Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 03/07/2020, 15:45 PM

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Vấn đề Phật học, học là hiểu, hằng ngày những lúc rỗi rảnh cũng cần phải đọc học kinh Phật để tu, học giáo lý Phật để mở mang trí tuệ. Học là học nhưng cũng không nên quá cố chấp câu nệ vào kinh mà sinh các bệnh chúng sinh khó chữa trị.

Đọc Kinh hay nghe Pháp có ý nghĩa và lợi ích gì?

Hỏi: Con vào cửa đạo cũng vài năm, có biết mỗi pháp môn mỗi thứ một ít. Con cũng niệm Phật, cũng thiền, và cũng trì chú đại bi. Thật tình pháp môn nào với con cũng đều được vì con cũng không đi chuyên sâu gì dù hay niệm Phật mỗi ngày và tĩnh tâm thiền trước khi tĩnh tọa. Kinh điển con cũng có đọc nhưng không nhiều vì con nghĩ tu hành chủ yếu trước sửa mình, sau làm điều thiện lành giúp người, giúp cha mẹ gia đình.

Tuy nhiên, duyên con có quen một số bạn trên mạng rất ham thích kinh điển, họ có thể đọc kinh, nghe kinh cả ngày không chán và nói với con rằng phải nghe kinh cho thật nhiều thì mới tĩnh tâm, mới hiểu pháp Phật, mới tu tốt nhất tránh động tâm. Tuy vậy, con không có thời gian rảnh rỗi như các bạn vì còn phải lo chuyện làm ăn gia đình. Con xin hỏi có phải người tu cần phải nghe đọc hết các kinh điển không? Con có nên nghe kinh suốt ngày như vậy mới gọi là tu không? Làm thế nào để con hiểu kinh Phật? Nếu con không nghe kinh Phật thì có làm sao không? Con xin cảm ơn Sư!

Kinh Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu phổ cập sâu rộng trong thập phương pháp giới, chúng sinh thì cũng vô biên nghiệp chướng trần lao và nhiều tật tánh nhưng cũng tựu chung nằm gọn trong tám vạn bốn ngàn nghiệp chúng sinh, mỗi chúng sinh có tám vạn bốn ngàn nghiệp chướng trần lao.

Kinh Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu phổ cập sâu rộng trong thập phương pháp giới, chúng sinh thì cũng vô biên nghiệp chướng trần lao và nhiều tật tánh nhưng cũng tựu chung nằm gọn trong tám vạn bốn ngàn nghiệp chúng sinh, mỗi chúng sinh có tám vạn bốn ngàn nghiệp chướng trần lao.

Đáp: Kinh Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu phổ cập sâu rộng trong thập phương pháp giới, chúng sinh thì cũng vô biên nghiệp chướng trần lao và nhiều tật tánh nhưng cũng tựu chung nằm gọn trong tám vạn bốn ngàn nghiệp chúng sinh, mỗi chúng sinh có tám vạn bốn ngàn nghiệp chướng trần lao. Ý nói tật tánh chúng sinh thì vô biên, nhưng pháp của Phật cũng vô biên để đối trị các bệnh khiến cho chúng sinh được thanh tịnh, dứt diệt những phiền não tham sân si giải thoát sinh tử luân hồi. Trong Kinh tạng Nikaya không thấy có nói kinh Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn, nhưng trong đọan Trưởng Lão Tăng Kệ, 1024, kinh Tiểu Bộ, Phật có dạy, như sau:

Ta nhận từ đức Phật,

Tám mươi hai ngàn pháp,

Còn nhận từ Tỷ-kheo,

Thêm hai ngàn pháp nữa,

Tổng cộng tám tư ngàn,

Là pháp ta chuyển vận...

Thật vậy, từ ngữ Phật học tám vạn bốn ngàn pháp môn, gồm 82.000 pháp của Phật và 2.000 pháp sống của chư tỳ kheo. Đây là ý chỉ kinh Phật có 84.000 pháp môn, ý nói pháp Phật là vô biên giáo, pháp Phật là như thị như thị, như vị thuốc a già đà đặc trị các căn bệnh chúng sinh. Ví như: Nếu chúng sinh bỏn sẻn thì Phật dạy bố thí; chúng sinh mê chấp thì Phật dạy tu huệ; chúng sinh si mê thì dạy tu thiền tịnh; chúng sinh lầm lạc thì pháp Phật là đèn huệ sáng soi trong mọi tâm hồn đen tối của chúng sinh, khiến cho họ gần gũi Chánh pháp mà thoát hóa luân hồi, tiến hóa nhịp nhàng và kịp thời hội nhập theo nếp sống an tĩnh..

Theo tự điển Phật học của Cụ Đoàn Trung Còn thì thời kỳ Phật Thích Ca xuất thế tu đắc đạo làm Điều ngự Trung thiên Giáo chủ thuyết giáo, giáp pháp Phật chủ yếu làm cho chúng sinh tu hành theo và giải thoát. Tuy nhiên, giáo pháp đức Phật ban hành được phân ra làm ba thời kỳ để biết rõ về căn khí chúng sinh lợi độn, chỉ cách tu hành như thế nào được đắc đạo.

Các liệu pháp thực hành tâm linh khi mang thai

1. Thời kỳ Chánh pháp

Giáo pháp chân chánh, cao trỗi, trong sạch, có hai phần Lý và Thể

Lý: Ý nghĩa giáo pháp Phật không sai chạy, không tà ngụy. Đạo lý từ lúc ban sơ đến lúc cuối cùng, đều có tính cách trong sạch, lúc nào cũng làm cho chúng sinh giải thoát, tiêu chí chúng sinh là thoát hóa luân hồi nên kêu là lý chánh.

Thể: Pháp, tức là nền pháp bảo ở trong Tam bảo. Thể của Chánh pháp lại cũng gom vào trong bốn pháp là giáo lý hạnh quả, là quy tắc dành cho chư sa môn thời Phật và chư đệ tử hậu lai không bước ra khỏi bốn nguyên tắc đó. Bốn nguyên tắc đó là:

- Giáo là tiếng nói câu văn của chư Phật.

- Lý là nghĩa lý trong giáo pháp.

- Hạnh là y theo nghĩa lý trong giáo pháp Phật mà tu hành.

- Quả nhờ tu hành giới định tuệ mà chứng quả.

Nhìn chung giáo pháp Phật có năng lực làm cho các bệnh chúng sinh đều tiêu trừ thân khẩu ý sạch trong để bước vào thế giới Phật. Ở thời kỳ này, chư tăng gần Phật nghe pháp tu hành chứng đạo y như lời Phật dạy, nên gọi giống Phật.

2. Thời kỳ tượng pháp giáo pháp của Phật

Người nghe giáo pháp Phật thì nhiều nhưng không có sự giác ngộ. Nếu có thì chỉ giông giống Phật mà thôi, chứ không như thời kỳ Chánh pháp.

Người nghe giáo pháp Phật thì nhiều nhưng không có sự giác ngộ. Nếu có thì chỉ giông giống Phật mà thôi, chứ không như thời kỳ Chánh pháp.

Mường tượng, tương tự, giáo pháp giống như Chánh pháp, song kém đi lần.

Người tu tập đông nhưng ít người thành đạo. Người nghe giáo pháp Phật thì nhiều nhưng không có sự giác ngộ. Nếu có thì chỉ giông giống Phật mà thôi, chứ không như thời kỳ Chánh pháp. Thời kỳ tượng pháp cũng là thời kỳ chư lịch đại tổ sư xiển dương tâm tông giáo lý Phật, hội nhập vào dòng đời, đi vào các quốc gia tín ngưỡng Phật pháp nhiều hơn là theo Phật tu hành. Cho nên ở thời kỳ này, chư tổ sư xiển dương giáo pháp, biến dạng nhiều pháp lành thì nhiều, tu hành thì giảm bớt, để dành cho công đức truyền bá giáo pháp, sự giác ngộ tu chứng chỉ có trên việc làm, hiểu ý Phật nhưng không làm như Phật. Vì thế mà việc đắc đạo cũng có nhưng rất ít là vậy, và nếu có chỉ mường tượng, chứ không như Phật.

Ý nghĩa tụng Kinh Dược sư và niệm Phật Dược sư

3. Thời kỳ mạt pháp

Mạt là suy tàn. Đạo pháp ở vào thời kỳ suy tàn, con người chúng sinh đã cách Phật quá xa. Người ác trược thì nhiều, người trong sạch tinh khiết thì ít, cho nên rất ít người tu hành đắc đạo. Thời mạt pháp cũng rất khó tu hành, do chúng sinh không rảnh tâm mà ngồi nghiên cứu đạo lý để tu. Nhiều người xây dựng chùa chiền, đấu tranh quyền lợi, quyền lực, chia phe chia phái sát phạt lẫn nhau, không có người tìm chỗ am thanh cảnh vắng để tu cho đắc đạo, mà chỉ có người mến trìu vật chất, phục vụ cho bản thân, vinh thân phì da chốn thiền lâm, làm cho cửa thiền náo lọan, người không biết đâu là chánh là tà, thầy tu ăn thịt uống rượu, ít biết đến việc công phu tu tập.

Cho nên ở thời đại mạt pháp, người tụng kinh, đọc kinh, nghiên cứu kinh thì nhiều nhưng ngộ đạo chứng quả thì không có, hoặc có thì quá ít oi hơn thời kỳ tượng pháp. Thời mạt pháp, người chỉ hiểu Phật pháp rồi truyền đạo, chứ không tu đắc đạo mới truyền đạo. Do đó, không có người tu chứng, không có người tu đắc đạo mà chỉ có người phát nguyện giữ đạo, truyền bá giáo pháp Phật đúng sai không phân định rõ ràng. Nhiều người vi phạm tín điều, giới điều của Phật mà vẫn không hay biết, cũng xưng là bậc đạo sư.

Quá trình tu hành của bạn

Cũng khen bạn có chí lớn tu hành, tu nhiều pháp môn, đọc nhiều kinh, không khác gì chư tăng ni trong chốn thiền lâm. Nhưng chúng ta “đọc kinh cầu lý”, tìm lý lẽ Phật đi con đường nào phù hợp cho sự giải thoát của chính mình. Tụng kinh, nghiên cứu kinh nhiều thì tốt nhưng cũng có lúc “bội thực” về việc tiếp nhận kinh, nhất là từ ngữ Phật học làm cho chúng ta không còn biết phương hướng nào mà tu hành.

Biết nhiều đôi khi cũng làm cho tâm trí ta nặng nề, khó mà lột tả hết những hương liệu của tinh hoa kinh. Biết nhiều nhưng không tiêu hóa, hóa giải một cách có logic khiến cho người đọc như cái tủ đựng sách, xem nhiều kinh như con mọt ăn sách kinh. Kinh sách thì hư hết nhưng chẳng chứng đắc pháp nào cả.

Đọc nhiều sách có lợi hay hại

Nhưng phải đọc và học từ thấp lên cao, từ thập như những sách “Phật học sở đẳng giáo khoa thư”, sách “Phật học Phổ thông” của Hòa thượng Thích Thiện Hoa, sách “Phật học Tinh yếu” của Hòa thượng Thích Thiền Tâm, “Lịch sử Phật Thích Ca”, “Lai lịch 33 vị Tổ sư Tây Thiên Đông Độ”, “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”. Học đọc những sách này khi đã xong mới học tới “ngũ thừa” là Nhơn thừa, Thiên thừa, Thinh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ Tát thừa. Cho đến các kinh Đại thừa tu học như thế cũng phải trải qua 10 đến 15 năm, bạn sẽ lão tông Phật học.

Không nên mới bước vào thềm thánh điện mà đọc các sách Kim Cang Bát Nhã, Hoa Nghiêm luận, Niết Bàn luận, Câu Xá Luận, Duy Thức... chắc chắn sẽ làm cho bạn mất cân đối về tâm trí.

Mặc khác, chưa chắc là bạn nghiên cứu kinh sách nhiều để tu hành, kể cả chư tăng ni khi đã học cao, đa văn quảng trí, nhẫn đến phật tử khi nghiên cứu nhiều kinh sách Phật ít ai bàn đến chuyện hành pháp, đi khóa lễ Tịnh độ, khóa tu Thiền, khóa tu Mật. Dường như không còn nghĩ đến chuyện tôi luyện mình trong các thời khóa tu hành. Đây chính là tác hại lớn cho những người con Phật, biết nhiều thì khinh lờn, lờn pháp, biết ít thì khó tu không hiểu Chánh pháp Phật, không có đường hướng để đi đến đích.

Không hành nhiều pháp (tạp pháp)

Hành nhiều pháp làm mất tập trung, quán chiếu nhiều đề mục sẽ mất chánh niệm. Căn cứ vào các thời khóa công phu trong chốn chùa chiền mà tu cho đúng pháp. Ở chùa thuộc hệ Bắc tông, buổi sáng công phu tụng Lăng Nghiêm thần chú, buổi chiều công phu tụng kinh tiểu bổn A Di Đà, Hồng Danh bửu sám, buổi tối tụng kinh tiểu bổn A Di Đà, hoặc kinh Phổ Môn. Thỉnh thoảng khai khóa lễ tụng kinh Dược Sư, khóa lễ tụng kinh Địa Tạng, khóa tụng kinh Pháp Hoa...

Các chùa tu Tịnh độ thì niệm danh hiệu Phật vào lúc 23 giờ, các chùa Thiền tông, tịnh xá Khất sĩ thì ngồi thiền không tụng niệm, các chùa Mật tông thì tụng mật chú... Như vậy trong các chùa, tịnh xá có 3 pháp tu đơn giản; một là thiền, hai là tu niệm Phật, ba là tu mật ngữ. Bạn là phật tử thuần túy thì nên phát tâm tụng kinh như các chùa tụng niệm, sự tu hành của bạn sẽ tinh tấn vô cùng và hiệu quả vì không tu tạp pháp.

Làm phật tử không nên nay hành pháp này, mai hành pháp khác, nay tiếp nhận pháp thiền, mai tiếp nhận pháp tịnh, mai kia tiếp nhận pháp mật, mà nên chọn một pháp tu cho chín chắn, hoặc tu thiền, hoặc tu tịnh, tu mật. Trong chốn thiển lâm có câu: “Tu một pháp, sẽ chứng đắc tất cả pháp” là vậy. Tu một pháp làm cho thân khẩu ý thanh tịnh, thân khẩu ý thanh tịnh thì tổng trì các pháp, muôn pháp trở về một điều, làm cho sự quán chiếu nhất quán các pháp khác phát sinh đều thanh tịnh. Lúc bấy giờ các lợi lạc, lợi ích tâm linh, sự mầu nhiệm đều phát sinh, pháp lành sinh khởi làm cho bạn tinh tấn lại càng tinh tấn hơn.

Tại Đồng Nai, một ngôi chùa ở thành phố Biên Hòa, tu hành có nhiều biến dạng pháp: Thầy trụ trì thì tu Thiền, dạy đệ tử tu Tịnh, rước pháp sư Tây Tạng tu Mật truyền pháp cho đệ tử, làm cho đệ tử mất phương hướng, không biết tu pháp nào cho đúng, trở thành loạn pháp, tạp pháp. Cuối cùng lại dạy đệ tử “pháp nào của Phật thì tu”, khiến cho phật tử bị nhiễu loạn Phật pháp, tu “tạp pháp”.

Làm phật tử, theo d pháp để tu, không nên tự chọn pháp, nghiên cứu kinh giáo cho nhiều, đến cuối cùng mất phương hướng, hay thì có hay giỏi thì có giỏi nhưng không biết chọn pháp nào để tu cho đúng.

Xin trích một câu chuyện khuyết danh:

"Một ông lão đưa người qua sông. Ngày nọ, trời mưa bão giông to gió lớn, thuyền bị lật úp, nhưng rất may trên đó mọi người gồm cả quý Sư đều biết lội, ai cũng lo liệu bơi lội để lên bờ. Quá trình bơi lội các vị phải bỏ hết đồ hành lý để được nhẹ và thoát nạn “giộp bẻ” chết chìm. Chỉ riêng có một vị Sư quảy một gánh kinh, khi đò chòng chành chìm, Sư lo vớt kinh, sợ bỏ kinh bị phạm lỗi với Phật và mất giống trí tuệ. Mãi lo vớt kinh và do mưa bão lạnh buốt, Sư bị “giộp bẻ” chết chìm theo gánh kinh trong sự tiếc nuối".

Đò chìm, mọi người bỏ hết hành lý chỉ lo thoát thân nên được sống, riêng nhà Sư vì tiếc kinh mà chết chìm. Người ngộ đạo không mong cầu đọc kinh cho nhiều mới giác ngộ. Giác ngộ là giác ngộ, giác ngộ không qua đọc tụng kinh. Đọc tụng kinh nhiều chỉ có lợi cho phần trí tuệ thông minh hơn thế gian, nhưng không giúp bạn giải thoát. Muốn giải thoát phải chọn pháp, trong chọn pháp không nhất thiết phải dồi mài kinh sử như thế gian, vì làm tăng bản ngã phàm phu, cống cao ngã mạn, chặn đứng đường tu hành của các bạn.

Tụng kinh công đức vô biên

Tụng, đọc nhiều kinh

Tụng đọc nhiều kinh rất có lợi ích, một là làm cho nhuần nhuyễn tâm niệm trong pháp tu, nhuần gội pháp lành; hai là làm sạch nghiệp chướng trần lao (sau khóa lễ thân tâm sảng khoái nhẹ nhàng); ba là làm cho trí tuệ sinh, trí tuệ sinh thì tiêu chí giải thoát càng cao. Tuy nhiên, đôi khi người xem kinh nhiều chưa chắc vị đó tu giỏi. Trên thế gian, phàm làm việc gì có lợi tất có hại cũng kèm theo, dù đó là kinh Phật, pháp Phật dạy. Có khi cũng chính giáo pháp của Phật được Người nói ra, nhưng sai sót khiến cho người nghe hiểu lầm tu theo, thật tội nghiệp cho đệ tử.

Có khi giáo pháp Phật cũng được lưu truyền nhưng lưu truyền thiển cận theo ý riêng, tạo nên môi trường cục bộ, sinh ngã mạn khiến cho người tu theo cũng giống như thế, cũng sinh ngã mạn. Đọc kinh chẳng hiểu gì cả mà xưng là pháp sư, giảng sư thuyết giảng, nhưng chẳng tu hành lập hạnh chi cả. Rất tiếc, khi truyền cho môn đệ, thì môn đệ của Phật cũng sinh lòng ngã mạn, cũng đọc học gần như là thuộc lòng hết kinh kệ, thuộc hết ba tạng Thánh điển, nhưng không tu hành. Không có quá trình công phu tu tập, không một chút huệ tu, làm sao có cơ sở giúp cho người tu thành những bậc thiền gia chân chính, huống gì nói đến chuyện tu đắc đạo thành Phật.

Bạn “nghiên cứu kinh” vừa đủ để tu hành, bạn của bạn thì khuyên “nghiên cứu kinh” thật nhiều để được hiểu nhiều dễ tu hơn.

Bạn “nghiên cứu kinh” vừa đủ để tu hành, bạn của bạn thì khuyên “nghiên cứu kinh” thật nhiều để được hiểu nhiều dễ tu hơn.

Y kinh mà học, ly kinh mà tu cũng lắm khó khăn

Đành rằng trong chốn thiền lâm có câu: “Y kinh diễn nghĩa Tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức thành ma thuyết”. Tụng kinh cho nhiều, nghiên cứu kinh cho giỏi, nhưng chấp theo kinh thì oan cho ba đời chư Phật. Ví dụ như trong Kinh Phổ Môn, Phật dạy: "Người chuyên trì niệm danh hiệu Quán Thế Âm cầu xin sinh con trai thì được con trai, cầu xin sinh con gái thì được con gái. Người niệm danh hiệu Quan Thế Âm vào lửa không bị cháy, xuống nước không bị chìm...Tức là người trì niệm danh hiệu Quan Thế Âm cầu xin tu chứng đắc có đầy đủ từ bi (gái), trí tuệ (trai). Người niệm danh hiệu Quan Thế Âm vào lửa không bị cháy, lửa ở đây là lửa “dục nhiễm”, nước ở đây là nước “ái dục”. Tức là người niệm danh hiệu Quan Thế Âm thì sẽ không còn dục nhiễm, ái dục thế gian nữa được thoát khổ. Như vậy người trì kinh mà hiểu lý kinh, hiểu ý Phật thì không “oan ức” cho chư Phật.

Tuy nhiên, nếu các bạn không căn cứ vào kinh Phật dạy để tu hành, hoặc nói pháp nói kinh cho mọi người nghe mà không căn cứ vào lời Phật dạy tức đồng ma thuyết. Ví như: Nếu bạn không đọc nguyên văn câu Kinh Phổ Môn trên: “Người chuyên trì niệm danh hiệu Quán Thế Âm cầu xin sinh con trai thì được trai, cầu xin sinh con gái thì được con gái. Người niệm danh hiệu Quan Thế Âm vào lửa không bị cháy, xuống nước không bị chìm...”, để giải bài lý kinh cho mọi người nghe hiểu để tu hành mà bạn bỏ bớt lời kinh, hoặc ít nhất một lời thôi thì cũng bị phạm vào chỗ “đồng với ma thuyết” là vậy.

Bạn “nghiên cứu kinh” vừa đủ để tu hành, bạn của bạn thì khuyên “nghiên cứu kinh” thật nhiều để được hiểu nhiều dễ tu hơn. Trong giới tu hành luận giải như vậy, không chắc lắm vì có khi “nghiên cứu kinh” vừa đủ thì dễ tu hơn là “nghiên cứu kinh” nhiều. Vì “nghiên cứu kinh” vừa đủ làm cho bạn có thời gian tu hành, “nghiên cứu kinh” thì bận việc “nghiên cứu kinh” làm gì có thời gian rỗi rảnh để tu hành. Vả lại, bạn là “tàng kinh các” cần phải có người giữ “tàng kinh các”, lo đọc giữ gom cho hết kinh trong “tàng kinh các” không có cơ sở tu tập thiền tụng.

Đọc tụng kinh là tu?

Làm phật tử phải thông hiều Phật pháp, Phật pháp là tam tạng Thánh điển. Khi nghe giảng sư thuyết giảng nơi nào, nếu có phương tiện liền phát tâm đến đó thính pháp để tu hành, hoặc siêng học giáo lý để hiểu biết từ ngữ Phật học uyên thâm của Phật dạy. Tuy nhiên, không nên “chấp nê” mà sinh mê lầm, phải biết pháp Phật chẳng qua là phương tiện xây dựng kho tàng tri thức cho chúng sinh lấy đó làm cơ sở tiệm tu mà không xa rời Chánh giáo đức Thế Tôn. Như trong Kinh Kim Cang Bát Nhã Phật dạy: Tu Bồ Đề, Ông chớ cho Như Lai nghĩa rằng “Ta có thuyết pháp”. Ông chớ nghĩ như vậy. Bởi vì sao? Vì nếu người nào nói rằng: Như Lai có thuyết pháp tức là chê Phật, không hiểu được lời ta nói. Tu Bồ Đề, thuyết pháp mà không có pháp nào để thuyết, đó gọi là thuyết pháp.

Người tu trong quá trình làm đệ tử Phật đã quy y Tam bảo, thọ trì ngũ giới cấm, tu Bát quan trai, tu thập thiện tức là đã học giáo lý của Phật rồi đó. Ngoài ra còn phải nghiên tầm giáo lý Phật, học Phật học cơ bản, trau dồi một số kiến thức Phật lý để có cơ sở nhận định đâu là chánh, đâu là tà, chủ yếu là học giáo lý Tam huệ, Tam vô lậu học, ngũ thừa giáo để tiến tu.

Quá trình học Phật pháp đừng để giáo pháp, ngôn ngữ, từ ngữ Phật học làm bạn bội thực, tức là dùng Phật pháp phải tiêu hóa tiến triển, biết áp dụng giáo pháp Phật vào đời sống hằng ngày, hạnh nguyện phát sáng, đạo từ viên dung. Sự hiểu biết Phật pháp cần có cơ sở tiến triển thật sự để cảm thấy không lờn pháp, lặp đi lặp lại nhiều lần như “con két biết nói tiếng người mà không làm được việc người”. Không nên xem giáo pháp Phật như một cơ sở triết học, xem giáo lý Phật là nơi nghiên cứu dịch thuật, phát hành buôn bán... Nếu bạn không vướng mắc những điều trên thì bạn vẫn đọc kinh nhiều theo lời khuyên để tinh tấn tu hành.

Phát hiện cuốn kinh Di Đà thời Tự Đức dưới chân tượng Phật

Phật tử cần thông suốt giáo lý

Theo nhận định của một số luận giải trong “Đường về cõi tịnh”, pháp ngữ của Ngẫu Ích Đại sư thì thời mạt pháp, Phật pháp dần đi đến hủy diệt, tất cả kinh điển dần biến mất. Vì sao vậy? Vì chúng sinh thiếu phước báu, tội nghiệp sâu nặng, không có nhân duyên để xem kinh điển. Chẳng cần phải nói tương lai, hiện bây giờ số người không có mắt, tay và các bệnh tật, nên một chữ trong kinh cũng không thấy. Thật là nghiệp chướng làm cho chướng ngại, đây chính là mạt pháp. Người có mắt thì không thấy và hiểu Phật pháp rõ ràng.

Ở thời mạt pháp các kinh điển lần hủy diệt hết, đầu tiên là Kinh Lăng Nghiêm, sau đó đến các kinh điển khác, cuối cùng là Kinh A Di Đà. Bộ Kinh A Di Đà này sẽ trụ ở đời hơn một trăm năm để độ tất cả chúng sinh. Đến hết thời gian đó, Kinh A Di Đà cũng diệt mất, chỉ còn câu hồng danh sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” trụ ở đời một trăm năm nữa để độ tất cả chúng sinh. Qua một thời gian chỉ còn lại câu hồng danh bốn chữ “A Di Đà Phật” lại trụ ở đời một trăm năm nữa độ thoát vô số chúng sinh. Cuối cùng bốn chữ “A Di Đà Phật” cũng diệt mất luôn. Phật pháp đến lúc này có thể nói là hoàn toàn hủy diệt (Đường về cõi tịnh)

Theo pháp ngữ của Ngẫu Ích Đại sư cũng nhận định: Ngay đến thời diệt pháp, Phật cũng tiên liệu pháp chỉ còn 4 chữ “A Di Đà Phật”. Nhưng 4 chữ ấy chính là sự “gói gọn” của pháp giới. "Niệm A Di Đà Phật đến thuần thục thì những giáo lý chí cực của Tam tạng mười hai bộ kinh cũng đều nằm trong ấy cả. Một ngàn bảy trăm công án, mấu chốt hướng thượng cũng nằm trong ấy cả. Ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, tam tụ tịnh giới đều nằm trong ấy cả".

Có nhân duyên thì các bạn vẫn tu học Phật pháp không có gì trở ngại hay phải nghĩ suy.

Người không có phương tiện học Phật pháp

Bạn ơi! Kinh Phật thật là quý báu, là một ngôi trong ba ngôi Tam bảo, vừa là tâm tông của ba đời chư Phật, cũng vừa là hương hoa màu sắc truyền giáo của đức Phật. Làm phật tử sống bên cạnh cuộc đời là không dễ tu chút nào mà các bạn tu được bên cạnh gia đình, đó là điều cao quý vô cùng. Bạn không thể không học giáo lý Phật học, bạn không thể không thông giáo lý. Bạn không thể không có quá trình tinh chuyên tu hành. Tuy nhiên, đời sống làm phật tử học Phật của bạn phải có thời dụng biểu phân định rõ ràng công việc đời việc đạo, những lúc nào tu, lúc nào làm việc nhà, việc xã hội thì không có gì phải lo âu việc đúng sai.

Vấn đề Phật học, học là hiểu, hằng ngày những lúc rỗi rảnh cũng cần phải đọc học kinh Phật để tu, học giáo lý Phật để mở mang trí tuệ. Học là học nhưng cũng không nên quá cố chấp câu nệ vào kinh mà sinh các bệnh chúng sinh khó chữa trị.

Làm Phật tử thuần túy, bạn phải thật sự vững vàng trong phật sự, hộ trì Tam bảo. Sự hộ trì có nhiều nghĩa: Một là cúng dường, cung cấp dưỡng nuôi chư tăng ni truyền trì giáo pháp Phật; hai là siêng năng tu hành; ba là lập hạnh phật tử làm tiêu biểu cho mọi người, khuyến khích mọi người vào đạo, quy y làm đệ tử đức Phật.

Kinh là lời dạy Thế Tôn

Ba ngôi quý báu linh hồn Phật gia

Chúng sinh thế giới ta bà

Phải thông giáo lý Phật đà khẩu tuyên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Bạn phải là người đủ đầy trước

Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024

Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?

Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024

Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?

Xem thêm