Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/11/2015, 23:53 PM

Ký sự chuyến đi phật sự ý nghĩa tại chùa Viên Quang, Nghệ An

Lần này đến chùa Viên Quang (Nam Đàn, Nghệ An) cũng là một ngày mưa, 4h sáng chúng con vẫn còn chìm trong giấc ngủ bên cạnh huynh đệ trên xe và nghĩ rằng đến chùa sẽ phải ngủ tiếp một giấc rồi mới làm việc được. 30 phút sau, con đường dẫn tới chùa dần dần hiện ra trong màn sương sớm, qua ngã ba cầu Đòn, con chợt tỉnh giấc và khỏe lại như chưa hề có cơn buồn ngủ. Lòng háo hức được nhìn thấy ngôi chùa mà mình đã từng về công quả một thời gian ngắn.

Thấp thoáng phía xa là những bóng đèn rực rỡ của “ngôi chùa đẹp nhất Miền Trung” này. Nhớ có một lần ngồi trên xe bò đi chở rác cùng huynh đệ (con đường làng ra chỗ đổ rác cũng đẹp lắm), huynh Thanh Phước đố con: Đố TĐ, ngôi chùa nào đẹp nhất miền Trung?, con đoán hoài không trúng, cuối cùng huynh ấy trả lời là Chùa Viên Quang chứ đâu... Và đã từ bao giờ, huynh đệ Nghệ An thân thương gọi chùa là “chùa mình” bởi chùa là nhà, là nơi trở về của những người con thơ dại rồi.
 
Chùa Viên Quang được thiết kế với kiến trúc hiện đại, mục đích để đón được nhiều phật tử về tu tập. Tầng 1 là Nhà Tổ thờ Tổ Đạt Ma, bên trái là Phật Hoàng Trần Nhân Tông, bên phải thờ Chử Đồng Tử - người đầu tiên ở Việt Nam theo đạo Phật. Tầng trên là Chánh Điện, thờ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Hệ thống đèn chiếu sáng hài hòa từ trần nhà và tập trung vào tượng thờ làm cho Chánh Điện và Nhà Tổ càng trang nghiêm. 

Vừa đến cổng chùa, đoàn chúng con đã được huynh đệ Nghệ An tiếp đón chu đáo, huynh đệ hỏi chúng con có mệt không, rồi đưa vào nơi để đồ đạc và nghỉ ngơi. Huynh đệ đều cảm thấy quen thuộc và gần gũi như được trở về nhà vậy.
 
Lần đầu tiên phục vụ Lễ, con được phân công vào ban Tri Khách. Ban Tri Khách là nhàn nhất trong tất cả các ban, lúc đầu chúng con đứng trước cổng để chào các vị khách, không ngờ là Ban Tri Khách lại làm kiêm cả Ban hành đường tăng, ni. Thấy có việc gì là con cũng đi theo các tỷ làm. Ngày thứ hai, đang ngồi cùng huynh đệ gọt trái cây, con chợt nhận ra đã lâu rồi không được ngồi nhìn ngắm mọi người làm việc. Quay sang phải, con thấy huynh đệ mới _ Vân, một người bạn của con đang xếp dép cho mọi người ở ngoài thềm cửa. Cô bé hình như đang mong đợi một cái tên Quy y hơn là được gọi tên thật như bây giờ. Nhỏ nhắn trong chiếc áo tràng dài và đeo thẻ Ban Hướng Dẫn, công việc huynh đệ ấy đang làm cũng nhỏ bé như vậy nhưng không thể thiếu được. Con thích cả cách hd ấy xá chào các quý Thầy khi đi qua nữa. Bỗng nhiên cô bé quay ra nhìn con rồi vẫy vẫy tay chào. Chắc hẳn không cần hỏi cô ấy có vui không thì con cũng đã có câu trả lời rồi. 

Phía cổng phụ là các huynh đệ Ban bảo vệ đang đẩy xe máy lên giúp các Phật tử lên đoạn dốc vào chùa. Ai nấy đều nở nụ cười vui vẻ lắm, làm con cũng thấy vui lây. 

Huynh đệ Ban Bồi dưỡng thì đem trà, nước, sữa đi khắp nơi mời các huynh đệ đang công quả. Phía xa xa, ban hành đường đang đẩy một xe cơm phần từ nhà bếp ra để sẵn sàng phục vụ cho Phật tử. Ban môi trường lại làm công việc cao cả hơn, huynh đệ dọn dẹp cho xung quanh chùa và nhà vệ sinh luôn sạch sẽ 24/24h. Mỗi ban đều làm công việc riêng của mình nhưng không quên quan tâm, giúp đỡ, yêu thương nhau. Lúc đó con nghĩ giá mà có cái máy ảnh ở đây để ghi lại những hình ảnh đẹp này đem về cho huynh đệ xem nhỉ. Những bức ảnh này còn quý giá hơn cả bức tranh đấu giá hàng triệu đô ngoài kia. 

Nhìn ngắm huynh đệ thấy mỗi người đều đáng yêu lắm!
 
Vào chùa Viên Quang lần này, ngoài việc công quả, phục vụ cho buổi giảng pháp của TT.Thích Chân Quang, chúng con còn được tham dự Lễ xuất gia của 4 huynh đệ thanh niên trong đó có Phó thủ lĩnh thanh niên Hà Nội – Nghiêm Thành. Cả 4 huynh đệ đều là nam giới, trong độ tuổi khá trẻ từ 21-24 tuổi. 

Buổi lễ xuất gia thiêng liêng và vô cùng xúc động. Không chỉ con mà rất nhiều huynh đệ, cô bác đều rơi lệ. Chúng con cảm thấy ngưỡng mộ các huynh đệ, những người trẻ dám “cắt ái từ gia” để lên đường tìm đạo, sống cuộc đời thanh cao, giữ gìn giới hạnh để phục vụ chúng sinh. Chúng con cũng cảm thấy vui mừng và hạnh phúc vô cùng khi nhìn thấy những huynh đệ mến thương của mình ngày nào đã trở thành người xuất gia, quay trở về “nhà”. Có lẽ không chỉ riêng con và tất cả huynh đệ đều mong muốn ngày càng có nhiều người trẻ, nhiệt thành mến Đạo trở thành người xuất gia để giữ gìn Phật pháp, hóa độ chúng sinh, mọi người được sống trong tình thương và chánh pháp nhiệm màu.
 
 
 
 
Chẳng phải vậy mà trong buổi tham vấn vào ngày hôm sau, một huynh đệ của con đã viết giấy để hỏi Sư Phụ: “Con thấy mình không đủ duyên xuất gia ở kiếp này nên hẹn kiếp sau được không ạ?” 

Sư Phụ trả lời bằng một câu chuyện: "Vào thời đức Phật, có một người nông dân đang làm ruộng, thấy Phật đi đến, định bước lên đảnh lễ Phật nhưng lại nghĩ chân mình còn lấm lem quá, đang dở công việc nên thôi để lần sau vậy. Thế là mãi nhiều kiếp sau, người nông dân ấy không bao giờ có cơ hội đảnh lễ các vị Thánh vì , nhiều lí do với cái hẹn lần sau đó. 

Nhân quả khắt khe và công bằng đến tuyệt đối. Mỗi hành động, thậm chí là từng suy nghĩ của chúng ta đều là một cái nhân gieo nên vô vàn quả theo sau nữa. Kiếp sau, cuộc sống của ta đi về đâu và như thế nào đã được định hình ngay từ nhân của kiếp này rồi. 
 
 
Hai ngày trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã đến lúc huynh đệ phải trở về Hà Nội. Trước khi lên xe, huynh đệ đứng xung quanh chú Nghiêm Thành lắng nghe lời dặn dò của chú. Chú nghẹn ngào và huynh đệ lần lượt cùng rơi nước mắt vì những bài học chú đã trải qua, giờ trao lại cho huynh đệ, mong huynh đệ tiếp bước trên con đường đi tìm bến bờ giải thoát, giác ngộ.

Chú nói rằng, đã nhận thấy nhiều huynh đệ có lý tưởng xuất gia rồi, nhưng còn gặp nhiều chướng ngại, huynh đệ đừng có lo, đừng bỏ cuộc, vì cuộc đời mong manh lắm, kiếp sau không biết có gặp lại được Sư Phụ nữa không. Huynh đệ hãy nuôi dưỡng lý tưởng này thật mạnh mẽ, chú cũng đã gặp khó khăn và tưởng mình không vượt qua được nhưng cuối cùng cũng để khó khăn đó lại phía sau rồi.
 
 
Chú nói nhớ huynh đệ nhiều lắm và cũng không quên dặn huynh đệ phải cố gắng Lễ Phật nhiều hơn, tăng thời gian tu tập chuyên sâu. 

Sau đó, chú đưa huynh đệ Hà Nội lên Lễ Phật, cầu nguyện cho huynh đệ luôn khỏe mạnh, tinh tấn tu tập, đạo tâm kiên cố, mãi mãi là huynh đệ tốt của nhau và luôn vâng lời Sư Phụ.

Chú làm con nhớ lại lời dặn dò của thầy Toàn Như khi con chào Thầy để về Hà Nội 5 tháng trước: “Huynh đệ về nhớ phát nguyện mạnh mẽ, hàng ngày nhớ đến chùa nhé!”. Lời dặn này con mong sẽ có nhiều huynh đệ đọc được và phát nguyện cùng chúng con nữa. 

Xe đã nổ máy, huynh đệ bước lên xe với nhiều cảm xúc buồn vui. Mới hai ngày trôi qua mà ngỡ như một tuần ở bên nhau, bịn rịn không muốn rời. Huynh đệ Nghệ An đã đứng sẵn bên đường vẫy tay chào huynh đệ Hà Nội, huynh đệ Huế. 

Chúng con không kìm được nước mắt khi thấy bóng áo nâu mộc mạc nào đó đang đứng uy nghiêm bên bờ ruộng nhìn chúng con ra về!

Thanh niên Phật Quang miền Bắc
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm