Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 10/06/2019, 19:52 PM

Kinh Chuyển Pháp Luân - Con đường tỉnh thức Phật, Tổ, Bồ tát và chúng ta

Có hai cực đoan mà người xuất gia không nên làm theo. Một là đam mê say đắm các dục lạc thấp hèn, có tính cách thô bỉ, phàm tục, làm ảnh hưởng đến mục đích tu tập. Hai là tự làm khổ mình bằng các lối tu khổ hạnh ép xác, không dẫn đến mục đích giác ngộ, giải thoát.

Kinh Chuyển pháp luân (Pali; Sanskrit: Dharmacakrapravartana Sūtra; chữ Phạn: धर्मचक्रप्रवर्तनसूत्र; chữ Hán: 轉法輪經, 转法轮经; Hán Việt: Chuyển pháp luân kinh) là bài giảng pháp đầu tiên mà Sa môn Tất-đạt-đa Cồ-đàm thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển sau khi Ngài đắc đạo.

Bài Pháp này tóm tắt các điểm chính yếu của Ðạo giải thoát, đó là Tứ diệu đế và Bát chánh đạo.

Kinh Chuyển Pháp Luân là bài giảng pháp đầu tiên mà Đức Phật thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển sau khi Ngài đắc đạo.

Kinh Chuyển Pháp Luân là bài giảng pháp đầu tiên mà Đức Phật thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển sau khi Ngài đắc đạo.

Tôi nghe như vầy, sau khi thành đạo, lần đầu tiên Đức Thế Tôn chuyển bánh xe chánh pháp tại Vườn Nai. Tại đây, Ngài dạy 5 vị Tỳ-kheo đầu tiên rằng:

Này các Tỳ-kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia không nên làm theo. Những gì là hai. Một là đam mê say đắm các dục lạc thấp hèn, có tính cách thô bỉ, phàm tục, không dẫn đến phẩm hạnh cao quý thánh nhân, làm ảnh hưởng đến mục đích tu tập. Hai là tự làm khổ mình bằng các lối tu khổ hạnh ép xác, không thích hợp với các phẩm hạnh bậc Thánh, không dẫn đến mục đích giác ngộ, giải thoát. 

Này các Tỳ-kheo, các vị phải từ bỏ và tránh xa hai cực đoan vô ích này. Hãy đi theo con đường Trung Đạo do Như Lai chứng ngộ, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấy biết đúng như thật, dẫn đến sự an tịnh, thánh trí, giác ngộ và Niết-bàn. 

Này các Tỳ-kheo, đây là Thánh đế con đường Trung Đạo diệt khổ, chính là tám phương pháp nhiệm mầu: Thấy biết chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, ý niệm chân chính và thiền định chân chính. 

Này các Tỳ-kheo, sau đây là bốn chân lý cao quý vi diệu của cuộc đời: 

Chân lý thứ nhất là thực tại đau khổ. Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà phải xa nhau là khổ, thù ghét mà phải gặp nhau là khổ, mong cầu mà không toại nguyện là khổ, chấp vào thân năm uẫn là khổ và cuối cùng là sầu bi, ưu phiền, khổ não. 

Chân lý thứ hai là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là phiền não nhiễm ô, là tâm dính mắc vào ái dục, là sự tham đắm và chấp thủ về cái ta, cái của ta, bởi luyến ái và chấp trước trong sự ràng buộc. 

Chân lý thứ ba là Niết-bàn, tức là sự trừ diệt hoàn toàn gốc rễ của khổ đau và những nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là sự không còn chấp trước ta, người, chúng sinh bởi đam mê say đắm ham muốn, biết buông xả và giải thoát. 

Chân lý thứ tư là con đường dẫn đến Niết-bàn, đó là tám phương pháp tâm linh mầu nhiệm là thấy biết chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề nghiệp chân chính, nỗ lựcchân chính, ý niệm chân chính và thiền định chân chính, là con đường Trung đạo. 

Này các Tỳ-kheo, mỗi hành giả cần phải thấu hiểu về thực tại khổ đau, do ham thích luyến ái dục vọngmà dẫn đến luân hồi sống chết. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe biết, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấy biết đúng như thật, nên thấu rõ bản chất mọi sự vật. 

Này các Tỳ-kheo, mỗi hành giả cần phải trừ diệt hoàn toàn gốc rễ dẫn đến khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe biết, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấy biết đúng như thật, nên thấu rõ bản chất mọi sự vật.  

Này các Tỳ-kheo, mỗi hành giả cần phải tu tập trọn vẹn con đường dẫn đến Niết-bàn. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe biết, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấy biết đúng như thật, nên thấu rõ bản chất mọi sự vật. 

Như vậy, này các Tỳ-kheo chỉ khi nào thấy biết đúng như thật về bốn chân lý cao quý vi diệu của cuộc đời dưới ba sắc thái, gồm mười hai khía cạnh đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ, thì khi ấy Như Lai mới xác nhận với thế gian, gồm chư thiên, ma vương, Phạm Thiên, giữa các đoàn thể Sa-môn, Bà-la-môn, giữa loài trời và loài người rằng Như Lai đã chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Tâm Như Lai đã giải thoát và an tịnh tuyệt đối, đời sống này là cuối cùng, Như Lai không còn bị tái sinh luân hồi sinh tử nữa.” 

Khi bánh xe chánh pháp đầu tiên này được Như Lai triển khai vận chuyển, tuyên bố, các hàng chư thiên trên địa cầu đều cung kính khen ngợi: “Pháp môn này thật là vi diệu ! Không có Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên, ma vương hay Phạm thiên nào có thể thuyết giảng được. Đây là chân lý cao quý vi diệu vừa được Đấng Giác Ngộ khám phá và truyền bá, đem lại an lạc, hạnh phúc cho chư thiên và con người.” 

Lúc ấy các chư thiên ở các cõi trời Tứ Đại Thiên vương, trời Đao-lợi, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất, trời Hóa-Lạc, trời Tha-Hóa Tự-Tại, trời Phạm Chúng, trời Đại Phạm, trời Thiểu Quang, trời Vô Lượng Quang, trời Biến Tịnh, trời Quảng Quả, trời Vô Tưởng, trời Vô Phiền và các chư thiên Phạm thiên cũng đều đồng thanh khen ngợi nhiều lần như vậy. Trong khoảng thời gian ấy, mười ngàn thế giới đều chấn động và vang rền tiếng pháp. Rồi một luồng hào quang rộng lớn, rực rỡ phát chiếu, làm sáng cả vũ trụ. Ngay thời pháp thoại này, tôn giả Kiều-Trần-Như đã chứng ngộ và được Đức Phật xác chứng là A-nhã Kiều-Trần-Như. 

Giải thích

Kinh Chuyển Pháp Luân là bài kinh đầu tiên sau khi đức Phật ngộ đạo dưới cội Bồ-đề, đức Phật nói tại vườn Nai cho anh anh em Kiều Trần Như, người xuất gia hay tại gia đều phải biết bài kinh này để làm hành trang trên bước đường tu tập nhằm thành tựu đạo giác ngộ, giải thoát ngay trong cuộc sống của mình.

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu mục đích và trọng tâm của bài Kinh Chuyển Pháp Luân. Này các Tỳ-kheo, có bốn chân lý cao quý vi diệu của cuộc đời: 

tu dieu de

Tứ diệu đế gồm những gì?

Chân lý thứ nhất là thực tại đau khổ. Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà phải xa nhau là khổ, thù ghét mà phải gặp nhau là khổ, mong cầu mà không toại nguyện là khổ, chấp vào thân năm uẫn là khổ và cuối cùng là sầu bi, ưu phiền, khổ não. 

Chân lý thứ hai là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là phiền não nhiễm ô, là tâm dính mắc vào ái dục, là sự tham đắm và chấp thủ về cái ta, cái của ta, bởi luyến ái và chấp trước trong sự ràng buộc. 

Chân lý thứ ba là Niết-bàn, tức là sự trừ diệt hoàn toàn gốc rễ của khổ đau và những nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là sự không còn chấp trước bởi đam mê say đắm ham muốn, biết buông xả và dẫn đến giác ngộ, giải thoát. 

Chân lý thứ tư là con đường dẫn đến Niết-bàn, đó là tám phương pháp tâm linh mầu nhiệm là hiểu biết chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, ý niệm chân chính và thiền định chân chính, là con đường Trung đạo. 

Này các Tỳ-kheo, mỗi hành giả cần phải thấu hiểu về thực tại khổ đau, do ham thích luyến ái dục vọng mà dẫn đến luân hồi sống chết. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe biết, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấy biết đúng như thật, nên thấu rõ bản chất mọi sự vật. 

Này các Tỳ-kheo, mỗi hành giả cần phải trừ diệt hoàn toàn gốc rễ dẫn đến khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe biết, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấy biết đúng như thật, nên thấu rõ bản chất mọi sự vật.  

Này các Tỳ-kheo, mỗi hành giả cần phải tu tập trọn vẹn con đường dẫn đến Niết-bàn. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe biết, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấy biết đúng như thật, nên thấu rõ bản chất mọi sự vật. 

Vậy như thế nào mới gọi là khổ? 

Bài liên quan

Khổ là sự khó chịu, bất như ý, không toại nguyện, là trạng thái tâm lý trái ngược lại với vui vẻ, sung sướng, hạnh phúc, thoải mái, dễ chịu, hài lòng, lạc quan và thỏa mãn... Nỗi đau đớn, buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, bất mãn, thất vọng, tuyệt vọng, đau nhức... đều được xem là khổ. 

Thân khổ có hai loại: bệnh khổ và tai nạn khổ. Như vậy, ai làm người cũng khổ vì thân bệnh là lẽ đương nhiên. Nhưng, khổ về thân bệnh đó chưa quan trọng bằng cái khổ bởi vô minh trong nhiều đời gây ra, có nghĩa là không phân biệt được đúng sai, chánh tà, phải quấy, tốt xấu. 

Cuộc sống của chúng ta có quá nhiều nỗi khổ niềm đau, luôn luôn bám víu vào thân phận con người. Khổ về bản thân như đau ốm bệnh tật, già nua. Khổ vì người thân trong gia đình bị mất mát chia lìa. Khổ vì vợ chồng không cảm thông và tha thứ cho nhau nên dẫn đến ly dị. Khổ vì con cái bụi đời nghiện ngập hút sách bê tha hư hỏng. Khổ vì phải làm việc nhọc nhằn, vất vả để lo cho gia đình người thân: Như lo ăn, lo uống, lo mặc, lo chỗ ăn ở, lo nghèo giàu đủ thứ… 

Khổ vì hoàn cảnh như chiến tranh, thiên tai lũ lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh. Khổ vì thi rớt, vì thất tình, vì của cải bị phá sản, vì thua bài bạc bán hết gia tài, vì bị giựt hụi mất hết một số tiền lớn.. Luận về những nỗi khổ ở đời, thì ai cũng có những nỗi khổ niềm đau của riêng mình. Thực khó mà kể ra cho hết được. 

Khổ được biểu hiện qua phần thân và tâm. Cơ thể đau nhức là nỗi khổ ở thân này, chẳng hạn như cảm giác đau đớn do bệnh tật hay tai nạn, và cảm thấy khó chịu do nóng lạnh, đói khát. Tâm đau khổnhư bất mãn, phiền muộn, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, bất an bởi những thứ không được hài lòng vừa ý. 

Sinh khổ là gì?

Chân lý thứ nhất là thực tại đau khổ. Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà phải xa nhau là khổ, thù ghét mà phải gặp nhau là khổ, mong cầu mà không toại nguyện là khổ, chấp vào thân năm uẫn là khổ và cuối cùng là sầu bi, ưu phiền, khổ não. 

Khổ đế, chữ “đế” nghĩa là chắc thật, không sai chạy. Như vậy cái khổ Phật đưa ra là một lẽ thật, không ai chối cãi được. Khổ có mấy thứ? Đầu tiên là khổ về thân. Thân này có sinh, già, bệnh, chết, bốn thứ đó Phật nói là khổ. Có người chưa chịu sinh là khổ, vì lúc mới lọt lòng mẹ có biết gì đâu mà khổ. Nói không biết gì hơi quá đáng, không biết, vậy chớ ai khóc? Biết khóc tức là có cảm giác khổ. Trăm đứa bé lọt lòng mẹ đều khóc, chứng tỏ chúng có cảm thọ khổ. Đó là khổ khi sinh.  

Như vậy đời sống của chúng ta thường gặp khổ nhiều hơn vui. Khi lọt lòng mẹ đã có cảm giác khổ, rồi trong cuộc sống kéo dài mấy mươi năm cũng khổ. Vì vậy Phật nói sinh khổ, chúng ta chối cãi được không? Thế nhưng nhiều người lại cứ tưởng như vui, đó là vui trong tưởng tượng thôi chớ không thật có. Vậy mà thiên hạ cứ bảo cuộc đời là hạnh phúc bởi vì nó có nhiều thú vui làm cho con người ta đam mê say đắm dính mắc vào đấy mà chịu muôn vàn sự khổ đau. Thực tế hạnh phúc thì quá ít, còn đau khổ thì quá nhiều. Đó là khổ thứ nhất, sinh khổ. 

Sự sinh sống của con người có hai phần khổ: Khổ trong lúc mới sinh ra và kế tiếp là khổ trong đời sống. Khổ trong lúc sinh. Người sinh và kẻ bị sinh đều khổ cả. Khi người mẹ mới có thai là đã bắt đầu biếng ăn, mất ngủ, nôn ọe, dã dượi, tinh thần mệt mỏi... Thai mỗi ngày mỗi lớn, thì người mẹ mỗi ngày mỗi thêm mệt mỏi, nặng nề, đi đứng khó khăn, làm lụng chậm chạp.

Đến khi gần sinh, sự đau đớn hành hạ xác thân người mẹ không sao kể xiết, chỉ có những người từng làm mẹ mới cảm thông cho nỗi đau khổ này. Dầu được thuận thai đi nữa, mẹ cũng phải chịu sự dơ uế cả tháng trời, yếu đuối nhiều tháng, vì tinh huyết hao mòn, ngũ tạng suy kém, nếu không có cha mẹ hai bên chắm sóc thì lại càng khỗ não hơn. Còn rủi bị nghịch thai, thì mẹ phải bị mổ xẻ, đau đớn trăm bề. Có khi sau một lần sinh bị giải phẩu, mẹ phải chịu tật nguyền suốt cả cuộc đời.  

Còn con, từ khi mới đầu thai cho đến lúc chào đời, cũng phải chịu nhiều điều khổ sở. Trải qua chín tháng mười ngày, con bị giam hãm trong khoảng tối tăm, chật hẹp, còn hơn cả lao tù ngục tối! Mẹ đói cơm, khát nước, thì con ở trong thai bào lỏng bỏng như bong bóng phập phều. Mẹ ăn no thì con bị ép như bồng bột bị đè dưới thớt cối, khó bề cựa quậy. Đến kỳ sinh sản, thân con phải chen qua chỗ chật hẹp như bị đá ép, nên khi vừa thoát ra ngoài, liền cất tiếng khóc vang: "khổ a! Khổ a!".

Khổ trong đời sống. Về phương diện vật chất hay tinh thần, đời sống đều có nhiều khổ sở.  Về vật chất, con người đòi hỏi những nhu cầu thiết yếu như món ăn, thức uống, đồ mặc, nhà ở, thuốc men.

Để có được những nhu cầu cần thiết ấy, con người phải siêng năng làm việc vất vả nhọc nhằn, đổ mồi hôi, sôi nước mắt, mới mua được chén gạo, bát cơm, manh quần, tấm áo và các phương tiện sống khác. Về phương diện nhà ở, thì có những gia đình phải thuê phòng trọ ở tạm qua ngày, vì không có khả năng tạo dựng được một ngôi nhà nho nhỏ.  

Cuộc sống của con người chẳng phải đợi đến cảnh đói khát mới gọi khổ, ăn uống thất thường, thiếu thốn đủ mọi thứ cũng đã là khổ rồi. Đâu phải chỉ có những người nghèo hèn thiếu thốn khó khăn mới khổ đâu? Người giàu có sang trọng cũng vẫn khổ như thường. Muốn có tiền bạc vật chất dồi dào, tất nhiên họ phải thức khuya dậy sớm, buôn tảo bán tần, đầu tắt mặt tối trong công việc, đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có được.

Về phương diện tinh thần, đời người cũng có nhiều điều khổ tâm, có nhiều khi còn đau khổ hơn cả những thiếu thốn vật chất. Tóm lại, về vật chất hay tinh thần, sự sống mang theo nhiều cái khổ. Sinh khổ là như thế, bởi vì có sự tiếp nối theo quy luật nhân quả, nên đời người khổ là lẽ đương nhiên.

Già khổ là gì?

Sự khổ trong lúc tuổi già. Con người khi già yếu, mắt mờ, tai điếc, gối mỏi lưng còng, chân tay run rẫy, ăn không có cảm giác ngon miệng, ngủ không ngon giấc, trí nhớ giảm sút đáng kể, làn da khô nhăn, răng thường đau nhức, rụng bớt. Dù cho thanh niên cường tráng, hay thiếu nữ khỏe mạnh, theo thời gian rồi cũng phải đối đầu với cái tuổi già yếu này. Người tuổi già thường hay lú lẫn, đây là nỗi khổ niềm đau của người già.

Chúng ta hồi tưởng lại cuộc đời của đức Phật, có một lần đi ra khỏi cổng thành, thái tử thấy một người già ốm o gầy mòn, dung nhan tiều tụy, đi phải dùng gậy chống đỡ, vừa đi vừa thở hỗn hễn rất là đau khổ. Thái tử thấy cảnh người già như thế mới quán xét và chiêm nghiệm, rồi đây mình sẽ già nua, yếu ớt và cũng tàn tạ như vậy. Càng chiêm nghiệm, càng thấm thía sâu sắc, cảnh người già khốn khổ, Thái tử nghĩ ngay rồi mình cũng sẽ già khổ, nên cảm thương họ nhiều hơn.

Khi bánh xe chánh pháp đầu tiên này được Như Lai triển khai vận chuyển, tuyên bố, các hàng chư thiên trên địa cầu đều cung kính khen ngợi: “Pháp môn này thật là vi diệu !

Khi bánh xe chánh pháp đầu tiên này được Như Lai triển khai vận chuyển, tuyên bố, các hàng chư thiên trên địa cầu đều cung kính khen ngợi: “Pháp môn này thật là vi diệu !"

Chúng ta bây giờ thấy người già mà không biết soi xét lại chính mình để có sự cảm thông và thương tâm những người già nhiều hơn. Thấy người khác già thì biết chúng ta cũng sẽ già, từ đó ta có sự tôn trọng, kính mến, quan tâm giúp đỡ những người già nhiều hơn nữa. Đồng thời chúng ta quyết tâm sống và tu tập, biết cách làm chủ bản thân để thoát khỏi sự chi phối khổ sở của tuổi già.

Vì sao già lại khổ? Hiểu biết nhận thức giảm sút, mắt mờ tai điếc, đi đứng lọng cọng, gối mõi lưng còng, ăn uống khó khăn…. già như vậy quả thật là khổ. Người già lại thường chậm chạp, luống cuống trong mọi sinh hoạt hằng ngày khi ăn uống, lúc đi đại tiểu tiện… và thường làm nhơ nhớp nên con cháu dễ sinh tâm chán nản mà lơ là chăm sóc. Chính những hành động, thái độ thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm của con cháu đã khiến người già chịu nhiều đau khổ hơn. 

Chỉ có những người con chí hiếu, thì dù ở vào hoàn cảnh nào cũng thương yêu, quý kính, chăm sóc chu toàn cho ông bà, cha mẹ. Quả thật tuổi già thật đáng buồn tủi, khổ sầu nếu không biết tu sửa theo lời Phật dạy. Thời thanh niên cường tráng đã qua, thời già nua suy yếu đến, mạng sống con người cứ rút ngắn theo thời gian và cuối cùng thể xác đi dần đến hư hoại. 

Tuy nhiên có những người lớn tuổi già yếu rồi, nhưng khi ngồi với nhau nói toàn những chuyện quá khứ hào hùng của mình thuở trước như để khoe hay, khoe giỏi cho nên khi con cháu không đáp ứng nhu cầu cần thiết thì cau có, giận dỗi buồn phiền. Nhiều người bây giờ đã già mà vẫn không chịu biết mình đang già, nếu khéo nhìn lại, thấy mình đã già yếu mới cố gắng tu nhiều hơn.

Bây giờ chỉ dốc tâm tu tập, kiếm chút ít tư lương, tích tạo phước đức để ngày ra đi được an ổn, nhẹ nhàng. Chúng ta dám nhìn thẳng vào sự thật là đã biết cách học theo hạnh giác ngộ của đức Phật. Lúc còn trai tráng, thái tử đang là một người có đầy đủ tất cả quyền uy, thế lực, văn võ song toàn. Vậy mà khi thấy người già thì liền biết mình rồi cũng sẽ già nua và yếu ốm như người kia. Thấy rõ cuộc đời không có gì đáng để gọi là vui cho nên Ngài quyết chí xuất trần. Nhìn nhận, chiêm nghiệm và thấu tột được như vậy là chúng ta đã biết học theo cái nhìn của bậc giác ngộ. Xét ra cái già thật không có gì là vui thú nếu chúng ta không biết tu tập chuyển hóa thì càng già, càng khổ não nhiều hơn.

Bệnh khổ là gì?

Bài liên quan

Là sự khổ đau trong cơn đau bệnh. Có thân là có bịnh, từ những loại bệnh nhẹ thuộc ngoại cảm, đến các chứng bịnh nặng thuộc nội thương. Trong cuộc thế, có rất nhiều người vướng phải những bệnh nan y như: ung thư, lao, cùi, tiểu đường, tai biến... Vướng vào những bệnh nan y, tự thân cảm thấy đau đớn, lại tốn kém, hoặc không có tiền chạy chữa lại càng khổ hơn. Sự khổ lụy không chỉ riêng mình, mà còn khiến cho gia đình người thân bị ảnh hưởng theo. Bệnh khổ có 2 loại:  

Thân bệnh: Thân bệnh là tất cả những chứng bệnh con người mắc phải, gánh chịu. Những chứng bệnh này đều do tứ đại không điều hòa mà phát sanh, như địa đại không điều hòa, thì thân thể nặng nề; phong đại không điều hòa, thì thân thể bị tê cứng; thủy đại không điều hòa, thì thân thể bị phù thũng; hỏa đại không điều hòa, thì thân thể bị nóng bức.. 

Tâm bệnh: Trong lòng luôn ôm ấp những tâm lý khổ não, buồn thảm, bi ai, ganh ghét tật đố, lo lắng bất an, sợ hãi, cô đơn trong tuyệt vọng...Rồi một lần khác thấy một người bệnh đang rên đau, thái tử nghĩ, hóa ra con người ta cũng có khi phải bệnh đau như vậy! Cùng là thân người như nhau, nhưng người kia đang bị bệnh thì có lúc mình cũng phải bị bệnh như mọi người. Đã bệnh thì phải đớn đau, khổ sở trăm bề không có gì là vui hết. Từ đó thái tử thấy được sự tạm bợ của thân người và sự sống này không có gì bền chắc, ý chí xuất trần trong thái tử được nung nấu mạnh mẽ hơn. 

Chúng ta thấy được như vậy thì không còn nhầm tưởng thấy mình khỏe mạnh mãi để sanh tâm cống cao ngã mạn, mà xem thường người khác. Đồng thời chúng ta sẽ cảm thông, thương yêu người bệnh và tìm cách để vượt lên, không bị bệnh hoạn khổ đau chi phối. 

Từ đó chúng ta sẽ có tâm cảm thông, thương yêu người bệnh, tôn trọng mọi người, không thờ ơ hay xem thường một ai. Chúng ta thấy người khác bệnh thì liền biết rồi mình cũng sẽ bệnh trong một ngày nào đó thôi. Thấy người khác bệnh, biết mình rồi cũng sẽ bệnh. Từ đó thấy rõ thân này mong manh, giả tạm, không bền chắc, nên ta không tham đắm. Đồng thời, chúng ta sẽ cảm thông, thương yêu, tôn trọngngười bệnh, từ đó thiện căn được tăng trưởng và giảm bớt sự chấp ngã về thân này.

Tranh cãi, giận dữ là do người kia không tự làm chủ được chính họ. Chính khi đang giận dữ họ cũng rất khổ sở chứ không sung sướng gì. Mình là người tỉnh táo làm chủ được mới thấy rõ nên thông cảm và thương họ, tội nghiệp cho người ta. Ảnh: Internet

Tranh cãi, giận dữ là do người kia không tự làm chủ được chính họ. Chính khi đang giận dữ họ cũng rất khổ sở chứ không sung sướng gì. Mình là người tỉnh táo làm chủ được mới thấy rõ nên thông cảm và thương họ, tội nghiệp cho người ta. Ảnh: Internet

Chết khổ là gì?

Thứ tư là chết khổ. Như chúng ta thấy người thân khi sắp lâm chung đau đớn quằn quại rất thống khổ. Đó là chưa kể thần thức hôn mê, người sắp chết thấy những cảnh giới gì đó hiện ra, lòng họ hoảng sợ, hoang mang kêu gào than khóc, thật là thảm thương. 

Ai cũng tham sống sợ chết muốn sống dai, sống già, sống thọ cho nên nhiều người tìm cách để luyện trường sanh bất tử nhưng cuối cùng rồi ai cũng phải chết. Và chết là một sự thật không chừa bất cứ một ai, dù là đức Phật cũng phải xả thọ mạng này khi hết duyên đời. Mình muốn sống hoài mà không được, cho nên nếu ai không biết tu thì gần chết rất khổ sở vì không biết mình sẽ đi về đâu. 

Mọi người đều muốn sống an vui, chết nhẹ nhàng, nhưng việc ấy rất khó toại nguyện, mà phần nhiều thân thể con người luôn bị bịnh khổ hành hạ đau đớn cho đến khi chết. Thân đã bị bệnh khổ như thế, tâm lại càng hãi hùng, lo sợ, tham tiếc tài sản của cải mình tạo ra, luyến tiếc vợ con trước khi nhắm mắt lìa đời nên lại càng khốn khổ hơn. Chết, quả thật là rất khổ nên ai cũng sợ. Chết khổ có 2 loại:  

Cơn bệnh kéo lâu dài, mạng sống hết phải chết. Chết do duyên bên ngoài đưa đến bất đắc kỳ tử: Gặp chuyện không may bị người giết hại hoặc bị tai nạn mà chết, bị chết nước, lửa thiêu... vì chiến tranh loạn lạc mà chết. 

Khi đi ra bốn cửa thành, thái tử thấy một người chết. Thấy vậy, Thái tử liền nhìn lại và nhận ra rằng, người ấy chết rồi đến lúc mình cũng sẽ chết. Càng thấy rõ sự tạm bợ của kiếp người, chí xuất trần của Thái tử càng nung nấu mãnh liệt hơn.

Mới ngày nào đây còn liệt liệt, oanh oanh, sao bây giờ chỉ còn lại một tấm thân tàn ma dại, nằm bất động, ai làm gì cũng không biết. Chúng ta bây giờ tận mắt chứng kiến cảnh người chết, chúng ta mới thấy tấm thân này quá mỏng manh, kiếp người quá ngắn ngủi, cõi đời thật phù du, giả tạm.

Nếu chúng ta thấy rõ được sự mong manh của kiếp sống con người, thấy được khoảng thời gian sống và chết kề cận một bên thì chúng ta sẽ tỉnh giác mạnh hơn, không bao giờ có sự tranh cãi nhau nữa.

Tranh cãi, giận dữ là do người kia không tự làm chủ được chính họ. Chính khi đang giận dữ họ cũng rất khổ sở chứ không sung sướng gì. Mình là người tỉnh táo làm chủ được mới thấy rõ nên thông cảm và thương họ, tội nghiệp cho người ta.

Phật nói thân hiện tại của chúng ta đây, mang tính chất đau khổ từ lúc mới sinh, cho đến khi trưởng thành rồi già, bệnh, chết đều phải trải qua nhiều thống khổ. Đó là một lẽ thật. Mới nghe người ta thấy đạo Phật như bi quan, nhưng thực tế đạo Phật rất lạc quan và yêu đời. Tại vì đạo Phật nói rõ lẽ thật của cuộc đời, để cho mọi người không lầm lẫn, biết cách làm chủ bản thân trên những khổ vui đó.

Như một ai đó, đang gánh một gánh nặng suốt một chặng đường dài lâu quá cảm thấy mỏi mệt, đuối sức nếu lúc đó để gánh nặng xuống vui hay khổ? Chắc chắn là vui. Còn gánh nặng trên vai thì khổ, để xuống hết nặng là vui. Sau khi biết khổ rồi mới thấy vui, chớ cái vui ấy không ngoài sự khổ. Cũng chính vì thế, đạo Phật nói rõ nguyên nhân của sự khổ đau để chúng ta biết cách chuyển hóa tiêu trừ, khi đó khổ hết thì vui đến.

Yêu thương xa lìa là khổ gì?

Kế đến còn bốn thứ khổ về tâm nữa, tổng cộng vừa thân tâm là tám thứ. Nếu kể tiếp theo thì thứ năm là “yêu thương xa lìa khổ”: khổ do thương mến nhau mà phải bị mất mát, bị xa lìa. Trong cái tình yêu thương giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em đang mặn nồng, thắm thiết mà bị chia ly, thì thật không có gì đau đớn hơn. Sự chia ly có hai loại: sanh ly và tử biệt.   

Sinh ly khổ: Một gia đình đang sống trong cảnh đàm ấm vui vầy, bỗng bị hoàn cảnh bắt buộc, hay vì một tai họa bất thình lình xảy đến, như giặc giã, bão lụt, hỏa hoạn... làm cho kẻ ở đầu này trông đợi, người ở góc kia nhớ thương mong chờ. Thật đau lòng xót dạ!

Điều này trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc, ta càng thấy rõ. Biết bao thanh niên xa gia đình người thân dấn thân nơi chiến trận chết chóc đau thương không ngày gặp mặt. Kẻ ở người đi nhớ thương trong đau khổ não nề ...

Ai luyến ái nhiều thì khổ nhiều. Bởi vì, đâu phải ai đi xa mình cũng khổ, chỉ người mình thương yêu trìu mến nếu đi xa ta mới cảm thấy khổ đau trong nhung nhớ. Khổ này gốc từ tham ái mà ra. Do khao khát, mong muốn được sống gần người mình thương yêu mà phải xa lìa cho nên khổ. Đó là cái khổ của "Sinh ly".

Chết vĩnh biệt khổ: Nhưng mặc dù xa cách nhau người sống còn có ngày gặp gỡ, chứ chết rồi bao thuở được vum vầy! Chính vì vậy, đứng trước cảnh chết chóc đau thương, kẻ ở người đi thương tiếc ngậm ngùi. Do đó, lâm phải cảnh tử biệt này, có người đã xót thương rầu rĩ đến quên ăn, bỏ ngủ, có người đau đớn, khổ sở cho đến tuyệt vọng muốn chết theo người quá cố.  

Trong bốn hiện tượng của vô thường; sinh, già, bệnh, chết thì "chết" là cái làm cho mọi người lo lắng sợ hãi nhất. Những người không được may mắn nên bị bịnh nan y như ung thư, bịnh hủi, sida sống thêm một ngày là khổ thêm một ngày, thế mà những người bạc phước ấy cũng vẫn muốn sống đời mà thôi. 

Khổ được biểu hiện qua phần thân và tâm. Cơ thể đau nhức là nỗi khổ ở thân này, chẳng hạn như cảm giác đau đớn do bệnh tật hay tai nạn, và cảm thấy khó chịu do nóng lạnh, đói khát. Tâm đau khổ như bất mãn, phiền muộn, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, bất an bởi những thứ không được hài lòng vừa ý. 

Oán ghét mà gặp nhau là khổ

Thứ sáu là “oán ghét mà gặp nhau khổ”. Ngược lại với mến thương là oán ghét. Người mình ghét mà cứ hiện diện trước mặt hoài, ta rất bực bội khó chịu, muốn họ đi đâu cho khuất mắt. Nhưng ngặt nỗi, trên đời này người mình thương thì cứ phải chịu xa lìa, còn kẻ mình ghét thường hay gặp gỡ. Cái khổ oán ghét này gốc từ sân hận mà ra. Do sân hận nên chúng ta rất khổ sở khi làm việc chung với người mà mình oán ghét. 

Chưa nói đến trường hợp những người xa lạ, ngay trong gia đình bà con quyến thuộc, giữa vợ chồng, anh em, khi vì một lý do gì đó, sanh ra bất hòa với nhau, cũng đủ khó chịu rồi. Muốn lánh mặt nhau, mà mỗi khi đi ra đi vào lại phải gặp nhau mãi! Quyết không nói chuyện với nhau, mà nhiều khi bắt buộc nín không được, phải nói ra với sự ngượng ngùng khó chịu. 

Này các Tỳ-kheo, mỗi hành giả cần phải trừ diệt hoàn toàn gốc rễ dẫn đến khổ đau. Ảnh: Internet

Này các Tỳ-kheo, mỗi hành giả cần phải trừ diệt hoàn toàn gốc rễ dẫn đến khổ đau. Ảnh: Internet

Ngược lại với thương yêu là sự thù hằn, ghét bỏ. Không có gì đau khổ bằng thù ghét mà gặp nhau hoài. Thương và ghét là hai vế đối nghịch nhau, đã thương thì không ghét, đã ghét thì không thương; nhưng vì ta hay ích kỷ, hẹp hòi, nên khi thương không được thì sinh ra thù hằn, ghét bỏ, và từ sự ganh ghét đó mà mình có thể hãm hại người kia bằng mọi cách.   

Thù ghét sẽ làm cho ta xấu xí, khổ đau hơn, vì tâm niệm ích kỷ, oán giận, hờn mát trong lòng, nên lúc nào cũng mong muốn người ấy bị hại, bị khổ, bị mất mát, bị đau thương, thậm chí còn muốn người đó mau chết đi càng sớm càng tốt. 

Khi ta thù ghét ai, trước tiên ta khổ trước, vì thái độ bực tức không bằng lòng với hiện tại. Người kia chưa khổ, nhưng ta đã tự tàn phá sắc đẹp của mình, thậm chí có khi ta không giằng được cơn nóng giận, nên đánh đập, hành hạ người thân, vì không biết cảm thông và tha thứ. Ta cứ muốn người kia như bản sao của mình, khác đi một chút thì mình không chịu, mình bám víu, chấp trước, thậm chí nhiều khi mình còn ngoan cố, ép buộc người kia phải làm theo. 

Thế giới con người do không có tình thương chân thật, nên lúc nào cũng oán giận, thù hằn, ghét bỏ nhau mà sinh ra chiến tranh, binh đao, tàn sát, giết hại lẫn nhau không thương tiếc. Có khi ta nhân danh đấng thần linh thượng đế để trừng phạt thiên hạ, tạo ra biết bao nỗi khổ niềm đau, làm tổn hại cho nhau. 

Vì ta thương yêu trong ích kỷ, hẹp hòi do không có hiểu biết, nên mình dễ dàng hành hạ, đánh đập người thân khi không làm chủ được cơn sân hận. Ai có tâm niệm thù ghét như thế sẽ không bao giờ tìm được sự an lạc nội tâm, vì trong lòng lúc nào cũng chất chứa bao phiền muộn, đau khổ. 

Khi ta thương yêu, quý trọng lẫn nhau một cách chân tình, tình thương đó có sự bù đắp lâu dài, nên mình tìm cách bảo vệ và gìn giữ chúng, đến khi cảm thấy bị người phụ bạc, ruồng bỏ, tìm đến người bạn khác, mình cảm thấy bơ vơ, lạc lỏng giữa chợ đời yêu thương, nên tiếc nuối, khóc lóc, hờn giận và cuối cùng dẫn đến thù hằn, ghét bỏ. 

Một khi ai đã ôm cảm xúc đó vào lòng, thì giống như một lưỡi dao bén đang từ từ cứa vào thân thể, làm ta thất vọng, đau khổ đến tột cùng. Ta không còn sáng suốt nữa mà điên cuồng trong vô vọng. Nếu đã dùng hết cách mà không chuyển hóa được cảm xúc thù ghét, ta phải biết rằng, mình đang rơi vào hố sâu của ngục tù tội lỗi.

Ai dại gì phải chịu như thế trong khi ta có trái tim biết yêu thương, hiểu biết, trái tim tha thứ, biết cảm thông. Ta chỉ nhớ, biết mình như thế thì bao nhiêu cảm xúc oán giận, thù hằn, ghét bỏ không có chỗ ẩn núp. Như ta đã biết, mình là chủ nhân của bao điều họa phúc, mình có trái tim hoàn hảo và đẹp nhất, tại sao phải tự trói buộc lấy nhau vì tâm niệm thù ghét đó, để làm cho gia đình, người thân, bè bạn không có cơ hội gần gũi, sống yêu thương nhau. 

Thương và ghét là hai điều kiện có thể làm cho con người khổ đau hay hạnh phúc, thương quá sinh nhớ nhung bi lụy cũng khổ, ghét quá mà ngày nào cũng gặp càng khổ hơn. Đúng ra ta rất khó thương một người chưa từng thương mình, có khi họ thù ghét mình và đã làm cho mình đau khổ. Thương yêu là bản chất của con người, nhưng đa số chỉ thương yêu trong sự ích kỷ, hẹp hòi và có điều kiện, nên không bao giờ có lòng khoan dung, độ lượng, cảm thông và tha thứ. Chính vì sự thương yêu hẹp hòi đó mà dẫn đến ghen tuông, ganh ghét rồi làm khổ cho nhau. 

Trong cuộc sống, khi con người không có tình yêu thương chân thật với nhau, mà chỉ sống trong căm ghét, hận thù, thì thế gian này sẽ là bãi chiến trường đẫm máu, vì ai cũng muốn tranh danh, đoạt lợi, mà tìm cách hủy diệt lẫn nhau. 

Ai nắm được chiếc chìa khóa của sự yêu thương và ghét bỏ nhờ biết tin sâu nhân quả, tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc, sống thành thật, biết sẻ chia và quý kính, tôn trọng lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống, thì thế gian này sẽ là thiên đường của hạnh phúc. 

Mong cầu không được như ý là khổ

Thứ bảy là “mong muốn mà không được như ý khổ”. Những gì mình muốn mà không được thì khổ. Ví dụ đi thi mong muốn được đậu, mà lỡ rớt thì sao? - Khổ quá. Ngoài việc thi cử ra, còn bao nhiêu thứ cầu mong khác nữa. Như trong công việc làm ăn, trong tình cảm… nhiều người muốn tự tử vì mong cầu mà không được toại nguyện. 

Con người khổ khi không được toại nguyện, như ý do tham muốn, khao khát quá đáng những nhu cầu cần có của bản thân. Chẳng hạn như lúc đói thì muốn có cái ăn cái mặc đầy đủ, lúc no lại muốn giàu sang phú quý có kẻ hầu người hạ. 

Ngoài ra còn có những nỗi khổ trong cuộc sống. Ở đời nếu được những việc như ý thì người ta vui, không như ý thì buồn, buồn tức là khổ. Mỗi người chúng ta thử nhìn lại cuộc đời mình xem được nhiều điều như ý hay bất hạnh khổ đau? Người có diễm phúc thì điều bất như ý ít hơn, đã là bất như ý thì khổ hay vui? Đương nhiên là khổ rồi.  

Con người chịu khổ khi phải tiếp xúc với những thứ mà không thích hoặc oán ghét. Người ta ở đời, hễ hy vọng càng nhiều thì thất vọng càng lắm. Bất luận trong một vấn đề gì, số người được toại nguyện thì quá hiếm hoi, mà kẻ bất như ý, thì không sao kể xiết. Muốn được kết quả tốt đẹp, người ta phải vận dụng không biết bao nhiêu năng lực, lao tâm, tổn trí, mất ăn, bỏ ngủ, chỉ mong sao cho chóng đến ngày thành công. Thế rồi, chẳng may những điều mong ước ấy không thành, sự đau khổ không biết đâu là bờ bến. Dưới đây, xin nêu lên vài thí dụ về những thất vọng mà người đời thường gặp nhiều nhất.  

Thất vọng vì công danh: Trong đời, danh vọng thường là một miếng mồi ngon mà phần đông người đời ưa thích. Nhưng miếng mồi ấy, phải đâu dễ giành giật được? Không nói gì đến những kẻ nhảy dù, muốn làm quan tắt, nên phần nhiều hay thất bại, chỉ nói đến trường hợp những kẻ mong cầu danh vọng một cách chánh đáng, bằng năng lực, tài trí, học hỏi của mình. Đối với những hạng người này, cũng phải nếm bao mùi thất bại, cuối cùng may ra mới được thành công.

Thất vọng vì phú quý: Số người thất vọng vì công danh đã nhiều. Nhưng số người thất vọng vì phú quý cũng không phải ít. Muốn cho mau giàu, nhiều người tìm mưu này chước nọ để lừa phỉnh người ta; nhưng rồi mưu gian chước lận đỗ bể ra, tài sản bị tịch thu, bản thân bị tù tội, gia quyến bị nhục nhã theo, thực là khổ!  

Thất vọng vì tình duyên: Tình duyên cũng là một điều làm cho bao người phải điêu đứng, khổ sở. Trong trường tình ái, thử hỏi đã mấy ai được toại nguyện? Nhan nhãn trên báo chí hằng ngày, những câu chuyện tình duyên trắc trở đưa đến sự quyên sinh, thật không sao kể xiết. Đấy là "Cầu không được cho nên khổ".

Thân năm ấm không hòa hợp là khổ

Điều thứ tám là ngũ ấm xí thạnh khổ, tức sự khổ về năm ấm hưng thịnh. Năm ấm là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc ấm thuộc về thân, bốn ấm kia thuộc về tâm hay còn gọi là phần tinh thần.

Điều thứ tám này bao quát bảy món khổ trước: thân thì sanh, già, bịnh, chết, đói, khát, nóng, lạnh, vất vả nhọc nhằn; tâm thì buồn giận, thương ghét, phải quấu, tốt xấu, đúng sai, trăm điều phiền lụy.

Khổ do thân năm ấm này chung hợp lại. Vì sự chung hợp này được kết nối bởi các nhân duyên có khuynh hướng trái nghịch, bên trong luôn mâu thuẫn, chống trái nhau. Vì vậy mà khổ. Nhiều người còn trẻ nghe nói thân này khổ không tin, vì họ nghĩ đến tương lai hạnh phúc, làm sao khổ được? Có người nói rằng khi nào xúc chạm phải những điều trái ý mới khổ, nếu xúc chạm những điều như ý thì đâu có khổ. 

Phật nói thân này là gốc của khổ. Tại sao? Tại vì thân này vô thường đổi thay nên rồi ai cũng sẽ già, bệnh và cuối cùng là chết. Quý Phật tử khi ba bốn mươi tuổi ít ai nhớ rằng mình sẽ già chết, mà cứ nhớ hồi còn mười tám, hai mươi.

Phật nói thân này biến hoại vô thường cho nên khổ, chớ không có cái vui lâu dài. Thật ra Phật dạy khổ không có nghĩa để chúng ta ôm ấp nỗi khổ đó suốt đời. Phật nói khổ để mình biết rõ nguyên nhân để tìm cách chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui, hạnh phúc.

Chân lý thứ hai là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là phiền não nhiễm ô, là tâm dính mắc vào ái dục, là sự tham đắm và chấp thủ về cái ta, cái của ta, bởi luyến ái và chấp trước trong sự ràng buộc. 

Khổ không phải tự dưng mà có, chính tập đế là những cội gốc của phiền não, là tập nhân tạo thành nên quả khổ. Cội gốc phiền não đó còn được gọi là căn bản phiền não. Có sáu thứ: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Sáu thứ này là nhân tạo thành quả khổ cho con người. Nếu ai diệt hết sáu thứ đó sẽ hết quả khổ.

hqdefault

Cho đến ngã mạn tức thấy ta cao, ta quan trọng. Do thấy như thế nên khi sắp mất rất khổ. Bây giờ nếu thấy ta là hư giả, tạm bợ thì có phách lối với ai không, thân này sắp hoại có khổ không? Sở dĩ chúng ta khinh người là vì thấy mình cao quí quá, quan trọng quá. Bây giờ thấy mình là tạm bợ, giả dối thì đâu có gì quan trọng. Không trọng mình nên đâu có khinh người. Rõ ràng chỉ cần chúng ta có một chút trí tuệ thấy đúng như thật, thì khổ về sinh-già-bệnh-chết từ từ sẽ giảm bớt. 

Nếu lý giải bằng trí tuệ thì thật thân này không có gì quan trọng hết. Chẳng qua chỉ là một nhóm nhân duyên tụ hội lại chớ có gì đâu. Nhiều người thường vỗ ngực xưng tôi, nhưng hỏi cái gì là tôi thì trả lời không chạy. 

Lúc nào mình cũng thấy cái ngã là quí là thật, nên khổ vì nó. Nếu chúng ta biết cái ngã không thật, không quí thì bỏ nó một cách dễ dàng, không đau khổ tí nào hết. Còn ngã mạn vì thân là còn đau khổ, hết ngã mạn mới hết đau khổ. Đó là năm ấm xí thạnh khổ.

Con người vì lòng ham muốn quá mức như giếng sâu không đáy, khi chưa được thì muốn cho bằng được, khi được rồi thì lại sanh nhàm chám muốn tìm thứ khác. Người biết tiết chế được lòng tham thì cuộc sống an nhàn và thảnh thơi không bị cuộc sống ràng buộc. 

Từ nghiệp nhân ngu si mê muội, mà nhân loại đã tạo ra từ vô thủy kiếp đến nay nếu chúng ta không có duyên và may mắn gặp được thầy lành bạn tốt thì cuộc đời của ta có thể rơi vào ngõ cụt, đó là một sự thật. 

Do si mê, tham đắm chấp thân-tâm làm ngã, từ đó muốn chiếm hữu về cho riêng mình nên suy nghĩ, hành động sai lầm, thấy có ta, người và muôn loài vật thiệt nên bám chấp vào đó.

Ý là đầu dây mối nhợ của phiền não, nó thường hay suy tư, nghĩ ngợi nên gọi là ý nghĩ; nó hay nhớ nghĩ về quá khứ hoặc hiện tại gọi là ý niệm; nó hay tưởng tượng, mơ mộng hão huyền nên gọi là ý tưởng và nó có công năng phân biệt, hiểu biết nên gọi là ý thức.

Bài liên quan

Do phân biệt, hiểu biết sai lầm nên ý thức không rõ được thực tướng của các pháp là duyên sinh, vô ngã, không chủ thể cố định, từ đó sinh ra thấy biết sai lầm mà chấp ta, người, chúng sinh. Sự bám víu vào “cái ta” rồi đến “cái của ta” như vợ ta, con ta, nhà ta, tài sản của ta, đất nước của ta. Dưới cái nhìn của người thế gian như thế đâu có gì sai quấy, thế gian này nếu không bám víu vào “cái ta” và “của ta” thì con người sẽ sống ra sao? 

Vì cuộc sống này như vậy nên chúng ta không thể làm khác được, còn sự sống là còn có tham muốn, nhưng ta phải tham muốn thế nào cho phải lẽ. Ở đây Phật vì lòng từ bi chỉ cho ta biết thân tâm này không thật ngã để mọi người bớt luyến ái, chấp trước mà làm khổ cho nhau. Thật ra, đã làm người khó có ai muốn ít biết đủ, chỉ một bề mong cầu được nhiều mà không bao giờ nhàm chán. Tham muốn càng nhiều thì tội lỗi càng phát sinh, càng gây ân oán, hận thù cho nhau không có ngày thôi dứt. 

Do vô minh mà sinh ra vọng động. Do có vọng động mà sinh ra vọng thức. Do có vọng thức mà sinh ra phân biệt có đủ thứ ta, người, chúng sinh. Do có sự phân biệt ta người, mà sinh ra xúc chạm. Do có sự xúc chạm mà sinh ra cảm thọ. Do có cảm thọ mà sinh ra tham ái, luyến tiếc, và từ đó bám víu, dính mắc vào sự hiện hữu của nó, nên sống chết, khổ não, ưu sầu, buồn lo đủ thứ.Chữ sân trong Hán cổ biểu hiện một môi trường sống, như khi con người cảm thấy không hài lòng, vừa ý, bực tức, xung đột, bất bình dẫn đến mâu thuẫn đối kháng, gây hận thù và làm khổ đau cho nhau. Sự tức giận của con người có nhiều cấp độ khác nhau, như nói lời mỉa mai, cay cú, hằn học, mắng chửi, giận dữ, quát tháo, hờn mát, oán thù, đánh đập, chửi bới, hù dọa, triệt tiêu và hủy diệt nhau.

Bánh xe pháp vi diệu

Bánh xe pháp vi diệu

Sân hận là âm Hán Việt, là từ ngữ chỉ chung cho loại phiền não có tính cách bốc lửa. Sân có nghĩa là nóng giận, mỗi khi có sự việc bất bình không được hài lòng, vừa ý là nó bộc phát mạnh ra bên ngoài. Hận có nghĩa là hờn mát âm ỉ sôi sục bên trong, nói cho đủ là giận hờn.

Một khi con người sân hận, cộng với giận hờn mà không đủ khả năng hóa giải, thì lâu ngày trở thành thù ghét, do đó lúc nào cũng muốn tìm cách trả thù hay rửa hận. Giận là lời nói tắt của từ nóng giận, hờn là từ nói tắt của chữ hờn mát, gọp chung lại là giận hờn.

Sân hận có nghĩa là giận hờn. Khi chúng ta giận hờn ai đó mà cứ ghìm mãi trong lòng thì lâu ngày trở nên thù hằn, ghét bỏ, âm ỉ tìm cách trả thù thích đáng, khi có cơ hội là ra tay liền. Giận hờn là một thói quen xấu có tính cách hại người, hại vật, dù nặng hay nhẹ thì chắc chắn cũng làm tổn hại đến những người xung quanh. 

Khi ta đã giác ngộ thức tỉnh trong cuộc sống, nhưng vẫn còn các tập khí, thói quen xấu thường xuyên tác động đến. Nếu ta không kiên trì bền chí thì thói quen xấu vẫn sai sử ta như thường.

Trong khi đó, Phật dạy thân này do bốn chất đất, nước, gió, lửa hòa hợp lại mà thành, nên không có gì là thực thể cố định cả. Cái được gọi là ta, là của ta, nó cũng không thật, ai chấp vào đó thì sinh ra luyến ái, bám víu mà lầm tưởng là thật ta, nên mới chấp ngã rồi từ đó sinh ra chiếm hữu, ai nghĩ và làm như vậy tức là người vô minh, nên lúc nào cũng sống trong đau khổ lầm mê. 

Còn tâm suy tư nghĩ tưởng, hết nhớ chuyện này đến nhớ chuyện kia, không lúc nào dừng nghĩ. Khi thì nghĩ tốt, lúc thì nghĩ xấu, có khi thì hiền như nai tơ, có lúc thì lại dữ như cọp sói. Như người có chút ít công phu do kiên trì, bền bỉ, biết cách buông xả vọng niệm, nên có khi ngưng bặt mọi suy nghĩ.

Từ cái thấy thân kiến là cái thấy sai lầm về thân, tức chấp vào sự hiện hữu của cơ thể con người là tôi, là của tôi, nên từ đó bắt đầu chiếm hữu. Ai đụng đến cái tôi này thì có sự phản kháng mãnh liệt, do đó dấy khởi phiền não tham-sân-si, mà dẫn đến tranh đấu giành phần thắng lợi về cho riêng mình để loại trừ lẫn nhau. 

Quan niệm về thân kiến này sẽ trường tồn mãi mãi và chỉ có hai con đường để ta chọn lựa, một là lên thiên đàng hưởng phước báo tối cao, hai là xuống địa ngục chịu khổ đau lâu dài. Đó là cái thấy sai lầm do không có sự thể nghiệm thực tế, không có sự trải nghiệm bản thân, mà làm cho con người mất hết quyền làm chủ chính mình trong cuộc sống hiện tại. 

Biên kiến là cái thấy một bên, nghĩa là có một linh hồn bất tử sống đời không thay đổi, tức là thường còn mãi mãi và quan niệm chết là hết, tức là không còn gì nữa, chỉ có một đời sống hiện tại mà thôi. Linh hồn bất tử là cái hồn sáng không bao giờ mất, nói như vậy có phù hợp với chân lý hay không? 

Thường thì con người thế gian lấy bản ngã làm tâm điểm, nhân danh đấng thần linh thượng đế, để tạo ra sự bất công và muốn chiếm hữu, nên đã gây ra nhiều tội lỗi cho muôn loài vật. 

Tất cả những điều này là do cái thấy biết sai lầm của một số người thế gian, họ lạm dụng sự thiếu hiểu biết của nhân sinh mà áp đặt số mệnh, để con người phải chấp nhận phục tùng một cách mù quáng như một tín đồ, mà không có quyền góp ý xây dựng trên tinh thần yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. 

Ý thức được khổ đau do sự si mê chấp ngã gây ra, nên chúng ta thường xuyên quán chiếu để ngày càng sống tốt hơn. Chúng ta thử lắng dừng tâm tư một chút, để nhìn thấy rõ cuộc đời là một dòng trôi chảy biến thiên, không dừng hẳn ở một phút giây nào, không đứng mãi một vị trí nào. 

Quan niệm cố giữ và chiếm hữu, là nguyên nhân của sự thấy biết sai lầm do sự si mê chấp ngã mà ra. Thân này rồi cũng phải già nua mà chúng ta muốn trẻ mãi không già, thân này bệnh hoạn đau nhức mà chúng ta muốn sống hoài không bệnh, thân này thở ra mà không còn thở vào thì coi như bị ngủm cù đeo mà chúng ta muốn sống hoài không chết. Một sự thật quá rõ ràng mà ít ai nhìn thấy, chúng ta thử quán chiếu cuộc đời này với những cái có hình tướng, coi nó có mãi trường tồn hay không. 

Thân này sinh già bệnh chết, mà chúng ta muốn nó không già bệnh chết làm sao được? Chúng tathường xuyên quán chiếu về thân như thế và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên, nhờ vậy những tâm niệm tham sân si dần dần rơi rụng bớt theo thời gian cho đến khi, ý không còn suy nghĩ xấu nữa mà hay làm các điều thiện lành và không bám víu vào việc làm tốt đó, thì thành tựu viên mãn công hạnh Bồ-tát. 

Chân lý thứ ba là Niết-bàn, tức là sự trừ diệt hoàn toàn gốc rễ của khổ đau và những nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là sự không còn chấp trước ta, người, chúng sinh bởi đam mê say đắm ham muốn, biết buông xả và dẫn đến giác ngộ, giải thoát. 

Chúng ta làm sao thể nhập Niết-bàn khi mình chưa đến chỗ đó, Niết-bàn không phải là một cảnh giới có hình tướng cụ thể như các hình ảnh sự vật bên ngoài. Nhiều người nghĩ rằng, Niết-bàn là một cảnh giớithù thắng vi diệu ở một cõi nào đó, con người sau khi chết để hưởng phúc lạc vô biên. Hiểu nghĩa Niết-bàn như thế, vô tình chúng ta đánh mất chính mình thì đó là một điều sai lầm rất lớn.  

Niết bàn theo lời Phật dạy, là tâm thanh tịnh sáng suốt sau khi chúng ta đã chuyển hóa phiền não tham-sân-si thành vô lượng trí tuệ từ bi. Giống như bản chất của gương là sáng, nhưng ta để bụi bặm dính vào lâu ngày, bây giờ muốn gương sáng trở lại chúng ta chỉ cần lau bụi, khi bụi hết thì mặt gương tự sáng. Cũng lại như thế, khi chúng ta gan lọc hết phiền não nhiễm ô, ta người, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, được mất lìa hai đối đãi nhị nguyên thì thể nhập Niết-bàn vô sanh. 

Khi nào được nhập Niết bàn?

Theo quan niệm Phật giáo, Niết-bàn được xem là mục tiêu cứu cánh của đạo Phật, chỉ trạng thái tâm thức đã gột sạch hết mọi vô minh phiền não, sự giải thoát hoàn toàn mọi tham ái, sự dập tắt tham-sân-si, trạng thái an tịnh tuyệt đối không còn bị bốn tướng sinh-già-bệnh-chết chi phối nữa. 

Có hai loại Niết-bàn thường được đề cập trong các bản kinh, đó là Hữu dư Niết-bàn và Vô dư Niết-bàn. Hữu dư Niết-bàn là chỉ cho người đã đạt đến giải thoát hoàn toàn khỏi vòng luân hồi, nhưng phần nhục thể vẫn còn tồn tại. Vô dư Niết-bàn là cảnh giới vĩnh viễn khi chúng ta xả ly phần thân thể này. 

Niết-bàn còn có tên khác là Chơn tâm, Phật tính, Bản lai diện mục, Pháp thân, Chân như…..Như vậy, làm sao để chúng ta thể nhập Niết-bàn vô sanh? Niết-Bàn mà Phật chứng ngộ không có hình tướng, thoát ngoài vòng đối đãi nên không thể suy nghĩ, nói năng luận bàn đến được và nó cũng không lệ thuộcthời gian, không gian. Cho nên, kinh Pháp Hoa gọi là tri kiến Phật hay Phật thừa. Bởi vì nó là cái thấy biết đúng như thật mà không dấy niệm phân biệt ta người, đúng sai…nên mới gọi là Phật tính sáng suốt, thấy tức biết, biết cái gì? Biết mình có tâm Chân thật nương nơi thân này. 

Niết-bàn không phải là nơi chốn có không gian vật lý, cũng không phải là cõi trời không hình tướng, Niết-bàn là chỉ cho tâm thể ở mỗi người chúng ta. Khi cởi bỏ được bản ngã độc tôn, sống buông xả, không phân biệt, không cố chấp ta người chúng sinh.

Niết-bàn không phải là nơi chốn có không gian vật lý, cũng không phải là cõi trời không hình tướng, Niết-bàn là chỉ cho tâm thể ở mỗi người chúng ta. Khi cởi bỏ được bản ngã độc tôn, sống buông xả, không phân biệt, không cố chấp ta người chúng sinh.

Niết-bàn không phải là nơi chốn có không gian vật lý, cũng không phải là cõi trời không hình tướng, Niết-bàn là chỉ cho tâm thể ở mỗi người chúng ta. Khi cởi bỏ được bản ngã độc tôn, sống buông xả, không phân biệt, không cố chấp ta người chúng sinh. 

Chúng ta muốn nhận ra Phật tính sáng suốt hay thể nhập Niết-bàn, cần phải biết rõ tâm là gì? Tâm là một danh từ ai cũng có thể nói được, nhưng tâm là gì thì chẳng ai biết rõ ràng. Cái gốc của Phật phápchinh là tâm. Người học Phật pháp phải biết rõ nguồn gốc đó chính là tâm của mình chứ chẳng phải tìm cầu nơi khác mà được. Trong thực tế cuộc sống, Phật giáo là nền giáo dục nhân bản, giúp cho con người nhận ra tâm pháp để giác ngộ, giải thoát và thành Phật ngay nơi thân này.

Nhưng tâm chia ra làm hai phần: Tâm chân thật còn gọi là tâm thường biết rõ ràng, tâm vọng còn gọi là tâm phân biệt hư dối. Tâm chân thì không thể dùng lời nói luận bàn, hay ý thức suy nghĩ mà được, chỉ thấy nghe hay biết mà không vọng động, hình ảnh sự vật như thế nào thì biết rõ như thế đó. Tâm vọng hư dối là hay suy nghĩ phân biệt phải quấy, được mất, tốt xấu, đúng sai, ta người…..

Tâm không có hình tướng dài, ngắn, vuông, tròn, hay có màu sắc xanh, đỏ, vàng, trắng, đen, nâu. Chúng ta không thể dùng con mắt mà thấy được tâm; cũng không thể dùng tay chơn sờ mó rờ đụng được tâm; chỉ thấy cái tác dụng của nó qua mắt tai mũi lưỡi thân ý, nên ta biết có tâm chân thật hay còn gọi là Phật tính sáng suốt.

Tâm chân thật được hiển lộ qua sự thấy và nghe, khi thấy chỉ là thấy mà vẫn thường biết rõ ràng mọi hình ảnh sự vật, màu sắc xanh, trắng, đỏ, vàng. Khi nghe chỉ là nghe mà không dính mắc vào âm thanh lớn nhỏ, dễ chịu hay không dễ chịu, nhờ vậy ta luôn sống với tính nghe thường hằng.

Cũng như "điện", người ta không thể thấy nghe hay rờ mó được điện; chỉ do thấy cái tác dụng của nó mà biết có điện. Như cho điện vào bóng đèn thì thấy đèn sáng, cho điện vào quạt thì thấy quạt xoay, cho điện vào bàn ủi thì thấy nóng, cho điện vào tủ lạnh thì thể lỏng đông đặc lại v.v…. Chính vì vậy mà người ta biết là có điện. 

Cuộc sống của chúng ta hằng ngày phải ăn cơm, uống nước, đi tiểu, đi đại, mặc áo, nói năng, tiếp khách, làm việc, đều phải có tâm hiển bày nên đã thường biết rõ ràng trong thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, vậy mà ta chẳng chịu thừa nhận là mình có tâm chân thật. 

Tâm Phật chúng ta cũng lại như thế, vì nó có tác dụng thấy, nghe hay biết nương nơi mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý mà không dấy niệm phân biệt tốt xấu, đúng sai v.v… nên chúng ta biết là có tâm Phật sáng suốt ngay nơi thân này.   

Chân lý thứ tư là con đường dẫn đến Niết-bàn, đó là tám phương pháp tâm linh mầu nhiệm là hiểu biết chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, ý niệm chân chính và thiền định chân chính, là con đường Trung đạo. 

Bát Chánh Đạo là gì?

Bát chánh đạo là tám con đường tâm linh mầu nhiệm. Tám nguyên tắc mầu nhiệm ấy có liên hệ nhân quả rất mật thiết với nhau như sau: 

1-Chánh kiến: là hiểu biết đúng đắn, hay thấy biết đúng như thật.

2-Chánh tư duy: Suy nghĩ, xem xét, quán chiếu và chiêm nghiệm đúng.

3-Chánh ngữ: Nói lời chân thật, đúng lý lẽ.

4-Chánh nghiệp: Hành động chân chính.

5-Chánh mạng: Làm việc mưu sinh chân chính, không làm các việc tà mạng.

6-Chánh tinh tấn: Siêng năng tinh cần và kiên trì bền bỉ buông xả vọng niệm.

7-Chánh niệm: Ý thức chân chính nhờ sự quán chiếu, soi rọi nên lúc nào cũng tỉnh giác trong từng phút giây.

8-Chánh định: kiên định tập trung tâm tư vào con đường chân chính, không để bất cứ điều gì lay chuyển, làm thoái chí, phân tâm. 

Bát Chánh Đạo

Bát Chánh Đạo

Qua bài kinh Chuyển Pháp Luân của đức Phật, giảng tại vườn Nai cho năm anh em Kiều Trần Như nghe, Bát Chánh Đạo là nội dung chính Đức Phật muốn nói ra, khi Ngài đã lìa khỏi hai cực đoan. Đức Phật đã trải qua hai lối sống hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực trong cung điện, và sáu năm tu khổ hạnh nhưng không tìm được đạo giác ngộ, giải thoát. 

Ý nghĩa chính của con đường trung đạo là sự thức tỉnh và thấy biết đúng như thật của đức Phật, qua hai kinh nghiệm từng trải nghiệm trong cuộc đời, để khuyên nhủ mọi người đừng để bị rơi vào hai trạng thái cực đoan ấy. 

Thứ nhất là đắm mình trong dục lạc thế gian như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ nhiều, dẫn đến nguy hại, là một điều chúng ta cần phải tránh xa. 

Thứ hai là tự hành hạ mình bằng các hình thức tu khổ hạnh, ép xác, dẫn đến thân đau khổ, tâm u mê, không sáng suốt, tác hại vô cùng là điều ta không bao giờ nên làm. 

Đức Phật cho thấy, cuộc sống của chúng ta ít bao giờ được hoàn hảo với bất cứ một ai. Ai cũng có một nỗi khổ, niềm đau riêng, bởi bản chất của con người trong xã hội, ai cũng đều có khát vọng, mong muốn, tìm cầu hưởng thụ tiện nghi vật chất. Khi những chướng duyên, nghịch cảnh của xã hội làm cho con người phiền muộn, đau khổ, họ sẽ tìm về với gia đình, người thân, mong được an ủi, sẻ chia và nâng đỡ. 

Đức Phật có tầm nhìn và sự hiểu biết sâu rộng hơn, nhờ trải qua hai lối sống cực đoan thái quá, nên Ngài biết cách tìm về con đường trung đạo, nhằm giúp bản thân hoàn thiện, cùng nâng đỡ, sẻ chia, để mọi người cùng đạt đến sự an lạc, hạnh phúc ngay trong cuộc sống hiện tại. 

Đức Phật chỉ cho ta biết cách làm chủ bản thân, quay lại chính mình để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Chỉ vì thấy biết sai lầm mà ta phải chịu khuất phục bởi một đấng thần linh giả tạo, với niềm hy vọng mong mình được cứu rỗi, thoát khỏi bao cảnh lầm than, khổ sở mà chính mình đã tạo ra. Trí tuệ không phải là sự hiểu biết bình thường của tri thức, mà là kết quả của sự quán chiếu chiêm nghiệm, tìm tòi mà phát minh. 

Từ người phàm phu tục tử, chúng ta có thể nương theo Bát Chánh Đạo để tu, thì khỏi sợ lầm lạc, rơi vào chỗ dữ, từng bước sẽ chứng được quả hiền Thánh trong tương lai. 

Giáo lý duyên khởi, vô thường và vô ngã là qui luật tự nhiên hay bản chất của các pháp. Không một pháp nào lại không do nhân duyên kết hợp mà thành, cái gì do nhân duyên kết hợp lại mà thành, cái ấy không có tự tánh, không thể tồn tại độc lập và không có tự thể cố định. 

Người có chánh kiến luôn luôn lúc nào cũng biết phân biệt và kiểm soát chặt chẽ các mặt hoạt động của thân và tâm, như suy nghĩ chân chính về lời nói, việc làm, mạng sống và sự nỗ lực tinh tấn, để đạt được chánh niệm nhờ có định lực sâu dày.

Người có chánh kiến luôn luôn lúc nào cũng biết phân biệt và kiểm soát chặt chẽ các mặt hoạt động của thân và tâm, như suy nghĩ chân chính về lời nói, việc làm, mạng sống và sự nỗ lực tinh tấn, để đạt được chánh niệm nhờ có định lực sâu dày.

Bài liên quan

Như vậy, giáo lý Duyên Khởi, Vô Thường, Vô Ngã là bản chất của cuộc sống. Bất cứ ai, dù là người của tôn giáo, hay đảng phái nào, cũng phải tuân theo qui luật này, không thể làm khác đi. Cho nên, tùy theo nhận thức của chúng sinh mà có sự hiểu biết khác nhau, nên sinh ra cái thấy không ai giống ai. Chính vì vậy, chúng ta gọi giáo lý nhà Phật là Chánh pháp, điều được nói đến là giáo lý Duyên Khởi, Vô Thường và Vô Ngã. Ý nghĩa này đúng về mặt chân lý, nên gọi là Chánh pháp.  

Trong cuộc sống, nếu ta biết xem xét, chiêm nghiệm và áp dụng tám nguyên tắc trên trong mọi hoàn cảnh, ta sẽ thấy rõ ràng sự liên hệ nhân quả mật thiết, tương quan giữa những nguyên tắc ấy.  

Người có chánh kiến luôn luôn lúc nào cũng biết phân biệt và kiểm soát chặt chẽ các mặt hoạt động của thân và tâm, như suy nghĩ chân chính về lời nói, việc làm, mạng sống và sự nỗ lực tinh tấn, để đạt đượcchánh niệm nhờ có định lực sâu dày. 

Hiểu biết chân chính là cái nhìn mọi hiện tượng, sự vật dưới nguyên lý duyên khởi, vô thường và vô ngã, tức không có chủ thể cố định, không có nguyên nhân đầu tiên của thế giới, không có thượng đế ban phước giáng họa, tất cả đều biến thiên, thay đổi, không thực thể. 

Ba chi cuối cùng là chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định, là sự quyết tâm tu tập. Chúng ta tu tập là ý thức muốn sửa sai, nếu ý thức này bắt nguồn từ cái thấy sai lệch, cho rằng có một linh hồn bất tử, thì sự tu tập đó trở thành vô dụng. Người tu như vậy không bao giờ đạt được mục đích giác ngộ, giải thoát, nên chánh kiến có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát sự nỗ lực tu tập đó có đúng hay không? 

Nếu sự tu tập đó được bắt nguồn từ chánh kiến, chánh tư duy, thì ắt hẳn chúng ta sẽ có lời nói chân chính, không nói lời giả dối để lường gạt người. Ngược lại, nếu như không có chánh kiến mà là tà kiến, sẽ dẫn đến suy nghĩ bất chính và làm những việc xấu ác, cuối cùng sẽ gặt lấy quả phiền muộn, khổ đau. 

Muốn thành tựu con đường trung đạo, ta phải biết áp dụng Bát Chánh Đạo, như sự liên hệ tương quan, tương duyên mật thiết với nhau, bồi đắp cho nhau, mà không thể thiếu nhau. Tám nguyên tắc hành động này lúc nào cũng làm nhân và quả để hỗ trợ cho nhau, nếu mất một chi thì không thành tựu con đường trung đạo.

Bài liên quan

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa

Nghiên cứu 16:00 02/09/2024

Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.

Xem thêm