Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 17/06/2024, 18:00 PM

Kinh Hoa Nghiêm thực giải

Kinh Hoa Nghiêm, một bộ kinh quan trọng và đồ sộ của Phật giáo Đại thừa trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thể tính của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu.

Tâm chân thì pháp giới tánh với tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chân lý, thể nhập Phật tánh, thông suốt pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn.

Đức Phật dạy cho chúng-sanh, chúng ta thấu rõ thực tánh của sum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm lưu xuất. Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả vạn pháp. Tất cả là một, một là tất cả, là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chân tâm thâu tóm vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể.

Thân cận được thiện tri thức được kinh mô tả là có sự lợi ích rất lớn khó thể nghĩ bàn.

Kinh Hoa Nghiêm: Nguồn gốc, ý nghĩa và nội dung

442470018_782941347272920_59499010973323581_n

Muốn gặp thiện tri thức, phải có thiện duyên thù thắng, có nhân duyên thì cách xa ngàn dặm cũng được gặp; không có nhân duyên thì đối diện mà chẳng thấy. Nên kinh nói: Ưu Bát Đàm Hoa ba ngàn năm xuất hiện một lần còn dễ gặp, đại thiện tri thức rất khó gặp. Lời này vô cùng chân thật. 

Nội dung tinh yếu kinh Hoa Nghiêm có thể thấy trong bài kệ: Nhược nhân dục liễu tri/Tam thế nhất thiết Phật/ Ưng quán pháp giới tánh,/Nhất thiết duy tâm tạo. (Nếu người muốn biết rõ,/ Tất cả Phật ba đời / Hãy quán tánh pháp giới,/ Tất cả do tâm tạo.)

Khi giảng giải kinh điển, nhất là kinh Đại thừa chúng tôi hay khái quát: Nếu cần dùng một từ để khái quát toàn bộ nội dung giáo lý của các bộ kinh Đại thừa như Hoa nghiêm, Kim cang, Pháp hoa, Lăng Nghiêm, Lăng già, Viên giác, Duy ma...thì đó là Tâm. Ngộ tâm thành Phật, phát huy năng lực diệu dụng vô lượng của tâm để giáo hóa, cứu độ chúng sanh.

Tất cả cảnh giới thánh, phàm, thế gian và xuất thế gian, chỉ một bài kệ này đã gồm đủ. "Pháp giới" ở đây chỉ tứ Thánh lục phàm, cộng thành mười pháp giới. Pháp giới tánh trùng trùng duyên khởi viên thông vô ngại, mười pháp giới này vốn chẳng có tự thể, chẳng có tự tánh, chẳng có tự chủng, cũng chẳng có tự thể đều do tâm sở tạo. Tuy nhiên không thể không nói là do nghĩa này một bộ phận tri thức chấp pháp cho rằng Phật giáo là duy tâm. Phật giáo vốn vượt thoát ra khỏi khái niệm duy tâm hay duy vật.

Tâm cũng như hư không, vốn là thanh tịnh, vốn là thấu triệt, chẳng có hình dáng, chẳng có phương sở, bất diệt, bất sanh, bất động, bất biến. Vậy tại sao lại nói là duy tâm tạo?

Tâm này dù nói bất biến mà còn tùy duyên, vì tùy duyên nên năng tạo; nói tùy duyên là vì một niệm thình lình sanh khởi, hoặc tiếp xúc với ngoại cảnh, trong và ngoài cảm ứng với nhau, gọi là nhân duyên, có nhân duyên mới thành pháp giới.

Tâm ví như nước, pháp như làn sóng. Bản thể của nước vốn yên tịnh, chẳng phương sở, chẳng lay động, khi gặp gió thổi thì muôn ngàn làn sóng tùy sự tiếp xúc mà nổi lên. Vậy thì nước có thể tạo ra làn sóng, làn sóng do nước mà có; cũng như Tâm có thể tạo ra pháp giới, pháp giới đều do tâm lưu xuất. Bốn pháp giới: 1. Lý vô ngại pháp giới/ 2. Sự vô ngại pháp giới/ 3. Lý sự vô ngại pháp giới/ 4. Sự sự vô ngại pháp giới của kinh Hoa Nghiêm đã hoàn toàn ở trong lảnh vực xứng tánh bất khả tư nghì giải thoát mà xương minh, nên mỗi lời mỗ câu trong kinh lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng. Đã là toàn thể pháp giới tánh nên tất cả giáo, lý, hạnh, quả nơi đây đều dung thông vô ngại, nên cũng gọi là vô ngại pháp giới. Từng bực cứu cánh của vô ngại pháp giới là sự sự vô ngại chỗ chứng nhập hoàn toàn của chư Phật mà chư pháp thân Bồ Tát thời được từng phàn.Tất cả cảnh giới đều phát xuất từ Chân Tâm hay Căn Bản Trí. "Chân Tâm vốn thanh tịnh, đầy đủ và tròn sáng, năng lực diệu dụng của tâm vô cùng vô tận trong số đó có hai diệu dụng tiêu biểu:

- Diệu dụng năng sanh tạo ra thế giới, sum la vạn tượng.

- Diệu dụng cứu độ chúng sanh, thực hành các nguyện lớn của Bồ Tát Phổ Hiền nhằm cứu vớt chúng sanh vượt thoát khổ đau trong lục đạo luân hồi.

Cái nhìn viên dung bắt nguồn từ chân như trong sáng, dung nhiếp tất cả muôn vật trong vũ trụ, thu nạp hình ảnh của vạn vật trong cái gương như thể tánh của nó, và chính nhờ cái nhìn viên dung ấy mà chúng ta mới thấy rằng vạn pháp sai biệt cùng phát xuất từ chân như.

Nội hàm tinh yếu của kinh này vô cùng rộng lớn thâm sâu khó có thể dùng ngôn từ hữu hạn khó mà nói hết được, nói đơn giản là nhằm xiển dương diệu lý viên thông vô ngại với quá trình tu tập gồm bốn giai đoạn: giáo, lý, hạnh, quả. Pháp học trọn vẹn thông suốt bốn pháp giới như trên, giới hạnh trang nghiêm, thể nhập căn bản trí thành tựu giác ngộ giải thoát.

Nam mô Hoa nghiêm hội thượng Phật Bồ tát. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm