Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 06/07/2021, 11:40 AM

Chuyện loài chó trong kinh Phật

Tìm hiểu những lời Phật dạy, những câu chuyện Phật giáo có liên quan đến loài chó, chúng ta sẽ có được nhiều bài học đáng suy ngẫm.

Thập Tụng luật

chuyen-loai-cho-trong-kinh-Phat 1

Truyện kể rằng có con chó bỏ nhà mình sang nhà khác xin ăn, bị chủ nhà đánh đuổi. Khi cả hai đều chết xuống Âm phủ, con chó kiện với Diêm vương: “Ông ấy ỷ thế làm người đã đánh đuổi tôi thậm tệ, trong khi tôi không vi phạm phép tắc của loài chó”.Diêm vương tò mò hỏi: “Thế nào là phép tắc của loài chó?”

Con chó nói: “Tại nhà chủ, thì tôi đi khắp nơi bằng cả cái đầu, bốn cẳng và soãi đuôi ve vẩy tự do. Nhưng đến nhà lạ, bao giờ tôi cũng đứng thập thò để đuôi ngoài cửa, chỉ đưa đầu vào trước đánh hơi, chủ có vui vẻ cho phép thì tôi mới vào. Thế đấy là phép tắc của loài chó”. (Khi một bầy chó chơi cắn nhau cũng vậy, con nào cụp đuôi xuống thì những con khác biết nó đã đầu hàng, không quấy rầy nó nữa).

Diêm vương hỏi:

– Bây giờ ngươi muốn ta trừng phạt người kia cách gì?

– Xin cho ông ta đầu thai làm một người có quyền cao chức trọng.

– Tại sao?

– Vì có quyền thế địa vị thì dễ làm nhiều việc ác ôn thất đức rồi phải đọa. Xưa kia tôi cũng là một kẻ có chức quyền, vì làm nhiều sự ác mà phải đầu thai làm súc sinh.Phật dạy, chó còn biết phép tắc, giới hạn của mình, huống chi con người.

Truyện tiền thân Đức Phật: Con voi và con chó

Chuyện “Con chó đói” trong truyện cổ Phật giáo

Thuở Ðức Phật còn tại thế, có một ông vua rất hung ác, nghe Phật đến thuyết pháp trong nước mình, ông liền ngự giá đến chỗ Phật ở và xin Ngài kể một câu chuyện gì đã vui lại hữu ích nữa.

Ðức Phật liền kể chuyện con Con chó đói như sau:

“Thuở xưa, có một vị quốc vương rất bạo ngược, hà khắc với dân lành, nhân dân đều oán trách. Ông Ðế Thích thấy vậy liền hiện xuống trần dắt theo một con quỷ rất dữ. Ông Ðế Thích hóa mình thành một người thợ săn, còn con quỷ thì biến thành một con chó cao lớn.Người thợ săn dẫn con chó vào cung của vị quốc vương để yết kiến. Bỗng con chó vùng tru lên dữ dội, làm cho lâu đài cung điện đều rung rinh… Vị quốc vương thất kinh, liền đòi người thợ săn đến trước ngai vàng mà hỏi rằng:

– Gã kia, vì cớ gì mà con chó tru lên dữ vậy?

Người thợ săn thưa:

– Tâu Bệ hạ, vì đói nên nó tru.

Vị quốc vương liền ra lệnh đem cơm cho chó ăn. Nhưng một điều không ngờ là đem bao nhiêu thì con chó ăn hết bấy nhiêu, tất cả thực vật trong kho đã hết sạch mà nó vẫn chưa no, nên nó càng tru lên dữ dội hơn nữa, mà ác hại thay, mỗi lần nó tru thì cung điện đền đài của quốc vương lung lay hình như muốn sụp đổ…

Vị quốc vương không biết tính thế nào, mới hỏi người thợ săn:

– Lấy cái gì cho nó ăn để nó nín?

Người thợ săn đáp:

– Tâu Bệ hạ, lấy thịt của người nó ghét cho nó ăn nó hết tru.

Quốc vương hỏi:

– Nó ghét kẻ nào?

Người thợ săn tâu:

– Nó ghét những kẻ bất công hãm hại dân nghèo. Ngày nào trong nước không có dân đói khó nữa, ngày đó nó mới nín…

Vị quốc vương liền nhớ tới những việc ác của mình làm thì hết sức hối hận, từ đó mới ăn năn chừa cải, chịu nghe những lời công bình chánh trực.

Ðức Phật kể dứt câu chuyện này thì mặt vua tái ngắt.

Ðức Phật dịu dàng dặn với nhà vua rằng: “Ngày nào Bệ hạ nghe tiếng chó tru thì Bệ hạ hãy nhớ đến câu chuyện ta kể. Bệ hạ có thể làm cho con chó nín được.”

chuyen-loai-cho-trong-kinh-Phat 2

Chuyện về chó trắng trong Kinh Trung A Hàm

Trong Kinh Trung A Hàm, quyển 3, Kinh Oanh Vũ có câu chuyện người cha của gia chủ Ma-nạp-oanh-vũ Đô-đề-tử do lòng tăng thượng mạn nên sau khi chết phải sanh vào loài chó, trở thành con chó trắng to đẹp ngay trong nhà của con mình. Vì phước báo bố thí đời trước, nó được chủ cưng chiều cho ngủ trên giường lớn và ăn trong bát vàng. Nhưng do bản tánh kiêu căng ngạo mạn còn sót lại nên luôn gầm gừ sủa dữ đội ngay cả khi trông thấy Phật đi đến. Sau khi bị Phật quở, nó ủ rũ bỏ ăn. Điều này là nhân duyên để Ma-nạp-oanh-vũ tìm Phật để được Đức Phật chỉ dạy quả báo nhân duyên và cách chứng thực con chó đang nuôi ở nhà là cha mình đời trước.

Đức Phật nói:

– Này Ma-nạp, nếu ông không tin lời Ta, có thể trở về nhà nói với con chó trắng ấy: “Nếu đời trước là cha của tôi, chó trắng hãy lên giường lớn”, chó trắng tất sẽ nhảy lên giường lớn. Lại nói: “Chó trắng nếu đời trước là cha của tôi, hãy ăn thức ăn trong bát vàng”, chó trắng tất sẽ ăn thức ăn trong bát vàng như trước.

Lại nữa, nói: “Chó trắng nếu đời trước là cha của tôi, hãy chỉ cho tôi kho tàng cất giấu vàng bạc, ngọc thạch, trân châu mà tôi không biết”, chó trắng sẽ chỉ cho nơi cất dấu kho tàng ấy.

Ma-nạp-oanh-vũ y theo lời Phật dạy đào lên được rất nhiều vàng bạc châu báu, quá vui mừng, vội quỳ xuống đất hướng về vườn Cấp Cô Độc lễ lạy sát đất ba lần mà tán thán rằng:

– Những lời Sa môn Cù Đàm đều không hư dối, những lời Sa môn Cù Đàm đều là sự thật, những lời Sa môn Cù Đàm đều đúng hết thảy!

Rồi anh ta đến chỗ Đức Phật, cúi đầu vái lạy, rồi ngồi vào một chỗ, Đức Phật liền hỏi:

– Thế nào Ma-nạp, như ta đã nói, con chó trắng có đúng như vậy không?

Ma-nạp-oanh-vũ đáp:

– Thưa Sa môn Cù Đàm, thật đúng như Ngài đã nói, nhưng thưa Cù Đàm, do nhân duyên gì cùng sinh ra có người cao kẻ thấp, người đẹp kẻ xấu, người giàu kẻ nghèo, người sống lâu kẻ chết yểu? Lại có người sống khỏe ít bệnh kẻ ốm yếu bệnh tật, người thân hình đầy đủ kẻ khuyết tật, lại có người oai đức kẻ bậy bạ, người trí thức hiểu rộng kẻ ngu si kém cỏi; lại nữa, có người sinh ra trong dòng dõi tôn quý giàu sang, kẻ phải sinh vào nơi ti tiện nghèo hèn?

Đức Phật trả lời:

– Các chúng sanh đều do nơi hành nghiệp của chính mình, do nghiệp mà thọ báo, duyên nơi nghiệp, y nơi nghiệp, tùy nơi nghiệp mà có người được tốt đẹp, kẻ phải chịu xấu xa kém cỏi…

Người phụ nữ bán nhà ra vùng ven để cứu hàng trăm chú chó, mèo bị bỏ rơi

Sau cùng, Ma-nạp-oanh-vũ xin quy y Phật Pháp Tăng và thỉnh Phật, chư Tỳ kheo tới nhà để có dịp cúng dường và để họ Đô-đề được lợi ích an ổn lâu dài.

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy tính kiêu căng quá đáng, chẳng coi ai ra gì, việc mình có, mình làm chẳng đáng là bao, lại cho mình là nhất là hơn, không ai bằng mình, còn coi các bậc Tôn túc không hơn mình,… Chỉ một tật này cũng đủ để bị đọa địa ngục hoặc vào súc sanh. Bởi vậy, chúng ta cần cẩn thận tránh khởi tâm ngạo mạn khi người, để không mắc quả báo xấu ác.

Một điểm cần lưu ý nữa là khi sắp chết nếu có tâm sân giận hận thù sẽ dễ rơi vào địa ngục, khi sắp chết có tâm luyến tiếc của cải, lai đã có tính kiêu căng ngạo mạn, khi người vì sự giàu có của mình, sẽ dễ sinh vào loài chó. Bởi vậy, người học Phật đã biết sự tai hại của sân hận như vậy rồi, nên cố tránh bằng cách tạo duyên lành. Khi sắp chết, không nên tiếc thương một cái gì, mà nên quên tất cả cho tâm được yên ổn, chỉ nghĩ đến các việc làm tốt của mình và vui với sự làm tốt ấy, sẽ dễ dàng tái sinh vào cảnh giới thiện lành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Kiến thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

“Mặc tẫn” là gì?

Kiến thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Vui trong Pháp lành, vui trong Pháp Phật

Kiến thức 13:30 16/04/2024

Ai sống theo lời dạy của đức Phật (sống trong pháp), cả lời nói, hành vi, thái độ việc làm, suy nghĩ theo hướng tích cực tử tế lương thiện thì cuộc sống sẽ mãi an vui hạnh phúc thăng hoa.

Kiếp súc sinh - dễ đọa, khó thoát

Kiến thức 09:24 16/04/2024

Sinh làm loài súc sinh phải chịu đựng năm loại khổ sau: nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau, nỗi khổ do ngu si ám chướng, nỗi khổ chịu nóng lạnh, nỗi khổ chịu đói khát, nỗi khổ bị khai thác đọa đày hoặc sai làm việc nặng. Hãy tưởng tượng bạn tái sinh làm một loài thú trong tự nhiên.

Xem thêm