Điểm thù thắng của Kinh Địa Tạng là độ cho người mẹ
Mẹ đối với chúng ta có ân đức lớn lao như vậy, bất luận chúng ta ở phương diện nào, ở lúc nào, niệm niệm chẳng quên. Niệm niệm chẳng quên trong tâm vì muốn báo ân mẹ không những chúng ta không thể làm việc sai quấy, ngay cả một tâm niệm ác cũng chẳng thể sanh lên, tại sao vậy?
"Thánh Nữ Bà La Môn, Quang Mục Cứu Mẹ trong Kinh Địa Tạng"
Chỗ đặc biệt thù thắng của Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh, hiếu đạo bắt đầu làm từ chỗ độ mẫu thân, trong thế gian người thân mật nhất là mẹ, người cha còn kém một chút. Một đứa bé ra đời từng giờ từng phút không rời lòng mẹ. Trong kinh này chúng ta thấy Ðịa Tạng Bồ Tát, Ðịa Tạng Bồ Tát tức là người tu học pháp môn Ðịa Tạng này, Ðịa Tạng Bồ Tát chẳng phải chỉ có một vị mà thôi.
Phàm những ai tu học Hiếu Thân Tôn Sư đều là Ðịa Tạng Bồ Tát, phàm những ai tu học từ bi cứu độ hết thảy chúng sanh khổ nạn đều là Quán Thế Âm Bồ Tát. Chúng ta phải hiểu ý nghĩa này. Chúng ta phải một đời đầy đủ hết thảy hạnh Bồ Tát thì mới viên thành Phật đạo, đây tức là ý nghĩa chân chánh của ‘Pháp môn vô lượng thệ nguyện học’.
Chúng ta phải học sự ‘hiếu kính’ của Ðịa Tạng, học ‘từ bi’ của Quán Âm, học ‘trí huệ’ của Văn Thù, ngày nay chúng ta nói đến lý trí, phải học ‘lạc thực’ (biến thành hiện thực) của Phổ Hiền Bồ Tát, đây không phải là một thân đầy đủ bốn đại Bồ Tát ư. Tứ Ðại Bồ Tát nếu phân tích kỹ nữa tức là vô lượng vô biên hết thảy Bồ Tát, đây tức là Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.
Từ chỗ này chư vị chắc cũng thể hội được, kinh Hoa Nghiêm, kinh điển Tịnh Tông hay nói ‘một tức là hết thảy’, một pháp môn nhất định hàm nhiếp hết thảy pháp môn. Ðịa Tạng hiếu kính, trong hiếu kính đương nhiên có từ bi, trong hiếu kính có lý trí, hiếu kính lạc thực, một Ðịa Tạng tức là đầy đủ Quán Âm, Văn Thù, Phổ Hiền, không phải đều đầy đủ hết ư! Phổ Hiền Bồ Tát thực tiễn, trong thực tiễn nhất định phải có hiếu hạnh, nhất định phải có từ bi, nhất định có trí huệ, có phải là một Bồ Tát đầy đủ hết thảy Bồ Tát chăng! Thế nên mới nói ‘một là hết thảy, hết thảy là một’, pháp pháp viên dung, pháp pháp vô ngại, như vậy bạn mới biết Phật pháp thiệt chẳng thể nghĩ bàn. Thế nên chúng ta ở đây thấy ngài vì mẫu thân phát tâm, việc này thân thiết hơn bất cứ việc gì khác. Dạy cho chúng ta làm sao sanh khởi tâm hiếu thuận? Ðộ mẹ.
Mẹ đối với chúng ta có ân đức lớn lao như vậy, bất luận chúng ta ở phương diện nào, ở lúc nào, niệm niệm chẳng quên. Niệm niệm chẳng quên trong tâm vì muốn báo ân mẹ không những chúng ta không thể làm việc sai quấy, ngay cả một tâm niệm ác cũng chẳng thể sanh lên, tại sao vậy? Có lỗi với mẹ, đó chẳng phải là kỳ vọng của mẹ đối với con. Mỗi năm cử hành một buổi tế lễ, đó là đề xướng hiếu đạo, phát triển hiếu đạo, dụng ý là ở chỗ này, là để làm lợi lạc cho người khác. ‘Niệm niệm đều đoạn ác, niệm niệm đều tu thiện’, đây là vì cái tâm hiếu đối với mẹ ràng buộc chúng ta nhất định phải làm như vậy. Bạn xem sức mạnh của chữ Hiếu này bao lớn! Thúc đẩy chúng ta trên đường bồ đề luôn luôn tinh tấn, chẳng giải đãi.
Từ chỗ hiếu đối với mẹ liên tưởng đến vị thầy dạy dỗ chúng ta, chẳng có thầy thì làm sao chúng ta hiểu được hiếu đạo, thế nên ân đức của thầy giáo chẳng thể quên. Cụ Phác viết bốn chữ ‘Tri ân báo ân’, Thế Tôn nói bốn chữ này trong kinh Ðại Bát Nhã, là pháp môn tu học của Nhị Ðịa Bồ Tát. Trong kinh Ðại Bát Nhã, Nhị Ðịa Bồ Tát có tám khoa mục tu học chính, ‘Tri ân báo ân’ là một trong tám khoa mục này.
Trong thời đại ngày nay đặc biệt đáng được đề xướng, xã hội hiện nay người vong ân bội nghĩa rất nhiều, vong ân bội nghĩa là tội hạnh, là lỗi lầm, khổ báo; tri ân báo ân là chánh hạnh, Bồ Tát hạnh, quả báo là lạc báo (quả báo vui sướng), chẳng giống nhau. Ngày nay xã hội đại chúng phạm những lỗi lầm gì, chúng ta phải lấy những lỗi này để tìm cách chỉ dạy, giúp đỡ họ, như vậy mới đúng. Vì mẹ mà phát nguyện, như vậy rất thân thiết, cách giáo học này làm cho chúng ta thể hội được trí huệ cao độ của Thế Tôn, viên mãn trí huệ, thiện xảo phương tiện đạt đến mức cùng cực, làm cho chúng ta nghe đến, tiếp xúc đến, chẳng thể chẳng tin, không thể không học. Hết thảy những thiện pháp, những thiện hạnh đều từ hiếu thuận mẫu thân, cứu độ mẫu thân mà nảy sanh, đây thật là căn bản. Chánh hạnh của chúng ta trên đường bồ đề, thành tựu càng thù thắng thì sự hiếu kính mẫu thân càng viên mãn. Thế nên tôi thường nói chỉ có một người đạt đến mức hiếu đạo viên mãn, thành Phật; Phật quả trong Viên giáo, đạt đến cứu cánh viên mãn. Ðẳng Giác Bồ Tát còn một phẩm sanh tướng vô minh chưa phá, hiếu đạo còn khiếm khuyết một phần.
Tại sao chúng ta phát tâm độ chúng sanh? Tại sao phát tâm đoạn phiền não? Tại sao phát tâm học pháp môn, thành Phật đạo? Vì báo ân mẹ. Nếu chúng ta chẳng làm vậy thì có lỗi đối với cha mẹ, đặc biệt là đối với mẹ. Chánh giáo đại pháp của Như Lai kiến lập trên cơ sở này, thế nên ‘tứ hoằng thệ nguyện’ là nguyện chung, bổn nguyện của hết thảy chư Phật Như Lai.
Ðịa Tạng Bồ Tát đặc biệt dùng ‘bi tâm vô cùng’ hướng về khổ nạn chúng sanh, chúng sanh chịu khổ nạn càng nhiều, thì bi tâm của Bồ Tát càng nặng, thế nên trong kinh xưng ngài là ‘Vĩnh viễn làm U Minh giáo chủ’. U Minh là địa ngục, thệ nguyện của Bồ Tát ‘Ðịa ngục chưa trống không, thề chẳng thành Phật’, bi tâm đạt đến cùng cực. Chỗ khổ nạn ở địa ngục này, những người thông thường chẳng chịu đến, người ta không chịu đến nhưng ngài đến; người khác chẳng chịu thọ nhận khổ nạn nhưng ngài chịu nhận. Vào địa ngục thì trước hết phải hiện thân đồng loại với họ, nếu chẳng hiện thân đồng loại thì làm sao có thể dạy dỗ chúng sanh! Phải tu hạnh đồng loại, chúng sanh trong địa ngục chịu những sự khổ đó, Bồ Tát trong đó cũng phải thị hiện chịu đựng những sự khổ ấy, chẳng được đặc thù, chẳng thể ngoại lệ, như vậy mới có thể cảm hóa chúng sanh trong địa ngục để họ có thể giác ngộ, sám hối, quay về.
Thế nên nhẫn chịu khổ, chịu nạn, đại từ đại bi, đây là Bổn Nguyện của Ðịa Tạng Bồ Tát, người tu học Ðại Thừa sơ phát tâm như chúng ta phải học Ðịa Tạng Bồ Tát. Tôi nhắc chư vị chữ U Minh còn có một nghĩa khác là ‘hạ mình thấp xuống’, vĩnh viễn ở vị trí thấp hơn người khác, hết lòng nỗ lực tu học giáo hóa chúng sanh, danh văn lợi dưỡng hết thảy hưởng thụ đều dâng hiến cho người khác, tự mình vĩnh viễn ở nơi thấp kém, đây là ý nghĩa của U Minh.
Trích Lục Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh giảng ký - tập 2.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm