Cuộc đời nhà sư Trần Huyền Trang và hành trình thỉnh Kinh Phật tại Tây Trúc
Trần Huyền Trang (khoảng 602–664), thế danh là Trần Y, cũng thường được gọi là Đường Tam Tạng hay Đường Tăng, là một cao tăng Trung Quốc, một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch kinh sách Phạn ngữ ra tiếng Hán. Nhà sư cũng là người sáng lập Pháp tướng tông, một dạng của Duy thức tông tại Trung Quốc.
Trong loạt bài dưới đây, Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam cùng đưa bạn tìm hiểu về cuộc đời của Đường Tăng và sự nghiệp thỉnh kinh và hoằng truyền Phật pháp của Ngài tại Trung Quốc. Ngài cũng là nguyên mẫu mà Ngô Thừa Ân xây dựng thành nhân vật Đường Tăng trong 'Tây Du ký'.
Kỳ 1: Thiếu thời và khí chất Trần Huyền Trang
Đường Huyền Trang tên thật là Trần Huy (có tài liệu ghi là Trần Vĩ), sinh vào khoảng năm 603 trong một gia đình gia giáo tại Lạc Dương, , nay thuộc tỉnh Hà Nam, nằm ở phía Bắc Trung Quốc. Cha Ngài vốn là bậc quan lại triều đình, nhưng vì thấy thời thế loạn ly nên đã cáo lão về quê từ rất sớm. Năm lên 5 tuổi, Huyền Trang bị mồ côi mẹ. Tiếp đó, năm lên 10 tuổi, cha Ngài cũng qua đời sau một cơn bạo bệnh. Từ đó, Huyền Trang phải sống với những tháng ngày vất vả, cực khổ và tủi nhục.
Ông từng ngày, từng giờ phải sống chật vật với cuộc sống mưu sinh, bị xã hội coi khinh. Thời gian trôi qua, cuối cùng ông cũng tìm được đến với cửa Phật để tiếp tục cuộc sống.
Vào đầu những năm đầu thập niên 10 của thế kỷ VII, là giai đoạn mà xã hội Trung Quốc có nhiều biến động lớn: Thời thế loạn lạc, chiến tranh liên miên...Do đó, Huyền Trang chỉ biết sống trong cửa chùa với mục đích duy nhất là nghiên cứu Phật pháp.
Vốn từ rất nhỏ nổi tiếng là thông minh, thông hiểu văn chương khá nhiều nên chỉ trong một thời gian ngắn nương nhờ nơi Phật, Huyền Trang về cơ bản đã thông thạo mọi triết lý của Phật giáo. Càng về sau, tên tuổi của Đường Huyền Trang ngày càng lưu danh nơi nơi. Và cũng kể từ đó, vị sư trẻ này đi rất nhiều nơi ở đất nước Trung Quốc vừa một phần để chiêm bái vừa để thuyết giáo.
Năm 618, nhà Đường thành lập, Đường Huyền Trang rời quê hương Lạc Dương đến với kinh đô văn minh Trường An. Tại đây, Huyền Trang có cơ hội được gặp gỡ, tiếp xúc và thỉnh giáo nhiều bậc thánh tăng. Tuy nhiên, càng thỉnh giáo bao nhiêu thì Huyền Trang càng thấy mình có nhiều thiếu sót và đem lòng hoài nghi mọi điều.
Với học vấn uyên thâm và khí chất khác người, Đường Huyền Trang đã có một quyết định táo bạo là làm cuộc Tây du sang Ấn Độ chiêm bái Phật tích và nghiên cứu và đi tìm giáo lý. Con đường từ Trường An (Trung Quốc) sang Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh là một chặng đường đầy gian truân và hiểm nguy, song Đường Huyền Trang một mình đối diện với bao thử thách rồi cuối cùng cũng hoàn thành được ước mơ và hoài bão lớn của bản thân mà không cần sự trợ giúp của một ai. Điều này càng khẳng định tài năng và ý chí kiên cường của Đường Huyền Trang.
Tuy Đường Huyền Trang chỉ là một vị sư trẻ, nhưng với một tấm lòng nhiệt huyết để chuyên tu đạo đức, cũng đã được đánh giá rất cao về cả tâm hồn lẫn nhân cách sống. Đường Huyền Trang cả một đời sống và cống hiến cho đời. Tên tuổi của ngài không chỉ được biết đến với diện mạo và dáng vẻ mà trên hết còn là tâm hồn và nhân cách cao đẹp của một vị Phật sống.
Vị chân tăng này đã đi vào đời sống của người dân Trung Quốc như một giá trị vĩnh hằng, đặc biệt là đối với các Phật tử của cửa Phật.
Ngay từ khi sinh ra, Đường Huyền Trang đã có một diện mạo khôi ngô, tuấn tú và dáng vẻ oai nghiêm, uy nghi khác người. “Pháp sư cao hơn bảy thước xưa, da hồng hào, với lông mày rộng và cặp mắt tươi sáng... Ngài đi đứng ung dung, khoan thai, luôn luôn ngó thẳng, không nhìn qua một bên. Cử chỉ của ngài như dòng sông lớn chảy; và sáng sủa như đóa hoa sen nở trên mặt nước”.
Sinh thời, Đường Huyền Trang là một con người sống giàu hoài bão và lý tưởng, thích tìm tòi và khám phá sự đời, có lòng kiên nhẫn và ý chí sắt đá trong mọi công việc, có niềm tin vào cuộc sống, không tự ti, tự bại hay ngã gục, tuyệt vọng trước mọi thử thách của cuộc sống.
Khi còn nhỏ, Đường Huyền Trang vốn đã có tính tình cao thượng. Ngài sẵn sàng rộng mở tấm lòng mình, ưa mộ cổ học, hay các bậc hiền nhân và thánh nhân, chán ghét sự bất công và cám dỗ đời thường.
Không những thế, ở Đường Huyền Trang, chúng ta còn tìm thấy lòng “từ bi”, đức “độ lượng bao dung” của một vị “Phật sống”. Bởi vậy, hơn bao giờ hết, trong con người ấy, ta luôn tìm thấy một tấm lòng trong sáng, thánh thiện, sự trong sạch và thanh cao.
Ngài luôn đồng cảm và dành một tình cảm ưu ái nhất cho mọi người, bất kể là kẻ xấu hay người tốt, nghèo hèn hay giàu sang, quyền cao hay hạ liệt. Tình cảm của ngài là tình yêu nhân loại, tình yêu cho mọi “chúng sinh”. Ngài sẵn sàng đem tấm lòng lương thiện và lòng nhiệt thành vốn có để “cứu nhân độ thế”.
Điều đặc biệt hơn cả là ở Đường Huyền Trang có một lòng khát khao Chánh pháp cháy bỏng, chí học hỏi vô bờ và một ý chí, nghị lực sắt đá hay tính ôn hòa và trầm tĩnh. 17 năm xa xứ đi thỉnh kinh càng tôi luyện thêm cho Đường Huyền Trang chí kiên nhẫn và nghị lực sắt đá phi thường. Chính nó đã tiếp thêm sức mạnh cho Đường Huyền Trang tự mình vượt qua mọi khó khăn, thử thách ở đời. Tuy nhiên, với vai trò của một nhà thuyết giáo Phật giáo, song trong con người của Đường Huyền Trang vẫn còn phảng phất đâu đấy tinh thần của Đức Khổng - Mạnh.
Có phải chăng chính xuất thân từ tuổi thơ và thời cuộc mà tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu vào tâm trí của con người này, giúp con người này mau chóng trở thành một nhà chiêm bái, một học giả, một nhà thuyết giáo, một nhà văn hóa lỗi lạc của nền văn hóa Trung Quốc suốt hơn 5.000 năm lịch sử.
Thật ra người thay đổi quê quán của Đường Huyền Trang không phải là Ngô Thừa Ân. Trong Thái Bình Trường Ký vào thời Bắc Tống đã có những giai thoại tương tự về Đường Tăng. Trong đó có một câu chuyện gần như hoàn toàn giống với câu chuyện của Đường Tăng trong Tây Du Ký. Được lưu truyền tới Hải Châu, nó được tiếp tục phát triển, trở thành một câu chuyện mới, dẫn đến việc cùng một nhân vật nhưng quê quán khác nhau. Từ điểm này chúng ta có thể thấy, nhu cầu đến Tây Phương thỉnh kinh trong xã hội Phật Giáo ngày đó là có thật. Chỉ có điều, trong Tây Du Ký, việc Đường Thái Tông đích thân tiễn Đường Tăng đi thỉnh kinh, kết nghĩa huynh đệ với ông vân vân... chỉ là hư cấu cho truyện thêm hấp dẫn mà thôi.
Mời bạn đọc bài 2: Hành trình vượt qua 128 quốc gia của nhà sư Trần Huyền Trang
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Nghiên cứu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Nghiên cứu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Nghiên cứu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Phạm vi cõi Cực lạc
Nghiên cứu 20:45 18/11/2024Với pháp môn Niệm Phật, bất luận là bậc đại đức bác thông tam tạng hay là hạng độn căn tối dạ một chữ không học, hễ cứ nhất tâm chuyên niệm, dứt trừ được các mối nghi thì thảy đều được vãng sanh, không bỏ sót một ai.
Xem thêm