Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 02/10/2024, 15:03 PM

Kinh Thuỷ Sám: Nghi thức, cách tụng chi tiết

Kinh Thủy Sám, hay còn gọi là Từ Bi Thủy Sám Pháp, là một bộ kinh sám quan trọng trong Phật giáo, được sử dụng để sám hối nghiệp chướng, cầu được bình an, may mắn và giải thoát khỏi khổ đau.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Nghi thức tụng đọc kinh thủy sám

“Tội từ tâm khởi cũng từ tâm diệt

Tội diệt tâm không cả hai đều hết”

“Nguyện nghiệp chướng Báo chướng,

Phiền não chướng, ba chướng tiêu trừ.

Nguyện Tân duyên,Cựu duyên,

Oan trái duyên, mọi duyên giải thoát”.

Phần nghi lễ

(Mọi người đều chỉnh tề đứng trước Tam Bảo mật niệm rằng)

Tịnh pháp giới chân ngôn: Án La Sa Ha (3 lượt)

(Chủ sám đọc)

Hết thẩy cung kính: Dốc lòng kính lễ mười phương pháp giới thường trụ Tam Bảo(3 lượt)

(Mọi người quỳ nguyện hương)

Nguyện đem lòng thành kính.

Gửi theo đám mây hương.

Phảng phất khắp mười phương.

Cúng dường ngôi Tam Bảo.

Thề trọn đời giữ đạo,

Theo tự tính làm lành,

Cúng pháp giới chúng sinh.

Cầu Phật từ gia hộ;

Tâm Bồ đề kiên cố.

Xa bể khổ sông mê.

Chóng quay về bờ giác.

Cúng dường đoạn: Dốc lòng kính lễ mười phương pháp giới thường trụ Tam Bảo.(1 lượt)

(Mọi người đều đứng dậy chắp tay tán phật)

Đấng pháp vương vô thượng,

Ba cõi chẳng ai bằng,

Thầy dậy khắp trời người,

Cha lành chung bốn loài,

Quy y trọn một niệm.

Dứt sạch nghiệp ba kỳ,

Xưng dương cùng tán thán.

Ức kiếp không cùng tận.

Án phạ phật la vật.(3 lượt)

Chí tâm đảnh lễ, Tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, chư phật, tôn pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ tam Bảo.(1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ, Sa bà giáo chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.(1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ, Tây phương Cực Lạc giáo chủ A Di Đà Phật. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ, Đương lai giáo chủ Di lặc Tôn Phật. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ, Đại Hạnh Phổ Hiền Vương Bồ Tát. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ, Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ, Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ, Ca Nhã Ca Bồ Tát.(1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ, Ngộ Đạt Quốc Sư Bồ Tát.(1 lễ)

Con nay xin bốn ân ba cõi, pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ chí thành Sám hối…(1 lễ) (cùng quỳ để sám hối)

Chúng con xin chí thành sám hối:

Xưa kia gây nên bao ác nghiệp.

Đều vì ba nghiệp Tham, sân, si.

Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra.

Hết thảy nay con xin sám hối.

Sám hối đoạn: Dốc lòng kính lễ Tam Bảo thường ở khắp mười phương.(1 lễ)

(Đồng quỳ: Chủ sám thỉnh) (1 lễ)

Kính nghe

Lòng Từ Mẫn hằng vì muôn vật, tâm Bi Nguyện khéo độ quần sinh. Hai chữ Từ Bi làm tiêu hết muôn nghìn tội lỗi. Một lời niệm Phật cũng diệt trừ trăm vạn oan khiên.

Nguyên nhân làm ra văn Thuỷ Sám này, là do Viên Áng, Tiều Thố hai người, vì kết thành mối oan khiên, nên nghiệp quả kia khó tránh.

Dưới bóng song tùng ngài Ca Nhã hiện Phạm thể đoan nghiêm, trong ao Tam Muội ngài Ngộ Đạt thoát oan sang (mụn hình mặt người mọc nơi đầu gối.), khổ nạn. Nhân Từ tâm hướng về thiện niệm, vì thế nên đất hiện suối thơm. Văn Thuỷ Sám nay mở đầu, là nguyên do từ đó.

Sở sĩ, một giọt nước thấm nhuần lại là phương thuốc hay thoát khổ, một lời kêu Sám hối thực là đạo tối yếu trừ khiên; khả dĩ tiêu tan nhiều đời tội nặng; khả dĩ cứu vớt cực khổ nơi ba đường; khả dĩ gỡ mối oan khiên trong nhiều kiếp. Công đức sám ma ấy, khen ngợi mãi khôn cùng.

Hôm nay đàn tràng nghiêm tịnh, tiệc pháp kính bày. Quy mệnh mười phương Điều Ngự, Kính lễ Phổ Hiền nguyện vương, vận tưởng hương hoa, một lòng dâng cúng.

Muốn cho căn lành trong sạch, trước nên nghiệp chướng, tiêu trừ. Cúi mong đức đại Từ Bi trông xuống rủ lòng soi xét.

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lượt)

(Chủ sám và mọi người ngồi, cùng tụng theo nhịp mõ)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại bi tâm đà la ni

Nam mô hát ra đát na đá ra giạ gia. Nam mô a rị gia. Bà lô yết đế thước bát ra gia. Bồ đề tát đỏa bà gia. Ma ha tát đỏa bà gia. Ma ha ca rô ni ca gia. Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị gia. Bà lô cát đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá na ma bà già. Ma phạt đặc đậu. Đát điệt tha. Án. A bà lô hê, lô ca đế. Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà gia đế, ma ha phạt xà gia đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất phật ra gia. Dá ra giá ra. Mạ mạ. Phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê y hê, thất na thất na. A ra sâm phật ra xá lị, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá gia. Hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị. Sa ra sa ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề giạ bồ đề giạ. Bồ đà giạ bồ đà giạ. Di đế lị giạ. Na ra cẩn trì. Địa lị sắc ni na. Ba giạ ma na, sa bà ha. Tất đà giạ, sa bà ha. Ma ha tất đà giạ, sa bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra giạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, sa bà ha. Ma ra na ra, sa bà ha. Tất ra tăng a mục khư gia, sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà giạ, sa bà ha. Giả cát ra a tất đà giạ, sa bà ha. Ba đà ma yết tất đà giạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra gia, sa bà ha. Ma bà lị thắng yết ra giạ, sa bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra giạ gia. Nam mô a lị gia, Bà lô cát đế, Thước bàn ra giạ, sa bà ha.

Án tất điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà gia, sa bà ha.

Nam mô ly cấu địa bồ tát ma ha tát (3 lượt)

Kính nghe

Mỗi Đức Phật ra đời mở tám vạn bốn nghìn cửa Pháp. Một mặt trăng cõi thiên phá tối tăm quần sinh nơi đại địa. Mở rộng đạo mầu nhất thừa, sám diệt tội khiên hết thảy

Kính xin Bảy Phật Thế Tôn, mười phương Từ Phụ, hiện tướng hào quang sáng suốt, giám soi ý khẩn chân thành.

Phụng vì cầu sám cho tên là…..Vận Sức Từ Bi Đạo Tràng Thuỷ Sám. Đây là quyển thượng, duyên khởi vào đàn, hành nhân chúng con, quỳ gối chắp tay, kính lễ mười phương Tam Bảo, quy y hết thảy Thánh Tăng, dĩa tỏ cầu thượng, mở bày sám hối.

Trộm nghĩ: Chúng con tên là…..Nhất tính trái ngang chìm đắm hương về trong bốn thú, Nhất Chân mờ mịt loanh quanh ở mãi trong sáu đường. Nghiệp Thân, Miệng, ý buông lung, vì Tham, Sân, Si phóng túng. Làm càn làm bậy tạo ra nghiệp chướng vô biên, theo ác theo tà gây lấy lỗi lầm nhiều thứ.

Nay nhờ đức Như Lai mở bày cửa Pháp phương tiện, Khiến cho lũ chúng con phát khởi tam thành sám hối. Mong sạch tội cấu nghìn đời, trừ hết oan khiên nhiều kiếp. Con nguyện được như vậy, xin Phật rủ lòng thương; Ngửa mong đức Đại Từ Bi, vì con mà ngầm giúp.

(đại chúng ngồi tụng)

Lư hương vừa đốt,

Cõi pháp thơm lây

Chư Phật bốn biển đều xa hay

Thấu tâm thành này

Chư Phật hiện thân ngay.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lượt)

Chân ngôn tịnh tam nghiệp:

án sa phạ bà phạ chuật đà xa phạ đạt ma sa phạ bà phạ chuật độ hám. (3 lượt)

Chân ngôn phả cúng dàng:

án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhiệt la hộc.

(Lời Phát nguyện)

Kính lễ Đức Thế Tôn

Quy mệnh mười phương chư phật

Con nay phát nguỵên lớn

Trì tụng hành sám văn

Trên đền bốn trọng ân

Dưới cứu khổ muôn loài

Nếu có ai thấy nghe Đều phát tâm Bồ đề

Tụ tập các công đức

thực hành hạnh lợi tha

khi nào hết báo thân này

Đều vãng sinh cực lạc.

Kệ khai kinh

Chính pháp sâu xa rất nhiệm mầu!

Trăm nghìn ức kiếp cũng khó gặp,

Con nay thấy nghe xin thụ trì,

Nguyện hiểu nghĩa chân của Như Lai.

Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.(3 lượt)

Khải vận đạo tràng Sám Pháp, một lòng quy mệnh chư Phật trong ba đời.

Nam mô Quá khứ tỳ bà Thi Phật, (1 lạy)

Nam mô thi khí Phật, (1 lạy)

Nam mô tỳ xá phù Phật, (1 lạy)

Nam mô Câu Lưu Tôn Phật., (1 lạy)

Nam mô Câu na Hàm Mâu Ni Phật, (1 lạy)

Nam mô Ca Diếp Phật, (1 lạy)

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, (1 lạy)

Nam mô Đương lai Di lặc Tôn Phật, (1 lạy)

Hết quyển hạ

Tội do tâm sinh do tâm diệt

Tâm đã diệt tội cũng không còn

Tội hết tâm không hai vẳng lặng

Như thế mới là chân sám hối

Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát.

Phần hồi hướng

Tâm kinh bát nhã ba la mật đa

Khi ngài Quán Tự tại Bồ Tát, thực hành sâu xa pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa. Ngài soi thấy năm uẩn đều không, qua hết thảy khổ ách.

Này ông Xá Lỵ Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc; Thụ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế.

Này ông Xá Lỵ Tử! Tướng không của mọi pháp, không sinh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt, cho nên trong Chân Không, không có sắc, không có Thụ, Tưởng, Hành, Thức; không có Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, ý; không có Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp; không có nhỡn. Giới cho đến không có ý thức giới; không có Vô minh cũng không có cái hết Vô minh; cho đến già, chết, cũng không có cái hết già, chết; không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo; không có trí tuệ, cũng không có chứng đắc, vì không có chỗ chứng đắc.

Bồ Tát Y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, nên tâm không ngăn ngại, vì không ngăn ngại nên không sợ hãi xa hẳn mộng tưởng điên đảo, đạt tới cứu kính niết bàn. Chư Phật trong ba đời cũng y vào Bát Nhã Ba La Mật Đa, được đạo quả Vô Thượng Chính, Đẳng Chính Giác.

Cho nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh trú, là vô thượng trú. Là vô đẳng trú, trừ được hết thảy khổ, chân trực không hư.

Vì vậy nói ra bài chú Bát Nhã Ba La Mật Đa. Liền nói bài chú ấy rằng:” Yết Đế Yết Đế, Ba La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha.

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa”.(3 lượt)

Văn tụng kinh sám hối hồi hướng

Đệ tử chúng con………vì sức nghiệp ma, tâm thần rối loạn, căn tính mê mờ, bỗng nhiên lại nghĩ, thay đổi lung tung, giáo dở chất chồng, xem văn mờ ý, nhầm chữ sai câu. Trái với chính âm trong đục,nệ vào tà kiến giãi bày, hoặc vì việc đoạt mất trí tâm, chẳng để vào kinh, đương khi tụng niệm dậy bỏ dở câu cách quãng. Ngồi lâu trễ nải, nhân việc giận hờn, chốn nghiêm tịnh để vướng bụi nhơ, nơi kính cẩn hoặc làm cẩu thả. Thân, khẩu mặc dùng nhếch nhác, xiêm, y lễ mạo lôi thôi, cung chẳng như nghi, ngồi không đúng chỗ. Mở quấn rối ren, rớt rơi dơ nát hết thảy chẳng chuyên chẳng thành, thật là dáng thẹn đáng sợ.

Kính xin chư Phật Bồ Tát, trong cõi pháp giới hư không, hết thảy thần thánh hiện thần, thiên long, hộ, pháp, từ bi thương xót, sám rửa lỗi lầm, khiến cho công đức tụng kinh đều được chu viên thành tựu.

Đệ tử chúng con nguyện tâm hồi hướng, còn e hoặc khi dịch thuật lỗi nhầm, hoặc lúc giải chua thiếu sót, truyền thụ sai thù, âm thích lẫn lộn. Những lỗi so sánh đổi thay, những lầm cắt, in, viết, chép, dù thầy dù thợ, đều xin sám hối. Nhờ sức thần của chư Phật, khiến cho tội lỗi tiêu tan. Thường quay xe pháp, cứu vớt hàm linh. nguyện đem công đức trì chú tụng kinh, hồi hướng về hộ pháp, long thiên thánh chúng, thần núi, sông linh thiêng trong tam giới, vị chủ tể thủ hộ chốn già lam, cầu mong được hưởng phúc thiện bình an, trang nghiêm đạo quả vô thượng Bồ Đề, nguyện cho khắp cả pháp giới chúng sinh, cùng được vào bể Như Lai pháp tính…

(đảo mõ rồi tụng tiếp)

—o0o—

Kinh Lăng Nghiêm

(Chương Niệm Phật của Bồ Tát Thế Chí)

Đức Đại Thế Chí Pháp Vương Tử, có năm mươi hai vị Bồ Tát đồng hàng với Ngài, liền từ toà ngồi đứng dậy, lễ dưới chân Phật, mà bạch Phật rằng: con nhớ về hằng Hà sa kiếp xưa kia, có đức Phật ra đời, hiệu là Vô Lượng Quang, trong một kiếp mười hai đức Như Lai nối nhau ra đời. Đức Phật sau cùng hiệu Siêu Nhật Nguyệt Quang, đức Phật kia dạy con Pháp niệm phật Tam Muội.

Ví như con người: Một người chuyên nhớ, một người chuyên quên. hai người như thế, dù có gặp nhau, cũng như không gặp, hoặc có thấy nhau cũng như không thấy. Hai người nhớ nhau, thời hai người nhớ in sâu, cứ như thế mãi, từ kiếp này qua kiếp khác, như bóng in hình, chẳng xa trái nhau. Mười phương Như Lai thương nhớ chúng sinh, như mẹ nhớ con, nếu con trốn tránh mẹ nhớ ích gì? Con dù nhớ mẹ, như khi mẹ nhớ con, mẹ con trải qua nhiều kiếp, chẳng xa trái nhau.

Nếu tâm chúng sinh, nhớ Phật niệm Phật, đời này đời sau, quyết định thấy Phật, cách Phật chẳng xa, chẳng phải nhờ phép phương tiện, mà tự mở ngộ tâm mình. Ví như người nhiễm mùi hương, mình có hơi hương, như thế gọi là Hương Quang Trang nghiêm. Nhân địa còn xưa, nhờ tâm niệm Phật, được vào pháp nhẫn Vô sinh. Nay ở cõi này, tiếp người niệm Phật về nơi cõi tịnh.

Đức Phật hỏi Pháp Viên Thông, con không hề lựa chọn, mà chỉ thu nhiếp sáu căn, nối liền tịnh niệm, được vào nơi chí định, đó là bậc nhất:

Thân Phật Di Đà vàng rực rỡ!

Tướng đẹp sáng ngời không gì sánh

Hào quang toả khắp năm Tu Di

Mắt biếc trong hơn bốn biển lớn

Quang trung hoá phật nhiều vô số

Hoá chúng Bồ tát cùng vô biên

Bốn mươi tám nguyện độ chúng sinh

Chín phẩm đều nên ngôi Chính Giác

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật.(3 lượt)

Nam Mô A Di đà Phật (1 tràng hay ba tràng tuỳ ý)

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát (10 lượt)

Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát (10 lượt)

Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (10 lượt)

(Toàn thể đều đứng dậy lễ, chủ sám đọc)

Nam mô Tận hư Không, biến Pháp giới, thập phương tam thế, nhất thiết thường trụ Tam Bảo.(3 lễ)

Nam Mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.(1 lễ)

Nam mô Phạm Võng Giáo Chủ Lưu Xá Na Phật.(1 lễ)

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Giáo Chủ A Di Đà Phật.(1 lễ)

Nhất tâm đỉnh lễ, Quán thế Âm Bồ Tát, biến pháp giới chư đại Bồ Tát(1 lễ)

Nhất tâm đỉnh lễ, Đại Thế Chí Bồ Tát, biến pháp giới Chư Đại Bồ Tát. (1 lễ)

Nhất tâm đỉnh lễ, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, biến pháp giới chư đại Bồ Tát.(1 lễ)

Nhất tâm đỉnh lễ, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, biến pháp giới chư Đại Bồ Tát.(1 lễ)

Nhất tâm đỉnh lễ, thanh tịnh Đại Hải chúng, biến Pháp giới Chư chư Hiền Thánh Tăng.(1 lễ)

Nhất tâm đỉnh lễ, Lịch Đại Tổ Sư Bồ Tát.(1 lễ)

Nhất tâm đỉnh lễ, Hộ Pháp Chư Thiên Bồ Tát.(1 lễ)

Con nay khắp vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, chí thành phát nguyện(1 lễ)

(Toàn thể đều quì chắp tay, chủ sám đọc)

Nguyện đem công đức trì chú, sám hối, tụng kinh, hồi hướng, chân linh…

Nguyện chư hương linh………

Nhất chân tỏ ngộ

Lục dục tam không

Cõi nhân gian sinh tử xa lìa

Nơi cực lạc hoá sinh tự tại

Ao thất bảo thảnh thơi tắm mát

Đài cửu liên nhẹ gót tiêu diêu

Quán âm, thế chí, kết đồng hàng

Bồ Tát Thánh Tăng làm bạn lữ.

Thần thức hằng vui nơi cõi tịnh

Nghiệp duyên trần không vướng mảy may

Trên đài sen chín phẩm nở hoa

Chư Phật phóng hào quang thụ ký.

Nam Mô Tây Phương cực lạc thế giới, đại từ đại bi, tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật.(3 lượt)

Nam Mô Liên Trì Hải hội, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.(1 lượt)

(Mọi người đều đọc phát nguyện)

Phát nguyện và hồi hướng

Chúng sinh bao nhiêu xin độ hết.

Phiền não bao nhiêu xin dứt hết.

Pháp môn bao nhiêu xin học hết.

Phật đạo cao siêu nguyện viên thành.

Công đức tụng kinh rất tuyệt vời!

Bao nhiêu thắng phục xin hồi hướng

Nguyện khắp chúng sinh trong bể khổ

Chóng được sinh về nước Cực Lạc

Nguyện tiêu ba chướng trừ phiền não

Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời

Nguyện bao tội chướng được tiêu trừ

Đời đời thường làm Bồ Tát đạo.

Nguyện sanh Tây phương cõi Phật đà

Chín phẩm đài sen là cha mẹ

Hoa nở thấy Phật ngộ Vô Sinh

Bất thoái Bồ Tát làm bạn hữu

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả.

Chúng con và chúng sinh

Đều trọn thành Phật đạo.

-o0o-

Tự qui y Phật, xin nguyện chúng sinh, thể theo đạo lớn, phát tâm vô thượng.

Tự qui y Pháp, xin nguyện chúng sinh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển.

Tự qui Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại.

Quy trình tụng đọc kinh thủy sám

Trước khi tụng kinh

Chuẩn bị:

Bàn thờ Phật: Chuẩn bị bàn thờ Phật trang nghiêm, đặt ảnh Phật, tượng Phật hoặc lư hương.

Kinh sách: Chuẩn bị kinh sách Thủy Sám, có thể sử dụng bản in hoặc bản điện tử.

Dụng cụ: Chuông, mõ (nếu có).

Lễ vật: Trái cây, hoa cúng Phật (tùy tâm).

Tâm lý: Giữ tâm thanh tịnh, an lạc. Thành tâm cầu nguyện cho bản thân và chúng sinh được thanh tịnh nghiệp chướng, hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nghi thức thanh tịnh:

Nhắc nhở bản thân: Nhắc nhở bản thân về ý nghĩa thiêng liêng của việc tụng kinh, về lòng thành kính và sự biết ơn đối với Chư Phật, Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng.

Thanh tịnh thân tâm: Rửa tay mặt sạch sẽ, mặc trang phục lịch sự, chỉnh tề. Thực hiện một số bài tập thiền định hoặc thở nhẹ nhàng để thanh tịnh thân tâm.

Quy trình tụng kinh

Cung thỉnh Chư Phật, Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng

“Nam mô Quyền Thích Ca Mâu Ni Phật” 3 lần.

Nhớp hương, châm nén nhươm.

Đọc bài “Cung thỉnh Chư Phật, Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng” 3 lần.

Tụng kinh

Mở đầu mỗi quyển kinh bằng bài “Quy y Tam Bảo” và “Phát nguyện tu hành”.

Tụng từng bài sám hối trong quyển kinh, chú tâm vào từng câu chữ và ý nghĩa của lời kinh.Sau mỗi bài sám hối, có thể niệm Phật hoặc sám hối.

Sau khi tụng kinh, niệm Phật và sám hối.Cung tiễn Chư Phật, Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng

Đọc bài “Cung tiễn Chư Phật, Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng” 3 lần.

Lễ bái, cảm ơn Chư Phật, Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng đã quang lâm chứng minh.Hồi hướng công đức

Hồi hướng công đức cho bản thân, cha mẹ, người thân, tất cả chúng sinh được thanh tịnh nghiệp chướng, hướng đến giác ngộ.

Lưu ý

Tụng kinh cần đi đôi với việc thực hành và ứng dụng giáo lý Phật pháp vào cuộc sống.

Không nên tụng kinh một cách máy móc, mà cần chú tâm vào từng câu chữ và ý nghĩa của lời kinh.

Tụng kinh cần có thái độ thành kính và thanh tịnh.

Nên tụng kinh thường xuyên, ít nhất mỗi ngày một lần.

Lợi ích tụng đọc kinh thủy sám

Tụng Kinh Thủy Sám mang lại nhiều lợi ích cả về mặt tâm linh và đời sống cho người hành trì, cụ thể như sau:

Sám hối nghiệp lỗi: Kinh Thủy Sám tập trung vào việc sám hối những lỗi lầm đã phạm phải trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Qua đó, giúp hành giả thanh tịnh nghiệp chướng, hướng đến cuộc sống an lạc, thanh thản.

Tích lũy công đức: Việc tụng kinh Thủy Sám giúp hành giả tích lũy công đức, từ đó gặp may mắn, thuận lợi trong cuộc sống và có cơ hội tiếp cận với Phật pháp dễ dàng hơn.

Phát triển lòng từ bi: Kinh Thủy Sám chứa đựng những lời dạy về lòng từ bi, giúp hành giả phát triển lòng từ bi, yêu thương đối với tất cả chúng sinh.

Hướng đến giác ngộ: Tụng kinh Thủy Sám giúp hành giả kết nối với Phật pháp, phát triển trí tuệ và hướng đến giác ngộ.

Một số lợi ích khác

Rèn luyện tính kiên nhẫn: Tụng kinh đòi hỏi sự kiên nhẫn và tinh thần tập trung cao độ, giúp hành giả rèn luyện được tính kiên nhẫn trong cuộc sống.

Phát triển lòng biết ơn: Khi tụng kinh Thủy Sám, hành giả bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, những người đã có công ơn với mình và tất cả chúng sinh, từ đó giúp phát triển lòng biết ơn trong cuộc sống.

Tạo thói quen tốt: Tụng kinh Thủy Sám thường xuyên giúp hành giả tạo thói quen tốt, hướng đến cuộc sống tâm linh và an lạc.

Ý nghĩa tụng đọc kinh thủy sám

Kinh Thủy Sám, hay còn gọi là Từ Bi Thủy Sám Pháp, là một bộ kinh Phật quan trọng trong Phật giáo Đại thừa, đặc biệt phổ biến ở Việt Nam. Kinh văn được sáng tác bởi ngài Trí Khải, một cao tăng Trung Quốc vào thế kỷ thứ 6.

Tụng Kinh Thủy Sám mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc cho người hành trì, bao gồm:

Sám hối nghiệp lỗi

Đây là ý nghĩa chính và quan trọng nhất của Kinh Thủy Sám. Kinh văn tập trung vào việc sám hối những lỗi lầm đã phạm phải trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Qua đó, giúp hành giả thanh tịnh nghiệp chướng, hướng đến cuộc sống an lạc, thanh thản.

Kinh Thủy Sám liệt kê chi tiết 100 loại tội lỗi thường gặp trong đời sống con người, từ những lỗi lầm nhỏ nhặt đến những tội lỗi nghiêm trọng. Việc sám hối những tội lỗi này giúp hành giả nhận thức được sai lầm của bản thân, từ đó nỗ lực sửa chữa và sống tốt hơn.

Tích lũy công đức

Tụng kinh Thủy Sám giúp hành giả tích lũy công đức, từ đó gặp may mắn, thuận lợi trong cuộc sống và có cơ hội tiếp cận với Phật pháp dễ dàng hơn.

Công đức là một yếu tố quan trọng trong Phật giáo, giúp hành giả vượt qua những chướng ngại trên con đường tu tập và hướng đến giác ngộ. Việc tụng kinh Thủy Sám với tâm thành kính, thanh tịnh sẽ giúp hành giả tích lũy được nhiều công đức.

Phát triển lòng từ bi

Kinh Thủy Sám chứa đựng những lời dạy về lòng từ bi, giúp hành giả phát triển lòng từ bi, yêu thương đối với tất cả chúng sinh.

Lòng từ bi là một phẩm chất quan trọng trong Phật giáo, giúp hành giả giải thoát khỏi những phiền não, sân hận và hướng đến an lạc. Việc tụng kinh Thủy Sám thường xuyên sẽ giúp hành giả nuôi dưỡng và phát triển lòng từ bi trong tâm hồn.

Hướng đến giác ngộ

Tụng kinh Thủy Sám giúp hành giả kết nối với Phật pháp, phát triển trí tuệ và hướng đến giác ngộ.

Giác ngộ là mục đích tối thượng của Phật giáo, là trạng thái hoàn toàn thanh tịnh, giải thoát khỏi mọi khổ đau. Việc tụng kinh Thủy Sám với tâm thanh tịnh, giác tỉnh sẽ giúp hành giả dần dần tiến gần hơn đến giác ngộ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm