Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 02/06/2020, 12:30 PM

Các liệu pháp thực hành tâm linh khi mang thai

Những phụ nữ vừa với vai trò là mẹ, vừa là một cư sĩ tại gia, thấy được những giáo lý cũng như những sự nhiệm màu của Phật pháp đối với con người thì nên ứng dụng thêm cách giáo dục thai nhi theo quan điểm Phật giáo để đem lại lợi lạc cho bản thân và cả con cái về sau.

Thai giáo - Phương pháp dạy con từ trong bụng mẹ theo tinh thần Phật giáo

Nhận thức được điều này, ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ, người mẹ nên huân tập cho mình một tâm lý an nhiên, tự tại bằng phương pháp thiền định, làm chủ các cảm xúc của mình, không để những suy nghĩ tiêu cực kéo dài quá lâu. Thai phụ nên nghe nhạc thiền Phật giáo vào 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 20 phút. Chúng ta có thể chọn những loại nhạc Phật giáo không lời có giai điệu du dương, nhẹ nhàng hoặc những bản nhạc Phật giáo có lời như nhạc niệm Phật A Di Đà, Đức Phật Quan Âm hoặc kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng, chú Đại bi… Âm lượng khi mở nên vừa phải, đủ nghe, nhất là mỗi khi ngủ nghỉ. Hoặc trong không gian tĩnh lặng, người mẹ nên quán tưởng đến hình ảnh của Đức Phật Quán Âm, Đức Phật A Di Đà, Đức Phật Di Lặc… Nhờ đó, đứa con trong bụng cũng cảm thấy như được rưới nước cam lồ dịu mát, nhẹ nhàng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sau khi ăn cơm xong, bà mẹ mang thai cũng nên dành khoảng 10-20 phút thiền hành. Các nhà khoa học cũng khuyên phụ nữ mang thai nên đi bộ nhẹ nhàng rất tốt cho thai nhi. Với những Phật tử khi mang thai vừa có thể kết hợp đi bộ chậm rãi trong chính niệm. Trong mỗi bước chân người mẹ có thể niệm thầm hoặc niệm thành tiếng hồng danh hay chân ngôn Đức Phật Quan Âm hoặc Đức Phật A Di Đà, Đức Lục Độ Mẫu… Chí tâm, chí thành niệm Phật và cầu nguyện cho thai nhi khỏe mạnh là những điều vô cùng lợi lạc cho đứa trẻ. Một điểm mà những người mẹ mang thai cần lưu ý là: nếu bạn có con khi tâm lý chưa chuẩn bị sẵn sàng như bị cưỡng hiệp, bị phụ tình hoặc đứa trẻ không được người cha hoặc hai bên gia đình chấp nhận thì người mẹ nên vững vàng về tinh thần. Chúng ta không nên mang tâm lý oán hận, buồn bã, bởi những ai làm sai đã có luật nhân quả trừng trị, phải suy nghĩ nuôi mầm sống đang hình thành trong cơ thể bằng một tâm vị tha thì đứa trẻ ra đời cũng sống nhân ái, bao dung.

Bà mẹ mang thai nên tránh xem những bộ phim thuộc các thể loại như kinh dị, ủy mị, chiến tranh… Khi nghe nhạc cũng tránh nghe những loại nhạc như rock, nhạc sến… Những bộ phim hay thể loại nhạc nêu trên rất dễ làm cho tâm lý người mẹ bị chìm xuống vực sâu. Đồng thời, nếu bạn có những khúc mắc, những nỗi buồn cất giấu trong lòng thì nên chia sẻ với chồng, người thân hoặc bạn bè – những người mà bạn cảm thấy tin tưởng, tránh để tinh thần ủ dột, đau buồn. Chúng ta cần tạo ra tâm lý vui vẻ, thường xuyên tâm sự với đứa trẻ, mỗi ngày nên lạy Phật từ 3 – 7 lạy và nói thầm với con rằng cả mẹ và con đều đang lạy Phật.

Bí quyết thai giáo để sinh con xinh đẹp, thông minh theo lời Phật dạy

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nếu có điều kiện, người mẹ nên đến chùa để tụng kinh, lạy Phật, phóng sinh, cúng dường, phát tâm ăn chay… Với những công đức, phúc lành mà chúng ta có được, người mẹ nên hồi hướng cho con, nguyện cho đứa con sinh ra khỏe mạnh, sống biết thương người, có đạo nghĩa và được bén duyên với đạo Phật. Trong kinh Địa Tạng Bồ tát Bản nguyện, một Quỷ vương có tên là Chủ Mạng bạch cùng Đức Phật rằng: “Người trong cõi Diêm Phù Ðề lúc mới sinh, không luận là con trai hay con gái, khi sắp sinh ra chỉ nên làm việc phúc lành thêm sự lợi ích cho nhà cửa, thời Thổ Ðịa vui mừng không xiết, ủng hộ cả mẹ lẫn con, đặng nhiều sự an vui, hàng thân quyến cũng được phúc lợi”.

Theo quan điểm Phật giáo, mọi mối quan hệ của con người chia thành 4 loại: báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Cha mẹ, anh em, con cái trong một gia đình cũng không nằm ngoài những nhân duyên phức tạp đó. Thế nên, khi đứa trẻ đầu thai vào một gia đình nào đó, nếu nó là oan gia trái chủ của bạn, lớn lên sẽ là đứa con ngỗ nghịch, phá tán nhưng người mẹ khi còn đang mang thai thường xuyên tụng kinh, niệm Phật thì oán kết này sẽ được hoá giải. Ngược lại, nếu đứa trẻ trong bụng người mẹ đến để báo ân thì mối nhân duyên tốt đẹp giữa đứa bé và cha mẹ chúng sẽ ngày càng sâu dày.

Thời điểm mang thai bé là lúc nghiệp chướng rất dễ tiêu trừ. Còn khi em bé lớn lên, sáng tối suốt ngày suy nghĩ lung tung, lúc đó chúng ta muốn tiêu trừ nghiệp chướng cho con cũng khó lòng giúp được. Không những thế, khi đọc tụng kinh này, đứa trẻ sẽ trở nên dễ nuôi, thọ mạng được tăng trưởng. Nếu đứa bé này do thừa phúc mà sinh, đến để báo hiếu cho cha mẹ hiện tiền thì việc tụng kinh niệm Phật sẽ giúp gia tăng thêm phúc báu cho con và đem lại lợi ích không thể nghĩ bàn cho đứa trẻ về sau.

Vì sao khi mang thai người mẹ nên đọc kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện?

(Theo Nhuận Đoan

Nguồn: Blog Phật giáo)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm