Làm sao để xây dựng tình bạn không đem lại khổ đau cho nhau?
Hỏi: Kính Thưa Thầy làm sao để xây dựng một tình bạn mà không đem lại khổ đau cho nhau thì phải đối với nhau như thế nào?
Đáp:
Trong cuộc sống đương nhiên phải có mối quan hệ. Thiên nhiên thường có sự tương giao tự nhiên, nhưng sống trong xã hội thì cần có mối quan hệ.
Nói cách khác, trong Chân Đế mới có sự tương giao, còn trong Tục Đế khó tránh được mối quan hệ.
Nguyên lý Đức Phật dạy là đã có quan hệ thì trong mối quan hệ cần phải đúng tốt mới không gây phiền luỵ cho nhau.
Trong thuyết chính danh của Khổng Tử cũng có nói lên mối quan hệ đúng tốt (như cha ra cha, con ra con, vua ra vua, thần ra thần, ai cũng làm tròn bổn phận và trách nhiệm của người đó).
Khi sống đúng tốt thì tự nhiên có mối quan hệ tốt đẹp với xung quanh, Đức Phật dạy trong gia đình nếu người vợ hoặc người chồng sống đúng tốt, mỗi người làm tròn nhiệm vụ của mình thì tự nhiên gia đình hòa hợp.
Khi mỗi người sống đúng tốt thì tự nhiên có sự tương giao hài hoà hơn là cố tạo mối quan hệ ràng buộc.
Nhưng khi đòi hỏi mối quan hệ quá cao, sống với nhau anh phải thế này, tôi phải thế kia như một hợp đồng có điều kiện thì liền sinh ra nhiều tình trạng bất đồng, nên trong mối quan hệ cần phải biết mình biết người.
Mối quan hệ phải đặt trên nhận thức đúng và hành vi tốt mới đưa đến mối quan hệ tốt đẹp.
Xã hội sở dĩ loạn là do cá nhân xen tư ý vào nhiều quá.
Người này đảm nhiệm chức vụ này đem tư ý vào, người kia đảm nhiệm chức vụ kia cũng đem cá tính vào trong đó nhiều quá, tạo nên mối quan hệ càng mâu thuẫn, càng hỗn loạn.
Nếu như mọi người làm tròn bổn phận của mình, làm đúng chức năng của mình đối với mọi người, thì mọi sự đều tốt đẹp.
Nguyên lý là vậy, nhưng ứng xử làm sao trong tình huống cụ thể thì mỗi người phải nhận ra chính mình.
Thí dụ vợ chồng cần biết lắng nghe, tôn trọng lẫn nhau, cần đặt mối quan hệ trên cơ bản thiện tâm, thiện ý thì mới tốt đẹp được.
Trong mối quan hệ thường người này muốn người khác phải tốt với mình, phải thế này thế kia theo ý mình, do đó, tạo nên mối quan hệ quá chủ quan, không thấu hiểu hay cảm thông với người khác.
Dù mối quan hệ giữa hai người hay giữa cộng đồng nhiều người thì nhận thức và hành vi đúng tốt vẫn là tất yếu.
Nhiều khi trong một chung cư không ai biết ai, nhưng nếu nhà nào cũng sống đúng tốt, thì dù không tạo mối quan hệ với ai nhưng vẫn trật tự, ổn định.
Chính yếu vẫn tùy thuộc vào nhận thức và hành vi, hay nói cách khác, tuỳ thuộc vào trí tuệ và đạo đức của mỗi người trong mối quan hệ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chân thành trở về trọn vẹn biết chính mình
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:04 14/11/2024Thưa Thầy, không cần đọc sách mà chỉ cần đọc chính mình thì sẽ thấy ra mọi quy luật vận hành của vũ trụ có đúng không ạ?
Sự hoàn hảo của pháp
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:45 12/11/2024Kính thưa Thầy, xin thầy cho con vài thí dụ tốt - xấu trong bản chất của thực tánh chân đế.
Thắp sáng nội tâm khác xa với điều phục tâm
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:12 11/11/2024Con rất dễ nóng giận, khi gặp chuyện không như ý là con sẽ nổi nóng và không kiềm chế được lời nói, nhất là với con cái. Con có thực hành một số phương pháp điều phục cơn giận nhưng không thành công. Xin Thầy hướng dẫn con cách điều phục cơn giận của mình. Con xin tri ân Thầy.
Tu học chỉ là phát hiện ra sự phi thường trong những điều bình thường
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 11:19 10/11/2024Dạ kính bạch Sư cho con hỏi. Con ngồi thiền thì bị muỗi chích rất là ngứa nhưng con lắng nghe và quan sát cái ngứa đó và đồng thời tâm con khởi lên bố thí cho muỗi chích.
Xem thêm