Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 02/09/2021, 12:12 PM

Làm thế nào để nhanh thuộc kinh Phật?

Trong đời sau, như có người thiện nam, kẻ thiện nữ nào sinh lòng rất trân trọng đối với kinh điển Đại thừa, phát tâm bất tư nghị muốn đọc muốn tụng kinh điển ấy. Dầu gặp đặng bậc minh Sư truyền dạy cho những người đó học tập, nhưng đọc rồi quên rồi, trải đến cả tháng, cả năm vẫn không đọc tụng được.

Địa Tạng (Bồ tát), tiếng Phạn là Khất Thoa Để Bá Sa (Ksitigarbha), tiếng Hán gọi đủ là “U minh Giáo chủ Địa Tạng vương Bồ tát”. Địa Tạng Bồ tát ở trên cung trời Đao Lợi (là cảnh trời thứ 2 trong  6 cõi trời của Dục giới trên đỉnh núi Tu Di cõi Diêm Phù Đề). Kinh Địa Tạng bản nguyện chép: Khi đức Phật Thích Ca lên cung trời Đao Lợi để thuyết pháp cho Thánh mẫu nghe, giữa chốn đại hội đủ hết thảy chư Phật, chư Bồ tát và các vị thánh chúng, Ngài ân cần phó chúc (dặn dò) cho Bồ tát Địa Tạng rằng: “Ta đem việc chúng sinh ở cõi trời và cõi người chưa thoát khỏi tam giới, lục đạo, còn bị ở trong nhà lửa, nhờ cậy ở Bồ tát đừng để cho chúng sinh ấy đày đọa trong mọi nơi ác đạo”. Kinh còn chép: “Ở vào khoảng sau khi đức Thích Ca Mâu Ni diệt độ, mà đức Di Lặc chưa ra đời thì đức Bồ tát Địa Tạng thường hiện thân vào cõi nhân gian, cõi thiên giới và cõi địa ngục để cứu khổ cho chúng sinh”. Bởi có lời phó chúc của Phật và lại có thần thông rất lớn nên Địa Tạng Bồ tát thường hay biến hiện lên xuống trong lục đạo để hóa độ chúng sinh.

Lúc bấy giờ, trong Pháp hội có một vị đại Bồ tát hiệu là Quán Thế Âm từ chỗ ngồi đứng dậy, quì gối chắp tay mà bạch cùng Ðức Phật rằng:

“Bạch đức Thế Tôn! Ngài Ðịa Tạng Bồ tát đầy đủ đức từ bi lớn, Ngài thương xót chúng sinh mắc tội khổ ở trong muôn nghìn ức thế giới, ngài hóa hiện ra ức thân bao nhiêu công đức và sức oai thần chẳng thể nghĩ bàn của Ngài, con đã từng nghe đức Thế Tôn cùng vô lượng chư Phật trong mười phương, khác miệng đồng lời ngợi khen Ngài Ðịa Tạng Bồ tát.

Dầu cho các Ðức Phật trong thuở quá khứ, thuở hiện tại và thuở vị lai nói công đức của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát vẫn chẳng thể nói hết.

Vừa rồi lại được đức Thế Tôn bảo khắp trong đại chúng rằng đức Phật muốn tuyên nói các sự lợi ích của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát.

Cúi mong đức Thế Tôn vì tất cả chúng sinh ở hiện tại và vị lai mà tuyên nói những sự chẳng thể nghĩ bàn của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát, làm cho tám bộ chúng Trời, Rồng, v.v... chiêm ngưỡng lễ lạy Ngài Ðịa Tạng Bồ tát để đặng phước lành”.

Trong đời sau, như có người thiện nam, kẻ thiện nữ nào sinh lòng rất trân trọng đối với kinh điển Đại thừa, phát tâm bất tư nghị muốn đọc muốn tụng kinh điển ấy. Dầu gặp đặng bậc minh Sư truyền dạy cho những người đó học tập, nhưng đọc rồi quên rồi, trải đến cả tháng, cả năm vẫn không đọc tụng được.

Trong đời sau, như có người thiện nam, kẻ thiện nữ nào sinh lòng rất trân trọng đối với kinh điển Đại thừa, phát tâm bất tư nghị muốn đọc muốn tụng kinh điển ấy. Dầu gặp đặng bậc minh Sư truyền dạy cho những người đó học tập, nhưng đọc rồi quên rồi, trải đến cả tháng, cả năm vẫn không đọc tụng được.

Ðức Phật bảo Ngài Quán Thế Âm Bồ tát: Được Trí tuệ nhớ thuộc kinh điển Đại thừa

Trong đời sau, như có người thiện nam, kẻ thiện nữ nào sinh lòng rất trân trọng đối với kinh điển Đại thừa, phát tâm bất tư nghị muốn đọc muốn tụng kinh điển ấy. Dầu gặp đặng bậc minh Sư truyền dạy cho những người đó học tập, nhưng đọc rồi quên rồi, trải đến cả tháng, cả năm vẫn không đọc tụng được.

Những kẻ thiện nam đó vì có nghiệp chướng đời trước chưa trừ sạch, cho nên ở nơi kinh điển Đại thừa không có công năng đọc tụng. Nhưng hạng người này khi nghe danh hiệu của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát, cùng thấy hình tượng của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát đem hết bản tâm cung kính bày tỏ với Bồ tát, rồi dùng hương hoa, y phục, đồ ăn, tất cả đồ ngọa cụ, v.v... cúng dường hình tượng Bồ tát.

Dùng một chén nước trong để trước tượng Bồ tát một ngày một đêm, sau đó cung kính chắp tay thỉnh để uống, quay mặt về hướng Nam.

Khi nước vào miệng phải chí tâm trịnh trọng, uống nước xong, phải cữ ngũ tân, rượu, thịt, tà dâm, vọng ngữ và các việc giết hại trong bảy ngày hoặc hai mươi mốt ngày.

Người thiện nam cùng thiện nữ đó trong giấc chiêm bao thấy Ðịa Tạng Bồ tát hiện thân vô biên rưới nước trên đỉnh của người đó. Sau khi thức dậy, người đó liền đặng thông minh, một phen nghe đến những kinh điển Đại thừa ấy liền sẽ nhớ mãi, không bao giờ còn quên một câu kệ nữa.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Linh ứng từ những bài kinh Phật

Biến hung thành cát: Lại vầy nữa, này Quán Thế Âm Bồ tát! Về trong đời sau, như có những người nào ăn mặc không đủ, cầu chi cũng không toại nguyện, hoặc thân nhiều tật bệnh, hoặc nhiều sự hung suy, nhà cửa không yên ổn, quyến thuộc chia lìa, hoặc các sự tai vạ cứ đến khuấy nhiễu nơi thân luôn, trong giấc mộng thường phải kinh sợ.

Những người như thế đó, khi nghe danh hiệu của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát, thấy hình tượng của Ðịa Tạng Bồ tát nên chí tâm cung kính niệm đủ một muôn biến, thời những sự không toại ý trên đó sẽ tiêu sạch lần lần, liền đặng an vui, đồ ăn mặc dư dật, cho đến trong giấc mộng thảy đều an ổn vui vẻ.

Lại vầy nữa, này Quán Thế Âm Bồ tát! Về đời sau, nếu có người thiện nam thiện nữ nào, hoặc nhân sự làm ăn, hoặc nhân sự công chuyện tư, hoặc nhân sự sinh cùng tử, hoặc nhân việc gấp mà phải vào trong rừng núi, hay là qua sông vượt biển hoặc gặp nước lụt lớn, hoặc đi ngang đường hiểm trở.

Người ấy trước khi đi nên niệm danh hiệu của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát một muôn biến, được thế thời đi qua nơi nào chốn nào cũng có các vị Quỉ Thần hộ vệ, lúc đi đứng, khi nằm ngồi, đều được an ổn vui vẻ luôn, cho đến dầu gặp loài hùm sói Sư tử... nhưng tất cả thứ độc hại đều không thể phạm đến người đó được.

Ðức Phật bảo Ngài Quán Thế Âm Bồ tát: “Ngài Ðịa Tạng Bồ tát có nhân duyên rất lớn với cõi Diêm Phù Ðề. Nếu nói về những sự mà các hàng chúng sinh thấy hình nghe tên của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát được lợi ích, thời dầu nói đến trong trăm nghìn kiếp cũng không biết được.

Này Quán Thế Âm Bồ tát! Vì thế nên dùng thần lực mà lưu truyền kinh này làm cho chúng sinh trong cõi Ta Bà đây mãi đến trăm nghìn kiếp được hưởng những sự an vui luôn”.

Thuật theo Kinh Địa tạng Bồ tát bản nguyện – Phẩm thứ mười hai

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm