu muốn.

Nói thêm cuộc “kiến Phật” của người ngoại đạo

Trong những lúc giông bão cuộc đời, người ta thường dựa vào đức tin tâm linh của mình để lấy lại thăng bằng và vượt qua. Nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt, cuộc hạnh ngộ khiến cuộc sống của một người hoàn toàn thay đổi lại đến từ một niềm tin tâm linh hoàn toàn khác. Minh chứng như cuộc “kiến Phật” của Rose Elliot được cô ghi lại trong cuốn sách cùng tên.

Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống tâm linh riêng biệt theo phương thức thiền cầu nguyện, thậm chí bà của Rose chính là người khai sinh và điều hành trung tâm tâm linh này. Ngay từ nhỏ cô đã được nuôi dạy để kế thừa truyền thống. Mọi chuyện tưởng chừng yên ả, cho tới lúc tâm trí Rose trở nên cô đơn cùng cực vì luôn cảm thấy sai khi hàng ngày thực hiện những nghi lễ tâm linh quen thuộc mà không cảm nhận được sự yên bình.

Rose muốn chống lại nếp sống ấy, và cô đã rời khỏi gia đình, mặc kệ bao sóng gió và tương lai mù mịt, chênh vênh, không biết phải nhìn về đâu. May mà Rose có Robert - người chồng, cũng là người có cùng ý nghĩ và cảm xúc với cô tại trung tâm tâm linh - luôn theo sát và ủng hộ.

Khi rời khỏi trung tâm, dĩ nhiên Robert cũng chênh vênh, anh tìm đủ phương cách để lấy lại thăng bằng. Anh đã quyết định mời một sư thầy đến nhà để giảng dạy một khóa tu nhỏ cho những người đang muốn tìm nơi nương náu tâm hồn như vợ chồng anh. Vào ngày đó, khi thầy Bhante đứng trước cửa nhà và gõ cửa, cuộc “kiến Phật” đầy rung động của Rose được bắt đầu.

Ở Anh nói riêng và các nước phương Tây nói chung, Phật giáo không phải là tôn giáo phổ biến, đồng thời cách tiếp nhận triết lý Phật giáo cũng hoàn toàn khác. Huống hồ Rose lại là tín đồ theo trường phái tâm linh truyền thống của gia đình từ khi chào đời, và mới rời khỏi. Nên từ sâu thẳm trong lòng, cô cảm thấy quá bối rối và ngại ngùng khi tiếp xúc với một “tôn giáo” khác.

Cuộc “kiến Phật” với Rose không phải là rúng động, nhưng rất rung động

Cuộc “kiến Phật” với Rose không phải là rúng động, nhưng rất rung động

Những khái niệm về chánh niệm, tâm từ, buông bỏ… thật quá xa lạ với Rose. Trong khóa tu nhỏ này, ngoài vợ chồng Rose còn có thêm khoảng mười lăm người khác, với những hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai. Chỉ có một điểm chung là tất cả đều muốn tìm hiểu về cách hành thiền mang lại sự yên ổn cho tâm hồn. Không ai trong đó từng thấm nhuần Phật pháp. Do đó họ có muôn vàn câu hỏi từ vị trí của người ngoại đạo. Rose cũng thế.

Bài liên quan

Nhưng với sự thông tuệ, hóm hỉnh, nhẹ nhàng mà sâu sắc, thầy Bhante đã dần cởi bỏ được từng vướng mắc nhỏ nhất, và đưa mọi người chạm vào chánh niệm, muốn sống thực hành chánh niệm. Khi Rose nhận ra khoảnh khắc hiện tại mà mình đang thuộc về, là lúc cánh cửa mở ra cho cô được hạnh ngộ Phật pháp.

Từ cảm giác bối rối ban đầu, cô và mọi người bắt đầu trông chờ tới ngày được gặp thầy Bhante để nghe thầy giảng về những chân lý cao thượng giản đơn mà sâu sắc, rồi cùng thắc mắc, nêu lên các ý nghĩ của mình, được thầy giải đáp theo cách dễ hiểu, nhẹ bẫng như không. Và họ cùng nhau thực hành sống chánh niệm, rải tâm từ.

Cuộc “kiến Phật” với Rose không phải là rúng động, nhưng rất rung động. Cô cảm thấy câu chuyện này quý giá nên muốn thuật lại cho bất cứ ai còn chông chênh trong cuộc sống sẽ biết rằng chỉ cần hiểu cách thức, sẽ không còn điều gì là vấn đề nữa. Cô hy vọng câu chuyện về khóa tu sẽ giúp ai đó thay đổi cuộc đời, như cô từng thay đổi.

Sau khi “kiến Phật”, Rose không thực sự trở thành người của Phật, nhưng tâm trí cô luôn an lành khi hướng về những điều đã học được, và vượt qua những chông gai trong cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Sự yên ổn đó đã giúp cô tập trung vào công việc mình yêu thích hơn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc

Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.

Tu không phải để thành tiên, thành Phật

Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024

Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.

Thiền như một Phật tử

Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024

Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo

Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024

Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.

Xem thêm