Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 26/03/2023, 08:06 AM

Lá thư hòa giải với cha

Tôi và cha là đôi bạn thân thiết. Tôi đã nghĩ như vậy từ khi tôi còn rất nhỏ. Tôi vẫn nhớ như in vào những buổi chiều lộng gió, cha chở tôi đi học về. Ngồi sau lưng cha, tôi thoải mái vô tư trò chuyện đủ thứ trên đời:

Audio
Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

- "Nay con trả bài môn Anh văn có 3 điểm à, thầy bắt đem về cho cha ký tên.”

- "Nay con với bạn lén trèo tường ra khỏi trường mua kem ăn, mém xíu bị thầy trong trường bắt gặp đó cha.”

- "Bạn đó đã làm vậy với con, con cảm thấy tổn thương lắm.”

Tôi có thể tâm sự với cha mà không sợ bị phán xét vì tôi xem cha như một người bạn thân thiết của mình. Lúc đó cha sẽ lắng nghe tôi, nếu việc tôi làm là sai, cha sẽ phân tích cho tôi hiểu chứ không hề trách mắng. 

Càng lớn, điều khiến tôi chua xót nhất chính là phải tận mắt chứng kiến mối quan hệ thân thiết ngày xưa ngày càng vỡ vụn trong mắt tôi bởi những kỳ vọng của cha và tôi. Cha thì mong tôi có những lựa chọn an toàn cho cuộc sống. Tôi thì mong cha phải hiểu những suy nghĩ của mình. Sự không hiểu nhau và áp đặt những kỳ vọng quá lớn lên nhau đã tạo nên mâu thuẫn dai dẵng giữa cha con tôi. Việc nói chuyện với nhau càng thêm khó khăn. Làm sao chúng ta có thể có được hạnh phúc khi cả việc bày tỏ nỗi lòng của mình với cha mẹ mà còn không làm được? Cuộc sống của tôi vốn tưởng như sẽ trở thành địa ngục mãi mãi thì may mắn thay, tôi đọc được sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trong đó, thực tập Hơi thở chánh niệm đã giúp cho tôi rất nhiều trên con đường tu tập của mình. 

Trước đó, với suy nghĩ non nớt, vụn dại của mình, Phật pháp đối với tôi nhưng những kiến thức xa rời thực tế. Có thể giúp cho ai đó trở thành Phật hay Thần. Nhưng tôi không muốn trở thành Phật, Thần gì cả mà chỉ muốn gia đình mình trở nên hạnh phúc mà thôi. Đến khi tôi thực tập Chánh niệm, biết dừng lại và thở. Nỗi đau trong tôi như được ôm ấp lấy, lòng tôi nhẹ nhàng hơn. Sự khổ đau trong tôi vơi bớt đi, cũng là lúc tôi hiểu được sự đau khổ đó có trong chính cha mẹ của mình. Nghĩ được như vậy, suy nghĩ “Cha làm tôi khổ” cũng biến mất tăm. Điều đó thôi thúc tôi phải cố gắng tu tập để chuyển hóa nỗi đau của bản thân và của cả cha mẹ mình. Phật pháp của hiện tại đã giúp tôi khi tôi biết áp dụng vào chính cuộc sống của mình.

Bức thư tôi gửi cho cha dưới đây là thành quả sau 3 năm thực tập Chánh niệm, để chuyển hóa sự giận dữ của mình.

“Gửi cha, 

Nay con có nhiều chuyện muốn tâm sự với cha mà con ngại nói trực tiếp, nên con sẽ gửi thư cho cha nhé. 

Mấy năm nay, việc con không đi làm nhiều, con biết đã làm cha buồn và lo lắng nhiều. Cha đặt nhiều kì vọng lên con, con rất hiểu chuyện đó. Cha đã làm mọi điều có thể cho con. Đưa rước con đi học thêm, dù mưa hay nắng cha vẫn luôn ở bên con, chở con đi học. Con hiểu cha mong sau này tương lai con sẽ được ổn định, sung sướng vì cha đã quá sợ hãi sự thiếu thốn như hoàn cảnh ngày nhỏ của mình. Thế mà, đã có lúc con không hiểu được tình cảm của cha, nên đã cãi lại, trách móc cha không hiểu con. Trong khi, chính con cũng không hiểu được những khó khăn, mong đợi, sự sợ hãi của cha. Con biết cha phải đối diện với ánh mắt của người khác, khi người ta khoe rằng, con của họ đạt được mức lương cao ra sao, mua được nhà đẹp như thế nào. Con biết những lúc đó, cha sẽ cảm thấy mủi lòng. 

Con dành thời gian ở nhà bao lâu nay, để học những điều mà con biết là nó sẽ giúp con vững chãi đối diện với mọi thứ khi con bước ra ngoài xã hội làm việc, hoặc khi ra ở riêng. Những bài học như cách đối diện với sự thất bại, chán nản, sự giận dữ. Và quan trong nhất là, con đã học được cách cải thiện mối quan hệ với cha mẹ. Con biết quý trọng sự có mặt của cha mẹ nhiều hơn. Con chấp nhận được sự khác biệt về suy nghĩ, quan điểm giữa hai thế hệ. Những lúc cha giận, con đã có thể thấu hiểu và không phán xét hay hờn giận nhiều nữa. Con đã học và luyện tập rất lâu mới làm được điều đó. 

Không có gì quan trọng với con bằng việc nối lại tình cảm giữa cha con mình. Việc đó là việc có ý nghĩa nhất trong cuộc đời con. Nên con đã ưu tiên cho việc này, thay vì đi làm.

Con mong cha bớt lo lắng, khi con thật sự vững chãi, con sẽ tự động đi làm toàn thời gian để nuôi bản thân. Điều đó sẽ xảy ra sớm thôi. Con rất quý những lúc cha giới thiệu việc làm cho con, điều đó cho thấy cha quan tâm đến con. Con rất vui và biết ơn cha. Con chỉ xin cha một điều là, con muốn dựa vào sức mình để giải quyết vấn đề của mình. Con hứa với cha, nếu con cần sự giúp đỡ, con sẽ nói ngay cho cha biết. Và con cũng mong là, nếu cha có bất kì điều gì không vui, cha có thể chia sẻ với con, bằng tin nhắn cũng được, để con biết là mình đã làm cha không vui. Nếu cha buồn thì làm sao con vui được?! Nhiều khi con không biết những gì mình làm khiến cha buồn. Cha hãy giúp con, giúp con hiểu hơn về cha nha.

Con cảm ơn cha. Con thương cha rất nhiều!

Ký tên

Con gái của cha”.

Nhận được lá thư này, cha tôi không có phản hồi gì. Nhưng những ngày sau đó, cha đã cười với tôi nhiều hơn, nói chuyện mềm mỏng với tôi hơn. Gần đây, cha còn nói cảm ơn tôi trong những chuyện nhỏ mà tôi làm cho cha. Trước đây, đó là những chuyện rất hiếm xảy ra.

Với tôi, sự hàn gắn tình cảm, xây dựng gia đình hạnh phúc là vô cùng quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người. Nhưng quả thật, đó là một việc không hề dễ dàng. Phật pháp đã giúp tôi, đánh thức tôi bừng tỉnh sau cơn mơ. Nhờ thực tập hơi thở chánh niệm, tôi nhận ra được nỗi đau từ muôn đời nay của gia đình, tôi thấy được cha mẹ đã thiếu thốn tình cảm như thế nào, những uất ức mà họ đã phải chịu trong ngần ấy năm. Cái hiểu đó đẫn đến cái thương, nó giúp sự giận dữ trong tôi giảm dần. Tình thương đó cuối cùng cũng khiến tôi có đủ can đảm để viết ra lá thư trên và gửi cho cha mình. 

Dù quý vị có phải là Phật tử hay không thì vẫn hoàn toàn có thể áp dụng những kiến thức, phương pháp tu tập trong Phật pháp để làm đẹp thêm cho cuộc đời mình. Tôi mong thông qua câu chuyện của chính mình, quý vị sẽ có thêm hy vọng và niềm tin trong việc hòa giải với cha mẹ, con cái, bạn bè của quý vị để tất cả chúng ta đều có được sự hạnh phúc, niềm an lạc trọn vẹn nhất.   

*Bài dự thi được gửi từ Nguyễn Thị Tuyết Hạnh.                                                                          

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thư gửi Thế Tôn: “Dù thế nào, con vẫn vững bước đi trên đường này”

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:16 28/04/2024

Con biết là “một cánh hoa đào rơi không làm cho sự có mặt của cây hoa đào suy giảm”, “sự biểu hiện hay ẩn tàng của hình tướng con sóng không làm suy giảm sự có mặt của đại dương”.

Thí dụ bảo châu trong áo

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:37 11/05/2023

Pháp Hoa cửu dụ bao gồm: thí dụ nhà lửa, thí dụ con nghèo của phú ông, thí dụ dược thảo, thí dụ hóa thành, thí dụ bảo châu trong áo, thí dụ viên bảo châu trong tóc, thí dụ thầy thuốc chữa bệnh cho con, thí dụ người thợ gốm và thí dụ người mù từ thuở nhỏ.

Lá thư gửi chính tôi ở tương lai

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:15 11/05/2023

Bản thân yêu quý! Thời gian gần đây tớ đã nhận phải rất nhiều phiền não từ chính gia đình nhỏ của mình. Tớ vớ phải một anh chồng gia trưởng, vũ phu. Tớ đi làm bị người khác bắt nạt. Tớ về nhà công việc chất đống. Thu nhập tớ không đủ trang trải cho gia đình nhỏ của mình.

Hạnh Di Lặc

Đạo Phật trong trái tim tôi 08:29 11/05/2023

Vậy làm cách nào để tâm ta an lạc, hoan hỷ? Đó chính là học hạnh tùy hỷ của Phật Di Lặc. Tùy hỷ là từ bi và hỷ xả. Tu tập chánh pháp, rèn luyện lòng từ, không nổi tâm sát sanh, đấy là từ bi.

Xem thêm