Kinh dược sư và những điều cần biết
Vào những ngày đầu năm, hầu hết các chùa đều trì tụng kinh Dược Sư để cầu bình an và giải trừ tật bệnh. Nhưng để hiểu hết “Kinh dược sư” không phải phật tử nào cũng hiểu hết được ý nghĩa của kinh này.
Nguồn gốc kinh Dược Sư
Dẫn nhập vào kinh Dược Sư là do ngài Xá Lợi Phất thỉnh cầu Đức Phật thuyết giảng về những cách mà người đời sao nên làm để được lợi lạc. Chúng ta thấy rằng, chỉ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là con người của lịch sử, có nguồn gốc rõ ràng còn những vị Phật khác như: Đức Phật A Di Đà, Dược Sư Lưu Ly hay Ngài Bồ Tát Quán Thế Âm,…đều là truyền thuyết qua lời kể lại của Đức Bổn Sư.
Lời nguyện chính là lý tưởng là mong muốn là ước ao đạt được của vị Bồ Tát
Ý nghĩa Kinh Dược Sư
Bằng thiên nhãn thông, Đức Phật nói rằng cách đây hơn mười căn dà sa có một cõi nước tên là Tịnh Lưu Ly, nơi đó Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là giáo chủ. “Căn dà sa” nghĩa là hằng hà sa (cát sông Hằng), ngụ ý nói rằng cõi Phật này xa vô tận.
Tên gọi vị Phật là: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nghĩa là vị Phật này lấy hiệu là thầy thuốc để thể hiện lòng thương xót bằng từ tâm của vị Phật đến chúng sanh còn đau khổ, luôn lấy pháp dược để cứu mọi khổ đau của chúng sanh đang gánh chịu trong sự luân hồi. Như câu mà người ta thường nói:
“ Tâm từ trải khắp muôn phương
Tâm bi trải khắp mười phương chan hòa.
Tình người nở một đóa hoa
Từ bi vô ngã chan hòa tình thương”
Có gieo trồng nhân lành mới đạt được điều thiện lành
Để đạt đến quả vị Như Lai, các vị Phật phải hành Bồ Tát đạo, đặt lợi ích chúng sanh làm sự nghiệp, dùng tâm từ bi đứng đầu. Cho nên, vị nào hành Bồ Tát đạo luôn phải phải phát nguyện, chẳng hạn như: Đức Phật A Di Đà phát 48 lời nguyện, Quan Thế Âm Bồ Tát phát 12 đại nguyện, Đức Địa Tạng phát thệ nguyện: Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Đề.
Lời nguyện chính là lý tưởng, là mong muốn, là ước ao đạt được của vị Bồ Tát đó. Với Đức Phật Dược Sư, Ngài đã phát 12 lời nguyện và đã dùng rất nhiều phương tiện để độ chúng sanh. Trong những lời nguyện đó luôn nghĩ đến lợi ích cho chúng sanh thoát khổ, được ấm no, tốt đẹp thân tướng.
Tuy nhiên, đa phần những người đọc kinh Dược Sư sẽ hoài nghi về những điều được ghi lại trong kinh bởi họ cầu nguyện không được như ý muốn như lời nguyện của Đức Phật, cũng như thấy một vài điểm mâu thuẫn từ lời nguyện ấy. Vì thế nên hiểu trọn vẹn chúng ta sẽ không còn hoài nghi.
Giải nghi kinh Dược Sư
Điều 1: Trong kinh có đoạn “ … Cõi Phật kia một bề thanh tịnh không có đàn bà, cũng không có đường dữ và cả đến tiếng khổ cũng không..”
Nhiều người thắc mắc vì sao cõi Phật lại không có đàn bà? Hẳn là Đức Phật thiên vị chăng? Chúng ta cần phải nhìn nhận ở 2 góc độ:
Về mặt lịch sử: Quan điểm sống trọng nam kinh nữ rất rõ ràng thời xa xưa. Vì thế người phụ nữ không có giá trị và được xem trọng, khổ sở trăm điều. Họ luôn ao ước trở thành nam giới để có thể tự do làm mọi việc ngoài xã hội. Do đó, một thế giới hoàn toàn không có phụ nữ là thể hiện niềm ước ao của người phụ nữ thời bấy giờ.
Danh ngôn nước ngoài có câu: Người sống lạc quan là người ban thưởng cho chính mình, người sống bi quan là người tự trừng phạt chính mình
Về mặt lý tưởng: Phụ nữ tượng trưng cho ngũ dục. Mặc dù ngũ dục là nhu cầu của cuộc sống nhưng nếu quá chiều chuộng sống mà chiều chuộng theo bản thân thì sẽ rất dễ rơi vào sự khổ đau. Vì lòng tham của con người là vô đáy, có được thì muốn có nữa, không bao giờ chịu yên phận.
Danh ngôn nước ngoài có câu: Người sống lạc quan là người ban thưởng cho chính mình, người sống bi quan là người trừng phạt chính mình.
Và người ta rằng: Hạnh phúc không tìm được trong lầu son gác tía, trong những tham vọng điên cuồng mà hạnh phúc là khi chúng ta thật sự sống và chiêm ngưỡng cuộc sống. Hãy bình lặng để chấp nhận những thứ ở hiện tại.
Tóm lại, hàm ý của nghĩa kinh này chính là dù mang tướng nam hay nữ, nếu tu hành không thanh tịnh, không loại bỏ được ngũ dục thì vẫn không thành tựu được.
Điều 2: “ Nếu thấy những người nào đang mắc bịnh khổ thì phải tắm gội cho sạch sẽ và vì họ nhứt tâm tụng chú này 108 biến, chú nguyện trong đồ ăn, trong thuốc uống hay trong nước không vi trùng mà cho họ uống thì những bịnh khổ ấy đều tiêu diệt”
Nghe có vẻ không khoa học lắm nhưng đó là thực tế. Bởi đã có những người chí tâm thực hành và đạt được kết quả đúng như lời dạy này của Đức Phật. Bởi niềm tin vào chánh kiến rất quan trọng đối với người học Phật, nếu tâm có lòng thành rồi thì rất dễ đạt được thành tựu và ngược lại.
Niềm tin vào chánh kiến rất quan trọng đối với người học Phật, nếu tâm có lòng thành rồi thì rất dễ đạt được thành tựu và ngược lại
Do đó, chúng ta phải thấy rõ là: Khi chưa đạt được thành tựu là do chúng ta không chí thành trì chú và thực hiện theo lời Phật dạy bởi những sự chi phối về đời sống hiện đại hoặc lòng tin chưa sâu cũng như chưa có đủ phước báu để khiến sở cầu được như ý. Đừng nên quay lại trách Phật nói sai mà lại thối tâm, càng thối tâm càng xa với đạo và càng dễ rơi xuống những ác đạo. Cần phải biết sách tấn tu hành nỗ lực hơn nữa.
Điều 3: Tại sao những lời nguyện của Đức Phật khó thành hiện thực
Trong 12 lời nguyện của Đức Phật Dược Sư nói rằng: Nếu nghe, trì niệm danh hiệu Ngài sẽ được những vật ăn ngon, thân tướng tốt đẹp và khổ nạn tiêu trừ. Sở dĩ mọi người khó thấy được kết quả là do không thực hiện theo đúng lời dạy của Ngài.
Cũng như một vị thầy giáo rất giỏi phát tâm đến vùng xa để xóa nạn mù chữ cho những em nhỏ, nhưng các bé tại đây được dạy mà không chịu học nên cũng không có kết quả.
Vì thế, Đức Phật muốn độ sanh mà dạy chúng ta những điều tốt đẹp nhưng chúng ta lại không thực hành thì làm sao có kết quả được? Cho nên, ngụ ý của bài kinh muốn nói rằng:
Hãy luôn tạo những nhân duyên lành: Muốn được xinh đẹp thì dâng hoa cúng Phật, hiếu thảo cha mẹ; muốn được giàu sanh thì không ganh ghét người hơn mình, biết bố thí,.. Có gieo trồng nhân lành mới đạt được điều thiện lành.
Kinh này, đức Phật chỉ dạy cho ta mỗi khi đau ốm phải tìm thầy, chạy thuốc chữa bệnh. Thêm vào đó một phương pháp chữa bệnh linh nghiệm không kém, đó là sức tin tưởng. Tụng danh hiệu đức Ðông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật tức là cầu tìm đúng thuốc chữa đúng căn bệnh của mình, không tin những tà ma yêu nghiệt, những bọn thầy pháp chuyên đem chuyện mê tín dị đoan chữa bệnh khiến phải sa đọa vào vòng hoạnh tử. Lại nữa, trong kinh Dược Sư khuyên ta không được nghe sằng, tin nhảm làm bùa làm phép lung tung, giết hại sinh vật cúng cấp thần linh, ma quái. Nếu làm những chuyện như thế chỉ khiến gia tăng tội lệ mà bệnh không những không khỏi, đôi khi còn bị chết oan là khác.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Một cuốn sách của tu sĩ Mộc Trầm lọt top 10 cuốn sách 'hot' trên BookTok Việt Nam 2024
Sách Phật giáo 11:12 26/12/2024Cộng đồng BookTok Việt Nam bùng nổ với nhiều đầu sách phong phú, trong đó, "Lén nhặt chuyện đời" của tác giả Mộc Trầm (bút danh của Đại đức Thích Đạo Quang, tu học tại chùa Từ Quang, Gia Lai) lọt top 10 cuốn sách 'hot'.
Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc
Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.
Tu không phải để thành tiên, thành Phật
Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.
Thiền như một Phật tử
Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.
Xem thêm