Thế nào là muốn ít và biết đủ?
Hỏi: Theo tôi được biết, đạo Phật dạy con người xả bỏ ham muốn, nhưng thực tiễn cuộc sống thì vẫn phải có ham muốn. Như vậy đạo Phật cho phép ta muốn gì và không muốn gì?
Đáp:
Theo Phật giáo, ham muốn (tham lam, tham ái, tham dục, dục vọng) là phiền não căn bản tồn tại trong tất cả mọi người. Tham ái và vô minh chính là cội nguồn của mọi tranh chấp, khổ đau. Vì lòng tham vốn vô hạn, dục vọng không có điểm dừng nên Phật giáo dạy người phát huy tỉnh thức để chuyển hóa, giảm thiểu và buông xả bớt ham muốn nhằm thiết lập bình an, lợi mình và ích người. Xả ly toàn bộ ham muốn vị kỷ chính là bậc Thánh A-la-hán, hoàn toàn giải thoát sinh tử, khổ đau.
Vì bản chất của con người là tham-ái-dục nên xả bỏ ham muốn hoàn toàn (ly tham, đoạn tham) là ước vọng, là cứu cánh, còn sống trong đời thường giảm thiểu ham muốn đã là quý hóa lắm rồi. Nói cụ thể, mục tiêu của người Phật tử là buông xả bớt ham muốn, không bo bo vị kỷ, sống san sẻ vị tha để mình và người đều lợi ích, an vui. Nên phải xác định ly tham là mục tiêu sau cùng, bớt tham là mục tiêu hiện tại.
Ham muốn thì vô cùng, phân loại thì có tham ngũ dục (tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ), đắm lục trần (đối tượng của sáu giác quan: sắc- cảnh đẹp, thanh- tiếng hay, hương- mùi thơm, vị- ngon ngọt, xúc- êm ái, pháp- những đối tượng của tâm ý). Dĩ nhiên khó có thể đạt được những tham muốn này, thường thì được cái này lại mất cái kia, dù sao thỏa mãn các tham muốn vẫn là hạnh phúc của thế thường. Thực tiễn đời sống phải có ngũ dục (không có là nguy), phải có đời sống dễ chịu (lục trần, ngoại cảnh không chướng nghịch) nhưng quá tham đắm lại là điều không tốt, nhiều mong cầu sẽ phiền não khổ đau.
Thế nên, người Phật tử cũng có mong muốn chính đáng như sức khỏe, bình an, hạnh phúc; mong muốn đầy đủ phước báo để lợi mình và lợi người. Thực tập buông bớt tham đắm, người Phật tử lập hạnh muốn ít và biết đủ (thiểu dục và tri túc). Muốn ít là vì biết nghĩ đến người, mong muốn được sẻ chia với người nên không gom hết cho mình. Biết đủ là không quá tham cầu, chấp nhận thực tiễn, vui với những gì mình đang có (vì muốn nhiều hơn chưa hẳn đã được mà càng nặng nề, bận tâm thêm).
Cần phải thấy rõ, các duyên bên ngoài (có vật chất, ngũ dục) chỉ là những điều kiện cần, bình an trong tâm mới là điều kiện đủ cho hạnh phúc, cho chất lượng cuộc sống. Chạy theo ngũ dục mà đánh mất bình an bản thân và gia đình là một sự trả giá quá đắt, một sự thiếu trí tuệ.
Cho nên, người Phật tử lập hạnh muốn ít và biết đủ không phải là sự thụ động, kìm hãm sự phát triển kinh tế của bản thân và xã hội mà đó chính là thiết lập sự thăng bằng giữa phát triển vật chất và tinh thần, hài hòa giữa sự thành đạt và bình an.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm