Làm chủ cuộc đời mình bằng hạnh thiểu dục và tri túc
Hãy buông bỏ những dục vọng bất thiện và sống hết mình mỗi ngày, cố gắng làm chủ cuộc đời của mình bằng phương pháp sống thiểu dục và tri túc, từ đó hướng đến lợi ích tha nhân, xây dựng một xã hội lý tưởng tốt đẹp.
Không dua nịnh và kiêu mạn
Người thực hành hạnh thiểu dục và tri túc biết hạnh phúc với những gì mình đang có. Họ phấn đấu trong khả năng và thực lực của bản thân. Người ít muốn và biết đủ được xem là người giàu có nhất thế gian, họ không cần phải dua nịnh nhằm mục đích trục lợi cho riêng mình.
Kiêu mạn là một trong những chướng ngại, làm cho con người có cảm giác rằng họ không có gì để học hỏi nữa. Hãy học hạnh thiểu dục và tri túc, trừ bỏ tâm kiêu mạn nơi Đức Phật. Từ lúc ở đời là thái tử, đến khi thành bậc Giác ngộ, Ngài không bao giờ bộc lộ sự kiêu mạn, cao ngạo: “Thật là hy hữu, bạch Thế Tôn! Thật là kỳ diệu, bạch Thế Tôn! Như Lai thiểu dục như vậy, tri túc như vậy, nghiêm túc như vậy; trong khi Như Lai có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy, mà không tự mình tỏ lộ. Bạch Thế Tôn, nếu có một du sĩ ngoại đạo nào, tự thấy mình chứng được dầu chỉ có một pháp, họ đã giương cờ (gióng trống) lên rồi”.
Không để dục vọng trói buộc tâm
Trong cuộc sống, phần nhiều chúng ta khổ đau không phải vì thiếu thốn mà là do mong ước quá nhiều. Đành rằng, đã là con người thì ai cũng phải nỗ lực phấn đấu để xây dựng cuộc sống mình ngày một hoàn thiện hơn, nhưng quan trọng là cần phải có thái độ thật sáng suốt, biết rõ điểm dừng của các nhu cầu.
Để không bị dục vọng trói buộc tâm hồn, chúng ta phải biết kiểm soát hoàn toàn cuộc sống của mình, bởi khi mất kiểm soát thì rất dễ bị dục vọng lôi kéo. Nhu cầu và khát vọng của con người không bao giờ có sự bão hòa nên nếu không thực hành thiểu dục và tri túc sẽ bị tham dục chi phối mất hết sự tự do. Muốn kiểm soát nhu cầu của bản thân trước hết phải kiểm soát tâm tham, muốn chuyển hóa tâm tham phải từng bước gỡ bỏ, cần vượt qua bằng tuệ giác chứ không phải là kìm nén hay chịu đựng.
Lời Phật dạy về "Thiểu dục tri túc"
Sống bình thản giữa cuộc đời
Bản tính con người là luôn tìm kiếm, săn lùng ngũ dục, cho nên mỗi ngày phải chạy đôn chạy đáo, gây ra vô số lỗi lầm để mong có được miếng ăn ngon, chức vụ tốt. Việc chúng ta nỗ lực để đạt được sự hoàn hảo, vui lòng trong công việc, học hành, gia đình,… là lẽ tất nhiên. Nhưng càng đuổi theo sự hoàn hảo đó thì cuối cùng ta càng nhận lại những kết quả không mong muốn.
Nếu quá phụ thuộc và lạm dụng vào cái hư danh thì ta đang đánh mất chính mình. Đôi khi chính sự thành công lại trở thành phù sa màu mỡ cho cái tôi nảy mầm, bén rễ. Nếu sống với tâm thái muốn ít và biết đủ, chúng ta sẽ thấy cuộc sống này dễ chịu hơn, không còn ngột ngạt bởi hơn thua tranh giành. Cho nên, hãy biết ơn những gì mình đang có thì mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày có giá trị và thảnh thơi, không bắt bản thân phải chịu đựng quá nhiều do chạy theo những nhu cầu không thiết thực.
Tóm lại, Phật giáo không có ý tán dương, ca ngợi con người chịu sự an bài của số phận mà không cố gắng. Việc thực tập phương pháp sống thiểu dục và tri túc, mới nhìn qua có vẻ tiêu cực, chỉ dậm chân tại chỗ mà không biết phát triển, nhưng nếu chưa đủ khả năng làm chủ bản thân, khống chế sự tham muốn khi các căn tiếp xúc với các trần thì dễ bị cuốn theo dục vọng và chịu nhiều khổ đau.
Cho nên phấn đấu để xây dựng một cuộc sống sung túc, đầy đủ luôn là tiêu chí chung của nhân loại nhưng nếu không biết điểm dừng, không thiết lập được sự cân bằng thì cuộc đời mãi là cuộc hành trình đầy gian khổ của hướng về hay hướng đến trong sự chi phối của lòng tham mà thôi. Vì vậy, phương pháp sống thiểu dục và tri túc là triết lý sống cân bằng thân tâm, giúp con người luôn an nhiên giữa cuộc đời, giảm thiểu tranh chấp, hơn thua, ganh tị. Có như vậy con người mới có thể giữ tâm hồn an ổn, sống thanh thản và giải thoát giữa vòng vây của ngũ dục.
Hãy buông bỏ những dục vọng bất thiện và sống hết mình mỗi ngày, cố gắng làm chủ cuộc đời của mình bằng phương pháp sống thiểu dục và tri túc, từ đó hướng đến lợi ích tha nhân, xây dựng một xã hội lý tưởng tốt đẹp.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm