Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 21/05/2016, 13:55 PM

Ký sự đón Phật đản tại Borobudur, Indonesia

Indonesia là quốc gia hồi giáo lớn nhất thế giới, thật hết sức ý nghĩa khi chúng tôi những phật tử đến từ Việt Nam được đón Phật đản tại địa danh di sản của nhân loại, và cũng là một trong những di tích Phật giáo lớn nhất thế giới - Đền Borobudur.

Hội thảo và các sự kiện kỷ niệm Phật đản PL.2560 do chính phủ Indonesia lần đầu tiên tổ chức diễn ra từ ngày 18 đến ngày 23 tháng 5 năm 2016, chính phủ nước bạn đã mời đoàn Phật giáo các nước có truyền thống Phật giáo ở khu vực tham dự, như Lào, Cambodia, Malaisia, Xingapore, Việt Nam và Nepal..., số lượng đại biểu quốc tế tuy không lớn, mỗi nước chỉ khoảng 5 đến 7 thành viên nhưng nước bạn đã để lại những dấu ấn tổ chức thắm tình hữu nghị.

Theo phân công của Giáo hội, đoàn Phật giáo Việt Nam cử 2 đại diện là Đại đức Thích An Đạt (Thành phố Hồ Chí Minh) và Đại đức Thích Khải Đạo (chùa Hoằng Phúc – Quảng Bình) cùng 4 phóng viên truyền thông Phật giáo đã có được cơ duyên tìm hiểu và giao lưu với Phật giáo Indonesia và các nước trong những ngày mà Phật giáo đồ trên toàn cầu đang hân hoan kỷ niệm Phật đản PL.2560.
Đoàn Phật giáo VN đăng ký tham dự Hội thảo tại Borobudur sáng ngày 19/05/2016
Indonesia trước đây là quốc gia Phật giáo với nhiều di tích Phật giáo to lớn trong lịch sử, tuy nhiên trong suốt hơn 10 thể kỷ đã qua, Phật giáo Indonesia đã đi vào dĩ vãng. Nhưng trong những năm gần đây như có sự hồi sinh nhiệm màu, các nhà khảo cổ quốc tế và Indonesia đã phát hiện nhiều di tích Phật giáo có giá trị văn hóa tâm linh to lớn đang nằm dưới đáy biển với các ngôi chùa, vườn tượng hoành tráng và đồ sộ về quy mô. 

Sự lụi tàn của Phật giáo Indonesia có nhiều nguyên nhân như động đất, sóng thần, sự tàn phá của môi trường tự nhiên và của con người. May thay, Đền Borobudur nằm trong rừng sâu, cách xa trung tâm, nên đã đủ duyên lành trụ lại trước sự tàn phá khủng khiếp của những cơn địa chấn tôn giáo. 

Cái may đó cũng như một nhân duyên, để đến hôm nay như lời Đại sứ Indonesia ở Việt Nam, ông Ibnu Hadi - là người theo Hồi giáo dòng sunni, đã hỏi chúng tôi: - Ở Việt Nam mọi người có biết đến và có công nhận Đền Borobudur là đền Phật giáo lớn nhất thế giới hay không? Thay cho câu trả lời, chúng tôi hiểu câu hỏi của vị Đại sứ vừa như tìm hiểu thông tin vừa thể hiện sự tự hào về di sản mà Unnesco đã công nhận là di sản văn hóa của nhân loại.

Quá khứ đã qua, ngày nay cái tên Boroburdu không chỉ là niềm tự hào của khoảng 2 triệu phật tử (chiếm khoảng chưa đến 1% dân số Indonesia) mà còn là của người Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Hindu giáo ở Indonesia.

Trong tâm khảm và suy nghĩ của chúng tôi, đó chính là sự mầu nhiệm. Có được điều đó là do chính sách tôn giáo của Indonesia - một quốc gia Hồi giáo cởi mở, ôn hòa và tuy còn nhiều điều đang xảy ra với đất nước rộng lớn, dân số đông thứ tư thế giới nhưng so với nhiều nước Hồi giáo khác, chính sách tôn giáo của Indonesia là những điểm sáng thực sự. Có thể nói qua việc tổ chức Vesak lần này, chính phủ nước bạn đã quan tâm đến tiềm năng du lịch của các di tích có giá trị văn hóa tâm linh đặc biệt của Phật giáo.

Được hòa chung không khí đón Phật đản tại quốc gia hồi giáo lớn nhất thế giới, giúp chúng tôi những điều trải nghiệm đặc biệt. Trong Hội trường Hội thảo về Phật đản nhưng đa số khách tham dự là người Hồi giáo, các tình nguyện viên thì gần như là người Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Hindu. Ngay cả việc Ban quản trị khu di tích Boroburdu cũng là người Hồi giáo nhưng mọi người rất vui vẻ và thân thiện với các đại biểu Phật giáo đến từ các nước. Mỗi ánh mắt, cử chỉ của các tình nguyện viên khi xá chào đoàn Phật giáo các nước đều toát lên tinh thần thân thiện, trọng thị trước những đại biểu Phật giáo đến từ các nước. Đó là sự mầu nhiệm của một tôn giáo thiêng liêng vượt lên trên các tôn giáo có tên gọi dù đó là Phật giáo, Hồi giáo, Hindu giáo hay Thiên chúa giáo….Tôn giáo đó có trong tất cả mỗi chúng ta, đó chính là tôn giáo của sự thông hiểu, của đoàn kết và phát triển, tôn giáo kích hoạt tính thiện trong con người vì sự phát triển hạnh phúc của tha nhân, của cộng đồng cũng chính là hạnh phúc của các cá nhân. 
Những người Hồi giáo tham dự và lắng nghe Hội thảo về "Phật giáo và di tích Borobudur"
Phải chăng, chính vì giáo lý đạo Phật cao đẹp như vậy, nên trong các tôn giáo trên thế giới, LHQ chỉ công nhận và kỷ niệm tuần lễ Vesak ở quy mô toàn cầu. Vì ở đó Phật giáo là tôn giáo vượt lên trên tôn giáo trở thành chân lý của lẽ sống, của hòa bình, tình yêu thương, sự bao dung trong mọi hoàn cảnh.
Nhà sư đã tận tình đáp ứng sự tìm hiểu về Phật giáo của một sơ theo đạo Thiên chúa
Ngược dòng quá khứ, Phật giáo Indonesia đã bị bách hại như vậy, nhưng cũng chính ở mảnh đất này, hơn 10 thể kỷ sau - Phật giáo đã được gieo mầm hồi sinh, dù chỉ là những dấu chấm nhỏ, rất nhỏ nếu chúng ta nhìn qua tỷ lệ phật tử. Nhưng ở góc nhìn rộng hơn, chúng tôi đã rất cảm động khi thấy đa số người Hồi giáo mà chúng tôi có dịp tiếp xúc tại Vesak 2016, họ rất quan tâm đến Phật giáo, quan tâm một cách chân thành, đó là điều mà chúng tôi đọc được trong mắt họ. Họ là những người Hồi giáo thật hiền hòa, trọng mến.
Đoàn PG các nước chụp ảnh kỷ niệm tại Đền Borobudur

Không quan tâm sao được, khi dù chỉ mời mỗi nước từ 5 đến 7 đại biểu, song dù là đoàn nước nào, chính phủ và sứ quán Indonesia cũng công cử cán bộ tòa Đại sứ tháp tùng đoàn từng nước trong suốt chuyến đi.

Trong bữa cơm tối chiêu đãi đoàn Việt Nam, chị Rini Jaelani cán bộ ở Bộ Du lịch Indonesia đã hỏi Thượng tọa Thích Vân Phong, là “nhà sư” đi tu từ năm bao nhiêu tuổi, khi biết Thượng tọa năm nay đã 54 tuổi và xuất gia năm lên 6. Chị quay sang hỏi Đại đức Thích Khải Đạo, và được biết Đại đức xuất gia vào năm 30 tuổi.

Chị hỏi tiếp: - Khi đã có gia đình thì có thể xuất gia được không? – Chị được Đại đức Thích An Đạt với khả năng trả lời tiếng Anh rành mạch, thông suốt đã giúp chị hiểu thêm về Phật giáo và giáo lý đạo Phật. Khi đã rõ nghĩa cho các thắc mắc và tìm hiểu của mình, chị vừa nói và cười rất to - sảng khoái, thế thì ai cũng có thể trở thành nhà sư được, kể cả chị, nếu có đủ hạnh nguyện.

Đạo Phật là như vậy, không có một giáo lý khuôn mẫu cứng nhắc để áp đặt một niềm tin tôn giáo, hoặc quá đề cao hình tướng tôn giáo.

Chính vì lẽ đó, tin rằng dù trải qua bao thăng trầm, có khi tính bằng cả hàng ngàn năm, nhưng nhất định sức sống của đạo Phật sẽ hồi sinh trên xứ sở vạn đảo. Đó là một niềm tin (*), tuy nhiên không phải là niềm tin tôn giáo mà niềm tin vào chân lý cao đẹp mà đức Phật đã dạy, chân lý đó - sự thật đó luôn có sẵn trong mỗi chúng ta mà không phụ thuộc vào việc chúng ta đang theo tôn giáo nào.

Vì nói như đức Đạt Lai Lạt Ma từng trả lời khi có người hỏi Ngài: - Tôn giáo nào là tôn giáo cao cả nhất? Đức Lạt Mai Lạt Ma đã trả lời "Tôn giáo cao cả nhất, đó là tôn giáo của sự thật, tất cả cái gì làm cho chúng ta biết thương cảm hơn, biết theo lẽ phải hơn, biết từ bỏ hơn, dịu dàng hơn, nhân hậu hơn, có trách nhiệm hơn, có đạo đức hơn.”

“Tôn giáo nào giúp chúng ta được như vậy, đó là tôn giáo tốt nhất.”

Giới Minh, ký sự những ngày Phật đản tại Borobudur, Indonesia - quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới

Chú thích: (*) Trong lịch sử phát triển của một số tôn giáo, có lúc - có nơi trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, chính vì nhân danh niềm tin tôn giáo của mình mà bách hại các tôn giáo khác bằng bạo lực.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm