Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 09/08/2020, 12:57 PM

Tình bạn trong tu tập

Con đường tu tập, hành trì và mang giáo pháp đức Phật đi vào đời không phải là một con đường bằng phẳng, đầy hoa và cỏ thơm, mà nó còn là một con đường đầy chông gai và bão tố khi tâm mình vẫn chưa vững vàng và có chỗ nương tựa thật sự.

Tình bạn và tình huynh đệ

Hoằng Pháp, những ngày mùa Hạ 2020!

Hoằng Pháp, một ngôi chùa được biết đến như là một trung tâm hoằng pháp, nơi khơi nguồn, mang ánh sáng trí tuệ Phật pháp đến với mọi người muôn phương.

Đồng thời, chùa Hoằng Pháp còn có sự ảnh hưởng không nhỏ đối với cộng đồng Phật tử nói riêng và mọi người trong xã hội nói chung. Bởi lẽ, nơi đây luôn hướng tất cả mọi người đến với con đường thiện, để có được một đời sống bình an, hạnh phúc.

Điều ấy, được thể hiện qua sự tổ chức nhiều đại lễ cũng như nhiều khóa tu học cho nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Từ những khóa học hè cho các em nhỏ là mầm non của thế hệ tương lai, cho đến giới trẻ là những bạn học sinh sinh viên đang dần bước vào đời, đến khóa tu dành cho thế hệ trung niên, các bậc làm cha mẹ, ông bà… tất cả đều hướng đến mục đích làm cho bản thân ngày một tốt hơn, gia đình tốt hơn và xã hội ngày càng tươi đẹp hơn.

Nếu như chúng ta chỉ biết sống một mình mà pháp học cũng như pháp hành chúng ta chưa thông đạt, thì chúng ta khó có thể nhận thấy được lỗi lầm của mình đã gây tạo từ những việc nhỏ nhất trong đời sống hằng ngày, huống chi là những lỗi lầm có thể làm chúng ta đánh mất tự thân…

Nếu như chúng ta chỉ biết sống một mình mà pháp học cũng như pháp hành chúng ta chưa thông đạt, thì chúng ta khó có thể nhận thấy được lỗi lầm của mình đã gây tạo từ những việc nhỏ nhất trong đời sống hằng ngày, huống chi là những lỗi lầm có thể làm chúng ta đánh mất tự thân…

Tình huynh đệ đẹp giữa Sư ông Làng Mai và Sư ông Trúc Lâm

Vì lẽ ấy, toàn thể chư Tăng cũng như Phật tử công quả tại chùa luôn hướng đến con đường học tập, trau dồi giáo pháp. Thế nên, là một thành viên nhỏ trong hội chúng chùa Hoằng Pháp, hiển nhiên, chúng tôi cũng mang trong mình một hoài bão về con đường hoằng pháp lợi sanh. Hoài bão ấy phát khởi trong chúng tôi ngay từ khi biết đến chùa Hoằng Pháp, và rồi nó là động lực để chúng tôi tiến bước mãi. Tuy nhiên, kể từ khi xuất gia tu học cho đến ngày nay, với chúng tôi chưa hẳn là đã dài, nhưng cũng không phải là quá ngắn để nhận ra nhiều điều mới và từng ngày bước tiếp.

Con đường học tập, hành trì và mang giáo pháp đức Phật đi vào đời không phải là một con đường bằng phẳng, đầy hoa và cỏ thơm, mà nó còn là một con đường đầy chông gai và bão tố khi tâm mình vẫn chưa vững vàng và có chỗ nương tựa thật sự. Con đường này, không phải như lối suy nghĩ thông thường của một số bộ phận nhỏ, cho rằng vào chùa tu học là những tháng ngày bình yên dần trôi, mặc kệ sự đời, hay là vào chùa chỉ với lời kinh tiếng kệ. Không, điều ấy đã không thật sự đúng với môi trường mà chúng tôi đã chọn như chùa Hoằng Pháp. Vì lẽ, nơi đây, ngoài việc học, việc tu tập, anh em chúng tôi còn làm việc, còn tiếp xúc rất nhiều ngoại duyên khác nhau, cũng chỉ vì mong muốn làm được điều gì đó cho đạo cho đời ngày thêm tốt hơn.

Cho nên, ngoài việc nương tựa vào giáo pháp đức Như Lai, từ thầy Tổ thì điều cốt yếu là anh em chúng tôi còn nương tựa vào nhau, nương tựa vào những người bạn đồng tu, cùng chí hướng. Đó chính là những tình bạn tốt đẹp, đáng để chúng ta trân trọng và giữ gìn.

Trên lộ trình tu học phát triển tự thân, hoằng truyền giáo pháp, thì tình bạn không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tu tập mà còn là cả toàn bộ đời sống phạm hạnh.

Trên lộ trình tu học phát triển tự thân, hoằng truyền giáo pháp, thì tình bạn không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tu tập mà còn là cả toàn bộ đời sống phạm hạnh.

Tình huynh đệ chốn thiền môn

Điều này đã được đức Phật khẳng định nhiều trong kinh tạng, chẳng hạn qua cuộc đối thoại giữa Tôn giả Ananda và đức Phật vào một dịp nọ:

Một thời, Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, ngồi xuống một bên và bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, đây là một nữa của đời sống phạm hạnh, đó là, tình bạn tốt đẹp, tình bạn đồng hành tốt đẹp, tình bạn đồng chí hướng tốt đẹp.

- Không phải vậy, Ananda! Không phải như vậy, Ananda! Đây là toàn bộ đời sống phạm hạnh, đó là, tình bạn tốt đẹp, tình bạn đồng hành tốt đẹp, tình bạn đồng chí hướng tốt đẹp. Khi một Tỷ-kheo có một người bạn tốt, một người đồng hành tốt, một người đồng chí hướng tốt, thì điều được mong đợi là vị ấy sẽ phát triển và tu tập Bát Thánh đạo.

- Và này Ananda, một Tỷ-kheo có một người bạn tốt, một người đồng hành tốt, một người đồng chí hướng tốt, làm thế nào vị ấy phát triển và tu tập Bát Thánh đạo? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo tu tập Chánh tri kiến, đặt trên nền tảng viễn ly, ly tham và đoạn diệt, đạt kết quả giải thoát và rốt ráo. Vị ấy tu tập Chánh tư duy… Chánh ngữ… Chánh nghiệp… Chánh mạng… Chánh tinh tấn… Chánh niệm… Chánh định, đặt trên nền tảng viễn ly, ly tham và đoạn diệt, đạt kết quả giải thoát rốt ráo. Này Ananda, bằng cách này, một Tỷ-kheo có một người bạn tốt, một người đồng hành tốt, một người đồng chí hướng tốt, vị ấy phát triển và tu tập Bát Thánh đạo…”. (Tương Ưng Bộ Kinh V, phẩm Vô Minh 2. II, trang 10 -12).

Dù có đi về ngã rẽ nào của riêng mình, thì chúng ta cũng nhớ rằng mình đã từng đi cùng nhau để rồi một mai nhân duyên hội ngộ, chúng ta sẽ vẫn tiếp bước và đi cùng nhau trên chặng đường tu học Phật pháp, mang giáo pháp đức Như Lai đi vào đời.

Dù có đi về ngã rẽ nào của riêng mình, thì chúng ta cũng nhớ rằng mình đã từng đi cùng nhau để rồi một mai nhân duyên hội ngộ, chúng ta sẽ vẫn tiếp bước và đi cùng nhau trên chặng đường tu học Phật pháp, mang giáo pháp đức Như Lai đi vào đời.

Yêu thương là mạch nguồn nuôi dưỡng tình thầy trò, huynh đệ

Qua đoạn đối thoại trên, chúng ta có thể thấy rõ hơn rằng trên lộ trình tu học phát triển tự thân, hoằng truyền giáo pháp, thì tình bạn không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tu tập mà còn là cả toàn bộ đời sống phạm hạnh. Đời sống phạm hạnh của chúng ta có được trau dồi, có được thăng hoa phát triển hay không thì cũng từ chính những điều này mà nên. Đơn cử, nếu như chúng ta chỉ biết sống một mình mà pháp học cũng như pháp hành chúng ta chưa thông đạt, thì chúng ta khó có thể nhận thấy được lỗi lầm của mình đã gây tạo từ những việc nhỏ nhất trong đời sống hằng ngày, huống chi là những lỗi lầm có thể làm chúng ta đánh mất tự thân…

Và, với chúng tôi cũng không ngoài suy nghĩ đó. Chúng tôi cũng có những người anh em, những người đáng để chúng tôi kính mến và trân trọng thật sự, dẫu biết rằng chúng tôi không thể đi cùng nhau đến hết chặng đường tu học. Vì lẽ, mỗi người đến với cuộc đời này và tiến bước vào con đường học đạo giải thoát, thì đều có những nhân duyên khác nhau. Nếu nhân duyên đã gieo tạo từ nhiều kiếp sống quá khứ thì có thể sẽ gặp nhau nhiều hơn, đi với nhau nhiều hơn. Nhưng nếu nhân duyên chưa đủ lớn thì rồi mỗi người sẽ chọn cho mình một ngã rẽ riêng. Ngã rẽ ấy có thể là vẫn tiếp bước trên con đường tu học Phật pháp, hành trì giáo pháp đức Như Lai, mà cũng có thể là trở về với đời sống thế tục. Tuy nhiên, dù có đi về ngã rẽ nào của riêng mình, thì chúng ta cũng nhớ rằng mình đã từng đi cùng nhau để rồi một mai nhân duyên hội ngộ, chúng ta sẽ vẫn tiếp bước và đi cùng nhau trên chặng đường tu học Phật pháp, mang giáo pháp đức Như Lai đi vào đời.

Chúng tôi cũng có những người anh em, những người đáng để chúng tôi kính mến và trân trọng thật sự, dẫu biết rằng chúng tôi không thể đi cùng nhau đến hết chặng đường tu học.

Chúng tôi cũng có những người anh em, những người đáng để chúng tôi kính mến và trân trọng thật sự, dẫu biết rằng chúng tôi không thể đi cùng nhau đến hết chặng đường tu học.

Quán Thế Âm Bồ Tát là huynh đệ của chúng ta

Đến giờ phút này, chúng tôi chỉ có thể nghĩ đến những người anh em, những người bạn đồng tu thật sự đã cùng chúng tôi bước đi trong những tháng ngày chập chững vào con đường học đạo cho đến ngày hôm nay. Dẫu rằng mọi người có hợp rồi tan, nhưng tôi xin được phép mượn hai câu thơ để nói lên lời động viên cho chính chúng tôi, và cũng như lời chúc đến những người anh em, những người bạn đồng tu, những người đồng chí hướng để cùng nhau bước tiếp cho đến mai sau:

“Tôi chúc bạn một đời nên thượng sĩ

Bước phong trần chẳng dính bụi điêu linh”.

> Xem thêm video: "Đức Phật dạy về đạo đức gia đình":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật giáo và người trẻ 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ, bé gái bị dị tật bẩm sinh được lành bệnh

Phật giáo và người trẻ 12:55 18/04/2024

Tôi lập gia đình năm 25 tuổi. Cuối năm, tôi sinh được một bé gái. Năm năm sau, vợ chồng tôi quyết định sinh đứa thứ hai. Chồng tôi rất thích đứa con thứ hai này là con trai, nhưng rủi thay lần mang thai này tôi lại sinh ba bé gái.

Xem thêm