Mối quan hệ giữa Đức Phật và đứa con duy nhất La hầu la
La-hầu-la hán dịch là Phú Chướng, nghĩa là "sự chướng ngại", một trong thập đại đệ tử của Phật. Ông cũng là người con duy nhất của Phật tổ Tất-đạt-đa Cồ-đàm.
(Tổng hợp từ các nguồn) - Mẹ của La-hầu-la là hoàng hậu Da-du-đa-la. La-hầu-la được sinh ra năm 608 TCN, khi thái tử Tất-đạt-đa lúc ấy đã 29 tuổi, quyết định rời bỏ gia đình và đi tìm chân lý đích thực. Nhiều người cho rằng đó là hành vi "vô trách nhiệm" đối với một người cha. Tuy nhiên sau này có thể thấy chính Phật là người đích thân dạy dỗ con trai mình trên con đường đạt đạo. Nhờ vậy La-hầu-la đã sớm giác ngộ khi mới ngoài 20 tuổi. La-hầu-la được tôn giả Xá-lợi-phất đưa vào Tăng-già từ lúc bảy tuổi và mất trước Phật, có lẽ khi chưa đến 50 tuổi (khoảng năm 560 TCN)
Ngày nay, hầu như người Phật tử nào cũng biết rằng Thái tử Tất Đạt Đa, sau này là Đức Phật, đã lìa bỏ tổ ấm của mình để đi tìm con đường giải thoát vào chính cái ngày La Hầu La – đứa con trai [duy nhất] của Ngài – chào đời. Nhiều người cảm thấy khó hiểu, thậm chí phẫn nộ, trước một hành động có vẻ “thiếu trách nhiệm” như thế. Song, ít ai biết rằng sau khi đạt Chính Đẳng Chính Giác, Đức Phật đã trở thành thầy dạy dỗ chính cho con trai của mình trong hầu hết quãng đời niên thiếu của con Ngài, kể từ khi La Hầu La lên bảy tuổi, và Ngài đã là một người cha rất mực mô phạm: La Hầu La đã đạt được giác ngộ viên mãn khi mới tròn 20 tuổi. Vậy, ta hãy tự hỏi, Đức Phật là một người cha như thế nào? Phương pháp dạy con của Ngài ra sao? Làm thế nào một bậc giác ngộ trao truyền những giá trị tâm linh của mình cho con cái?
Kinh điển không đề cập nhiều đến mối quan hệ cha-con giữa Đức Phật và La Hầu La, nhưng đâu đó có để lại những dấu hiệu thú vị đáng lưu ý về việc Đức Phật đã dẫn dắt con mình như thế nào trên con đường trưởng thành. Mặc dầu trước các kinh điển này đã có những mẩu chuyện nói về việc La Hầu La đã trở thành đồ đệ của Đức Phật như thế nào, nhưng phần lớn những chi tiết này nằm trong ba bài pháp mà nếu ta gom cả lại với nhau, thì đó chính là một tiến trình liên tục của con đường dẫn tới giác ngộ: lúc La Hầu La bảy tuổi, Đức Phật dạy cho con về đạo đức; lúc La Hầu La 10 tuổi, Đức Phật dạy cho con thiền; và lúc 20 tuổi, Ngài dạy về tuệ giác giải thoát. Quá trình trưởng thành của La Hầu La, vì vậy, đi đôi với tiến trình giác ngộ của Đức Phật.
Khi con trai của tôi tròn bảy tuổi, tôi bắt đầu suy tư về việc làm thế nào để dẫn dắt nó và em trai của nó trên con đường tâm linh. Ít nhất, tôi muốn chúng nó học và thực hành Phật pháp đủ để sau này lớn lên chúng có thể trở về với những tiềm năng đó nếu chúng thích hay cần đến. Tôi cũng nghĩ rằng nếu các con tôi có thể nương tựa nơi Phật pháp, thì sau này, dù đang ở bất cứ nơi đâu, chúng cũng có thể quay về với cái mái ấm đó. Nhất là, vì đối với tôi, gia tài lớn nhất mà tôi có được qua sự thực tập Phật pháp là sự an lạc, thảnh thơi và lòng từ bi, tôi tự hỏi làm cách nào tôi có thể trao truyền cái gia tài tâm linh đó lại cho thế hệ sau. Được biết La Hầu La bắt đầu được Đức Phật dạy dỗ từ năm bảy tuổi, tôi lục tìm trong những bản kinh tiếng Pali để học lấy những phương pháp mà Đức Phật đã sử dụng để dạy dỗ con của Ngài.
Tôi tìm thấy cách làm thế nào để lại một “gia tài tâm linh” qua những mẩu chuyện thật hay trong kinh điển về việc La Hầu La đã theo học với cha như thế nào. Sáu năm sau khi Đức Phật rời bỏ gia đình, và một năm sau khi đạt được giác ngộ, Đức Phật trở về kinh thành. La Hầu La, lúc ấy bảy tuổi, theo lời mẹ dạy, đã chạy đến bên cha để xin thừa hưởng gia tài. Nếu như ngày xưa Thái tử Tất Đạt Đa không bỏ kinh thành ra đi, thì bây giờ La Hầu La đã được truyền ngôi vua. Nhưng là một người đã buông bỏ hết tất cả, sống đời khổ hạnh, Đức Phật có thể trao lại cho con mình cái gì? Đáp lời La Hầu La, Đức Phật quay sang nói với Ngài Xá Lợi Phất (Sariputta), một đồ đệ thân tín của Đức Phật: “Hãy thâu nhận nó.” [Như vậy], thay vì được ngôi vua, La Hầu La đã được thừa hưởng con đường đi của cha mình – con đường dẫn đến giải thoát.
Có lẽ còn lâu lắm con trai tôi mới cạo trọc đầu và khoác lên mình chiếc áo cà sa, nhưng tôi vẫn muốn cho con tôi tiếp xúc với những điều căn bản của Phật pháp, những điều đã chuyển hoá sâu sắc cuộc đời tôi. Khi tôi đọc những đoạn kinh về cách Đức Phật dạy La Hầu La, tôi ngạc nhiên nhận ra rằng những điều này không những vẫn còn mới mẻ mà còn rất thích hợp với việc dạy con ở nước Mỹ này, trong thời hiện đại này. Những bài pháp này đã trở thành kim chỉ nam trong việc dạy con.
Lần đầu tiên Đức Phật trở về thăm quê hương Ca-tỳ-la-vệ kể từ khi thành đạo là vào năm La-hầu-la lên bảy tuổi. Khi Đức Phật đến thăm hoàng cung, công chúa Da-du-đà-la đưa La-hầu-la đến gặp Ngài và dạy: “Này La-hầu-la, Ngài chính là cha của con. Con hãy đến xin Ngài ban cho con phần tài sản của con”.
Cậu bé La-hầu-la làm theo lời mẹ, đến đảnh lễ ra mắt Đức Phật. Nhưng khi đến gần Đức Phật, chiêm ngưỡng thân tướng trang nghiêm và dung mạo uy nghi của Ngài, La-hầu-la quên bẵng lời mẹ dặn. Cậu chắp tay cung kính và bạch với Đức Phật rằng: “Bạch Sa-môn, chỉ cái bóng của Ngài thôi cũng làm cho con mát mẻ an vui”. Thế rồi cậu bé cứ quấn quýt bên chân Đức Phật cho đến khi Ngài thọ trai xong và rời khỏi hoàng cung trở về nơi lưu trú trong ngự uyển.
(Tổng hợp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cứu sống người bà bệnh viện "trả về" nhờ tụng Kinh Địa Tạng
Phật pháp và cuộc sống 12:29 21/12/2024Gia đình tôi ai cũng vui mừng khôn siết, và hết lòng cảm ân Phật Pháp đã cứu sống bà. Kinh Địa Tạng quả là vi diệu không thể nghĩ bàn.
Khẩn thiết niệm Quan Thế Âm Bồ tát, chồng liền hết bệnh
Phật pháp và cuộc sống 09:30 21/12/2024Mong rằng qua câu chuyện này của tôi, các bạn sẽ càng có niềm tin mạnh mẽ hơn vào Phật Pháp, tin sâu nhân quả, luôn nhớ đến danh hiệu ngài Quan Âm mà tụng niệm để được thoát khổ, được giải thoát đúng như theo lời kinh Phổ Môn.
"Tôi dễ dàng hơn cậu một chút"
Phật pháp và cuộc sống 08:50 21/12/2024Vào một buổi sáng, James biến mất. Không ai biết hắn đi đâu. Những người bạn dưới gầm cầu lo lắng, nghĩ rằng có lẽ gã đã gặp chuyện chẳng lành. Ali và vài người nữa tìm kiếm ở các khu vực lân cận, nhưng vô ích. Gã như tan biến vào hư không.
"Nhân chi sơ tính bản ác"
Phật pháp và cuộc sống 14:37 20/12/2024Nếu Khổng Tử và Mạnh Tử chủ trương: Nhân chi sơ tính bổn thiện thì ngược lại, Tuân Tử đã đưa ra tư tưởng "Nhân chi sơ tính bản ác".
Xem thêm