Tôn giả Xá Lợi Phất - Đệ nhất trí tuệ thống lĩnh tăng đoàn
Khi cuộc sống của Tăng chúng đã ổn định và được tự giác duy trì, thì Tôn giả Xá Lợi Phất lại khéo giấu mình vào những hi sinh thầm lặng, trong sự tận tụy không ngơi nghỉ.
Tâm hồn của Ngài luôn đặt vào cả đại chúng. Với tài y lý, Ngài trực tiếp đảm nhận việc thuốc thang chữa bệnh. Trong những mái am nhỏ, dưới bóng của những rặng tre, bên cạnh dòng suối reo, thi thoảng mọi người lại bắt gặp bóng dáng của vị Thượng Thủ đang chăm sóc cho các Tỳ kheo bị ốm. Trong những buổi du hành, Ngài thường không dẫn đầu chư Tăng hoặc ngay sau Thế Tôn mà lại hay ở cuối hàng, hướng mắt dõi theo từng bước chân của chư Tăng để có thể giúp đỡ các vị khi cần. Do vậy, trong một lần Ngài về nơi tạm trú rất trễ và không còn chỗ nằm. Ngài mỉm cười an vui dành tặng nơi nghỉ ngơi tốt nhất cho huynh đệ, phần bản thân mình thì lặng lẽ giăng lều giữa tán cây, tọa Thiền suốt đêm, làm bạn với sao trời và tiếng côn trùng trên đất.
Uy đức của một vị Thượng Thủ đầy trí tuệ, bản lĩnh đã khiến Chư Tăng nể phục. Bên cạnh đó, tấm lòng luôn bảo bọc thương yêu đã đưa Ngài trở thành hình ảnh một người anh cả mẫu mực trong Tăng đoàn. Nhờ vậy, Ngài đoàn kết Tăng đoàn một cách hiền hòa tự nhiên. Mỗi lời chỉ bảo, hướng dẫn, khuyến tấn đều được Chư Tăng lắng nghe và vâng lời trong niềm quý kính.
Mỗi khi Đức Thế Tôn giảng một bài Kinh, Tôn giả Xá Lợi Phất sẽ là người hệ thống hóa, đúc kết những tinh hoa rồi giải thích lại chi tiết, cụ thể cho những vị Tỳ kheo hoặc cư sĩ còn chưa hiểu. Ngài cũng thường xuyên khéo léo nhắc nhở, khuyến tấn huynh đệ mình tiến tu.
Lúc hướng dẫn huynh đệ như thế, Ngài vô cùng nhu nhuyễn, nhẫn nại, uyển chuyển và kiên trì như suối nguồn ngọt mát. Khi các vị còn chỗ chưa thâm hiểu, Tôn giả chẳng ngần ngại giảng giải, bảo ban, có khi lặp đi lặp lại cả trăm lần. Mỗi lần Ngài lại mở ra một khía cạnh khác nhau, lấy những hình ảnh phong phú làm ví dụ: một chiếc lá úa sắp lìa cành, tiếng sóng hải triều đập vào vách đá, một dấu chân voi trong đêm còn in đậm trên nền đất, những mái nhà lợp đơn sơ bên triền núi... Tất cả đều sẽ khiến tâm của thính giả tràn ngập niềm hứng khởi để tiếp tục thăng hoa trên đại lộ giải thoát. Số người được Tôn giả trợ duyên, hóa độ để đạt được những Thánh quả tâm linh nhiều vô số, có thể kể đến như Tôn giả A Nậu Lâu Đà (Anuruddha), đại tín chủ Cấp Cô Độc (Anathapindika), Trưởng lão Bhaddiya...
Trích "Thánh độ mệnh - Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputta)"
Thượng tọa Thích Chân Quang
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển
Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.
Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y
Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.
Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”
Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.
Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết
Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.
Xem thêm